Vũ khí hóa tài chính: Nga đang chuyển sang nhân dân tệ

Các cơ quan, công ty năng lượng và Ngân hàng Nga đang dần chuyển từ đồng USD sang đồng tệ của Trung Quốc, theo tờ The Moscow Times.

“Hai Công ty năng lượng nhà nước Gazprom và công ty con sản xuất dầu Gazprom Neft, nói rằng họ sẽ sử dụng đồng tiền Trung Quốc làm đồng tiền quy đổi trong thương mại. Đồng thời Ngân hàng lớn nhất Nga – Sberbank, cũng đã thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ,” nhà phân tích Peter Hobson viết trên tờ The Moscow Times.

“Theo Ngân hàng Trung ương Nga họ đang thúc đẩy để tạo ra một công cụ tài chính mới đưa nhân dân tệ vào thanh toán và Bộ Tài chính cho biết họ đang cân nhắc việc phát hành nợ bằng đồng tiền này.”

Gazprom Neft thông báo đã bắt đầu bán lô hàng dầu mỏ đầu tiên cho Trung Quốc bằng đồng tệ. Trước đó CEO của Gazprom, Alexey Miller, trả lời trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình hiện  công ty đang đàm phán với Trung Quốc để sử dụng đồng tệ và đồng rub cho việc giao hàng bằng đường ống dẫn khí đốt theo dự kiến ở Tây Siberia.

“Công ty Gazprom Neft bám lấy chiếc phao nhân dân tệ có thể vì những chế tài cấm vận, tất nhiên việc thanh toán bằng đồng tệ sẽ ít lợi nhuận hơn so với USD” Alexei Devyatov, nhà kinh tế trưởng tại UralSib Capital, trả lời The Moscow Times.

Ngoài ra, “Ngân hàng phương Tây làm việc chậm hơn, nhiều hạn chế hơn và sẽ đơn giản hơn khi chuyển sang thanh toán bằng đồng tệ mà hiện nay thương mại đang giao dịch,” Vladimir Pantyushin, chiến lược gia cao cấp tại Ngân hàng đầu tư Sberbank CIB, nói với The Moscow Times.

Nói cách khác mục đích của Nga là đang tìm cách đa dạng hóa đồng tiền thanh toán nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính của phương Tây sau nhiều đòn trừng phạt của Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang áp dụng là một phần trong kế hoạch lớn về chiến lược địa chính trị của Washington gọi là “vũ khí hóa tài chính”, mà Ian Bremmer định nghĩa là “sử dụng có hệ thống của cà rốt (tiếp cận với thị trường vốn) và gậy (đa dạng các biện pháp trừng phạt) là công cụ cưỡng chế ngoại giao.”

Về cơ bản việc áp đặt lệnh trừng phạt của Mỹ (hoặc các biện pháp cưỡng chế về kinh tế) đối với các “nước bất hảo” (tức là, các quốc gia đang đi ngược lại lợi ích của Mỹ), rồi sau sau đó buộc các nước này phải thay đổi hành vi của họ nếu muốn dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt để có thể tiếp cận lại với thị trường vốn của Mỹ.

Tuy nhiên  “vũ khí hóa tài chính” chiến lược cũng có nhược điểm rõ ràng – đó là xảy ra khả năng như nước Nga ngoài đồng USD sẽ đa dạng hóa những đồng tiền khác.

Đây không phải là ví dụ đầu tiên về các công ty và Ngân hàng Nga chuyển sang nhân dân tệ. Vào đầu năm nay, Bộ phát triển vùng Viễn Đông Nga công bố các doanh nghiệp Nga đang làm ăn thương mại thông qua Ngân hàng Ngoại thương của Bắc Triều Tiên có thể thực hiện thanh toán bằng đồng rúp.

“Bằng cách này, Bắc Triều Tiên và Nga không cần phải dựa vào đồng đô la. Tất cả những gì họ làm là gắn chặt với đồng rub. Họ đang gia tăng quan hệ kinh tế.” Một chuyên gia về vấn đề này nhận định với tờ Business Insider.

Một ví dụ khác về giảm dần sự phụ thuộc tài chính vào phương Tây như việc thành lập các ngân hàng, thành lập khối gồm Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng BRICS, “Con đường tơ lụa Hàng hải” và sáng kiến Overland.

Tuy nhiên trong bất kỳ thời gian nào đồng nhân dân tệ vẫn không thể thay thế hoàn toàn được đồng USD.

Ông Devyatov nói trên The Moscow Times – Đồng nhân dân tệ là một loại tiền tệ kém thuận lợi vì tính chuyển đồi của nó hạn chế hơn so với đồng USD. “Nó sẽ gây thiệt hại nhất định.”

Hơn nữa, The Moscow Times dẫn lời ông Pantyushin – Ngân hàng Sberbank CIB “Nó có thể mất hàng thập kỷ để đồng nhân dân tệ lưu hành với quy mô như đồng euro và sẽ lâu hơn để thách thức với đồng đô la, khi đồng USD đã có lợi thế kinh tế nhờ quy mô”.

“Nó có thể cạnh tranh với đồng euro, nhưng tôi nghi ngờ nó đối với đồng đô la.”

Thanh Trúc Theo Business Insider 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Vũ khí hóa tài chính: Nga đang chuyển sang nhân dân tệ”:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề