Ukraina có nguy cơ trở thành nhà nước thất bại

Bài viết không phản ánh quan điểm của Ban biên tập, chủ sở hữu hay của tờ Bloomberg. Mà nó phản ánh quan điểm riêng của tác giả Leonid Bershidsky.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện được một điều tốt nhất cho Ukraina theo yêu cầu từ phương Tây: Gây sức ép lên ly khai miền Đông để thực hiện lệnh ngưng bắn. Nhưng còn lại ông đang có vẻ thành công khi bản thân người Ukraina đang chia rẽ nội bộ và giới tinh hoa chính trị đang rối loạn trong thời gian ngắn đã bộc lộ bản chất của mình. Thay vì hy vọng vào dân chủ sẽ đến sau một năm của “cuộc Cách mạng Trân giá trị” thì Ukraina hiện nay chỉ là một chế độ hậu Xô viết cũ không đủ năng lực và tham nhũng. Không có gì ngạc nếu vết rạn nứt đang xuất hiện trong mối quan hệ hết sức quan trọng giữa Kiev với phương Tây.

Chính phủ đang trong tình trạng hỗn loạn: Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đang có nguy cơ bị sa thải một cách hợp pháp vào tháng Mười Hai, dẫn đến liên minh cầm quyền bị đe dọa khi phe Yatsenyuk là lực lượng mạnh thứ hai. Nếu liên minh sụp đổ – một kết quả có khả năng xảy ra nếu Yatsenyuk bị buộc phải từ chức – sẽ có một cuộc bầu cử quốc hội sớm. Những người ủng hộ châu Âu trong nhà nước Ukraina có thể bị giảm ảnh hưởng. Người theo chủ nghĩa dân túy hiện đang chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ gặp khó khăn hơn để thúc đẩy các chương trình cải cách cần đươc thông qua. Hôm qua quốc hội đã bác bỏ một dự luật đặc biệt cấm phân biệt đối xử đối với người đồng tính tại nơi làm việc.

Bất chấp nỗ lực thay đổi của một thế hệ mới các quan chức, nền kinh tế của Ukraina vẫn không được cải tổ. Các loại thuế được áp đặt nhưng trốn thuế vẫn tràn lan, nền kinh tế ngầm đang gia tăng và môi trường pháp lý cho doanh nghiệp hầu như không được cải thiện. Cơ quan cứu trợ ngoại tệ lớn nhất là Quỹ Tiền tệ Quốc trước đó đã lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm tới, theo dự báo của họ sẽ tăng trưởng 2%, tuy nhiên tháng trước đã phải sửa đổi dự đoán trong năm nay giảm 11%. Chứng minh rõ nét nhất là từ chính trị gia Mikheil Saakashvili cựu Tổng thống Georgia được Tổng thống Ukraina Petro Oleksiyovych Poroshenko bổ nhiệm để điều hành khu vực Odessa – ông đã đề xuất một gói cải cách chủ nghĩa tự do, tuy nhiên ông Poroshenko đã không công khai ủng hộ chính thức và Quốc hội hiện nay khó có thể thông qua để áp dụng gói cải cách này.

Cải tổ không được tiến hành là do hệ thống tư pháp tham nhũng của Ukraina. Vào tháng Chín, Christof Heyns báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về ngoại tụng đã tóm tắt sau khi đi thăm Ukraina “nước này sống trong sự bàng quan vô trách nhiệm”. Heyns than vãn sự thất bại của chính quyền Ukraina trong việc điều tra cái chết của hơn 100 người trên đường phố Kiev vào những ngày cuối cùng của cuộc Cách mạng Maidai và cái chết của 48 người biểu tình ủng hộ Nga trong tòa nhà Công đoàn Odessa hồi tháng 5-2014. Những cuộc điều tra vẫn dậm chân tại chỗ và các nỗ lực của luật sư đại diện cho nạn nhân đã không được các nhà chức trách hỗ trợ hay hợp tác khi một số nghi phạm trong vụ nổ súng tại Kiev đang là nhân viên của Bộ Nội vụ.

Heyns cũng cho biết Cơ quan an ninh Ukraina “có vẻ như ngoài vòng luật pháp.” Ngoài việc tấn công một số công ty công nghệ cao trong một chiến dịch đe dọa rõ ràng vào những tuần gần đây, cuối tuần qua cơ quan đã bắt giữ Gennady Korban, một tướng lĩnh cấp cao thuộc nhà tài phiệt Igor Kolomoisky, người đã chống lại việc củng cố quyền lực của Poroshenko. Việc bắt giữ đã gây nên những cáo buộc về tính hợp pháp và được đăng tải trên báo chí Ukraina. Sau tất cả sẽ không có đầu sỏ chính trị nào khác dám đối mặt vì sợ bị trả thù – có lẽ vì họ đã chấp nhận sự thống trị của Poroshenko.

Hai năm sau khi đội ngũ tham nhũng của Tổng thống Viktor Yanukovych chạy trốn, nạn tham nhũng tại Ukraina vẫn hoành hành và các phóng viên điều tra dũng cảm của đất nước lại phải bận rộn một lần nữa. Người duy nhất tăng giá trị tài sản ròng trong năm qua là Poroshenko – người dường như đã quên lời hứa trước đó khi tuyên bố sẽ bán các doanh nghiệp của mình. Poroshenko và đồng minh thân cận Yatsenyuk thường xuyên có tên trong mối liên kết với các hệ thống tham nhũng của các công ty dịch vụ hải quan và năng lượng nhà nước Ukraina. Sergei Leschenko, phóng viên điều tra nổi tiếng nhất của Ukraina, người năm ngoái đã bầu vào quốc hội thuộc phe ông Poroshenko, vào thứ năm đã đăng tải bài viết trên Novoye Vremya, ngắn gọn mô tả hệ thống chính trị hiện nay:

“Hệ thống kiểm tra và kiểm soát lẫn nhau theo người Mỹ đã không hoạt động. Thay vì kiểm soát lẫn nhau phe phái của Poroshenko và Yatsenyuk đã thực hiện một thỏa thuận. Họ đã phân chia phạm vi ảnh hưởng và trách nhiệm để tránh va chạm lẫn nhau dẫn đến xung đột.

Tuy nhiên người Mỹ đang có cái nhìn tích cực trong tiến trình chuyển đổi tại Ukraina. Đại sứ quán Mỹ ở Kiev là một trung tâm quyền lực, thậm chí các chính trị gia Ukraina công khai nói về các cuộc hẹn và hay bàn luận qua loa được hiệu đính bởi Đại sứ Mỹ Geoffrey Pyatt và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden. “Pyatt và chính quyền Mỹ có nhiều ảnh hưởng hơn bao giờ hết trong lịch sử của Ukraina độc ​​lập,” Leschenko viết.

Châu Âu cũng đang tham gia vào việc hình thành cách Ukraina bị chi phối, việc đi lại và miễn thị thực vào châu Âu là một trong những mục tiêu  lớn của Poroshenko. Ông đề cao chiến lược về gần gũi châu Âu,điều đó sẽ xác nhận những nỗ lực của ông vì Ukraina và làm cử tri tăng thêm sự ủng hộ.

Tuy nhiên yêu cầu của châu Âu về chế độ miễn thị thực gắn liền với cuộc chiến chống tham nhũng tại Ukraina. Liên minh châu Âu mới đây đã từ chối một yêu cầu tài trợ nhiều hơn cho các văn phòng công tố viên chống tham nhũng, vì các “mối quan tâm lớn liên quan đến một số người được tham gia lựa chọn” từ các công tố viên cho văn phòng. Đây rõ ràng là một tài liệu tham khảo về nhóm các công tố Viktor Shokin, một người do Poroshenko bổ nhiệm, người đã bị cáo buộc phá hoại các nỗ lực chống tham nhũng.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã viết một lá thư cho Poroshenko nói rằng “tiến bộ cải cách trong lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng vẫn là một ưu tiên quan trọng để đạt được du lịch miễn thị thực” và cung cấp một danh sách dài các cải cách mà Ukraina sẽ cần phải thực hiện.

Tất cả đều cho rằng Ukraina thành công hơn trong nỗ lực quân sự chống lại cả Nga và người ủy nhiệm ly khai. Quá nhiều thời gian đã trôi qua kể từ “cuộc Cách mạng Nhân phẩm” để biện minh cho sự thiếu vắng những tiến bộ cụ thể. Mỹ và những nỗ lực của châu Âu hỗ trợ từ bên ngoài phần lớn đã thất bại: O ép của đầu sỏ chính trị và thói quan liêu tham nhũng đang còn hiện diện mạnh mẽ trong nền kinh tế Ukraina và các đề án quá  bảo thủ.

Xã hội Ukraina đang bị kìm hãm bởi các nhóm lợi ích đầy sức mạnh. Tôi nghi ngờ nó có thể đẩy đất nước vào một hướng văn minh mới bằng các công cụ thông thường của nền dân chủ bầu cử: Cuộc bầu cử địa phương đã chứng minh rằng các hành vi gian lận trong thời hậu Xô Viết, hối lộ và đe dọa chưa được khắc phục. Cũng có lý do để lo ngại sẽ có những biến động sau cuộc cách mạng và chiến tranh ở phía Đông. Nhưng trừ khi các tầng lớp chính trị hiện nay tự họ phải làm sạch nếu không rất khó bảo đảm sẽ lịch sử sẽ không lặp lại – có thể việc thay đổi chế độ bằng bạo lực tại Ukraina vẫn chưa kết thúc.

Trọng Nghĩa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 13 phản hồi cho bài viết “Ukraina có nguy cơ trở thành nhà nước thất bại”:

  1. Ko thể xây dựng 1 xã hội dân chủ và 1 chính quyền dân chủ bằng những con người cũ và chỉ trong vài đêm. Lộ trình của Ukraine càng dài hơn vì họ nằm bên cạnh 1 anh khổng lồ chưa muốn mình bị mất ảnh hưởng tại đây. Đấy là còn chưa kể Ukraine chưa được 1 ngày bình yên, ko phải lo lắng chuyện súng đạn, chiến tranh thì họ có trong tay cây đũa thần cũng ko thể biến 1 bà lão nhăn nheo trở thành 1 thiếu nữ trong tích tắc. Nước Anh hay nước Nga cũng vậy, để xóa tàn dư của 1 thể chế đã ăn sâu vào cuộc sống đều phải trả giá khá nhiều chứ làm gì có chuyện 1 xã hội thay đổi hoàn toàn mới chỉ sau 1 đêm thức dậy.

  2. Chuyên Dương viết:

    Một cô gái xinh đẹp ai cũng khen nhưng một lần có người bảo “em eo hơi to phải giảm vòng hai xuống”. Cô gái gắt ầm lên “chị là cái gì mà dám chê tôi trong khi ai cũng khen tôi?” Năm đó tổ chức cuộc thi sắc đẹp và cô gái bị loại bởi đúng vòng eo của mình. TT Obama mấy năm trước (toi kg nhớ rõ) chỉ được 38% cử tri ủng hộ vì họ quá thất vọng về ông. Nhưng nếu thay đổi hiến pháp ông ấy vẫn được dân bầu làm TT. Nếu một xã hội không có đối lập sẽ dẫn đến XH chết chỉ là một lũ nịnh bợ. Dù đúng dù sai nhưng mình sẽ giật mình nhìn lại khiếm khuyết. Nhưng phê phán hay đối lập phải tuân thủ luật pháp và luật chơi. Không thể nói bâng quơ chửi bới kiểu “Chuyên Dương là thằng mặt L… toàn đưa tin nhảm”. Vì một nước hay một nhóm dân chủ đúng nghĩa luật pháp luôn bảo vệ bạn.

  3. Thường những người ủng hộ những thể chế đã bị lật đổ bằng cách họ đưa ra hình ảnh 1 cuộc sống rối ren hơn so với cuộc sống tạm gọi là yên ả của chế độ cũ. Nhưng đó chỉ là giai đoạn khó khăn mà bất cứ thể chế mới nào cũng bắt buộc phải trải qua trước khi hưởng thành quả. Ví von hơn ta có thể hiểu. Một cây táo thoái hóa nhưng vẫn cho ra quả cho chủ nhân của nó, nhưng là những trái táo chua. Người chủ ko muốn ăn táo chua phải chặt bỏ cái cây đi để trồng 1 cây táo mới. Nhưng trước khi được hưởng những trái táo ngọt, anh ta phải toát mồ hôi chăm bẵm cho cây táo đó, và suốt trong thời gian vất vả đó anh ta lại chẳng được ăn trái táo nào.

  4. Hoang Xuan Hung viết:

    Tôi từng sống với dân Ukraina tôi biết qua tính cách của họ , chỉ một điều là họ kiêu căng không ai chịu ai , hợm hĩnh , nhất là dân miền Tây Ukraina , họ bảo thủ và hay vơ vét cho mình . Tất nhiên dư âm của chế độ cũ để lại càng làm nặng nề hơn . Khi Mỹ và phương Tây hứa viễn cảnh tương lai cho họ , họ rất hoan hỷ , nhưng họ đâu có hiểu họ phải thay đổi trước , bằng đôi tay và trí óc của mình mới giàu có và hợp tác với phương Tây được . Đừng đổ hết cho tham nhũng , có tốt hay không phải tự đứng lên mà làm ăn , chứ cứ giằng co quyền lợi với nhau thì sẽ không đi đến đâu cả .

  5. Chuyên Dương viết:

    Nói thẳng với bác. Vì một số ng bác đã từng sống (hon nữa bác cũng chẳng phải là người khách quan hay có nhận xét đúng đắn) mà kết luận cả dân tộc UA như bác nói thì tôi xổ toẹt.

  6. Chuyên Dương viết:

    Còn bác già mồm nói năng linh tinh động đến cả dân tộc một quốc gia tôi sẽ không khách sáo đâu

  7. Hoang Xuan Hung viết:

    Bác đừng nóng tính , ở nước nào cũng có kẻ này , người nọ , tôi chỉ nói phần lãnh đạo thích cãi cọ , hiềm khích , thu vén cho mình . Bác thấy bao lần ở Quốc hội họ choảng nhau kịch liệt đấy , có đi đến đâu đâu .

  8. Chuyên Dương viết:

    Tôi nóng tính với bác làm gì? Để được cái gì? Vì bác thấy một ông say rượu kết luận cả đất nước chao đảo. Nên tôi phải nói. QH do những cá nhân tạo thành vc đánh nhau to tiếng là chuyện bình thuờng Hàn Quốc cũng có. Đừng cho rằng điều đó là xấu. LX 98% đồng thuận bây giờ đâu rồi?

  9. Đồng chí Hung nói câu này theo tôi là rập khuôn từ đâu chứ không bao giờ lại có chuyện ai lại hứa ra ri.
    “Khi Mỹ và phương Tây hứa viễn cảnh tương lai cho họ , họ rất hoan hỷ , nhưng họ đâu có hiểu họ phải thay đổi trước , bằng đôi tay và trí óc của mình mới giàu có và hợp tác với phương Tây được ”
    Cái câu này của đồng chí nếu có chăng, giỏi lắm là trong giấc mơ của chính đồng chí hoặc một tay DLV nào đó mồm chửi Mỹ mà tay đếm đô thôi chứ ở đời thường, chả có thằng điên Mỹ hay Tây âu nào lại hứa với dân U hay dân Tiệp hay dân VN cùng TQ cả.

  10. Kể cả chính bản thân các bạn dlv. Thử hỏi đã bao giờ các bạn đó giúp người khác tiền mua nhà lầu hay xe hơi chưa? Hay chỉ là giúp người khó vượt qua cảnh đói rách? Phương tây cũng vậy thôi. Họ hứa hay ko hứa đó cũng là những cái cần câu chứ ko phải là con cá. Họ tạo ra 1 môi trường thuận lợi để cho người quyết tâm làm giàu sẽ giàu chứ ko đem lại cái mô hình ảo tưởng “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.

  11. Theo tôi, cùng lắm họ chỉ nói rằng mày hãy đi qua quả núi này vòng qua một cánh rừng nữa rồi băng qua con đèo kia là có chỗ có nước để mà uống nhưng nhớ đun sôi kẻo đau bụng đấy nhá.
    Những kẻ tiêu cực, đặc biệt bọn xuất thân từ bần nông thì thường chỉ nghĩ tới ăn và như vậy, tự chúng đã “sáng tác” ra các huyền thoại là Mỹ hay Phương tây đã mơi thế này thế kia dựa trên cơ sở chính giấc mơ của chúng mà chế ra để bỏ vào mồm thiên hạ.
    Chúng tưởng ai cũng chỉ là loại tham ăn lười làm và thích tưởng …. bở như chúng chăng ?
    Ukr thì tôi không dám chắc nhưng cái đám đông âu ngày trước quá đông và đủ để tôi có cái nhìn toàn tập về khát vọng của con người về dân chủ tự do mà chả cần nghe bất cứ ai hứa cho cái gì vì nó tồn tại đăng đẳng từ những năm trước cách mạng nhung rất nhiều và rất rõ bất chấp đàn áp và che đậy chứ không chờ ai hứa.
    Tin và chỉ sống bằng ai cho cái gì ấy vậy lại là bản chất của người gọi là bần nông, vô sản.

  12. Hoang Xuan Hung viết:

    Chán , nói một đằng , hiểu một nẻo , tôi nói là gì thì gì dân U cũng phải dựa vào bàn thân và thay cá tính của mình mà lên . Chứ tin vào lời hứa giúp đỡ của Mỹ và phương Tây thì không có đâu .

  13. Kiem Xuan Hoang viết:

    Phương tây ko tiếc tiền, chì vì nạn tham nhũng quá mức tượng và đấu đá kèm theo thôi… Đến như ở Vn người ta còn đầu tư, nhưng ở Vn có lao động giá rẻ… Thành ra thể chế phải đổi mới thì vô tư về tiền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề