Trào lưu “Em yêu anh” hé lộ tính thô lỗ của đàn ông Việt?

Mới đây tôi để ý thấy phụ nữ Việt đang rộ lên phong trào gửi tin nhắn “Em yêu anh” để thử chồng. Những câu trả lời được chia sẻ trở lại trên mạng khiến cộng đồng “cười té ghế” giống như nhiều trang báo đã mô tả lại

Tôi tò mò lướt qua một lượt các câu trả lời, ngạc nhiên nhận ra phản ứng của phần lớn các ông chồng là nghĩ vợ mình muốn xin mua đồ, hoặc nghi hoặc vợ đã làm gì có lỗi, hoặc buông trả nhiều lời sỗ sàng như “nhắn nhầm à?”, “con điên”, “bị làm sao?”, “ lạy vợ”… Nhiều tin nhắn trả lời từ các đức ông chồng còn sẵn sàng gọi vợ là “mày”.

Tôi chẳng thấy gì buồn cười, chỉ buồn và ngạc nhiên tự hỏi liệu đây là phong cách văn hóa ứng xử “thông thường” (hay bình thường) giữa vợ chồng Việt?

Trong khi chị lớn lên trong một gia đình Việt mà từ khi biết nhận thức, chị không nhớ nổi một lần nào cha mẹ ôm chị vào lòng, và cũng chẳng bao giờ được thấy cha mẹ chị thể hiện tình cảm với nhau. Anh cũng thường xuyên phải nhắc nhở chị, kể cả sau khi hai người đã kết hôn, khi chị muốn nhờ anh làm gì, dù việc nhỏ như mở hộ cánh cửa, cũng không thể nói với chồng “anh mở cửa đi” giống như cách chúng ta vẫn coi là bình thường trong văn hóa tiếng Việt.

Trong ngôn ngữ của anh, chị phải nói với chồng “Anh có thể mở giúp em cái cửa được không?” (Can you open the door for me, please?). Chị cũng học được cách nói cảm ơn và xin lỗi trong những giao tiếp hàng ngày nhỏ nhặt nhất. Sau này vợ chồng chị về Việt Nam chơi, chị kể, anh cứ không hiểu tại sao người Việt Nam không có thói quen nói cảm ơn và xin lỗi trong sinh hoạt hàng ngày.

Trở lại câu chuyện với “mẹo thử chồng” đang được các chị em áp dụng nhiệt tình với các đức ông chồng, sẽ có người phản biện rằng “đó là văn hóa vợ chồng của người Việt rồi”, “quen rồi”, “kết hôn rồi vợ chồng nào chả thế”.

3

Nhưng tôi xin phép được hỏi các chị em phụ nữ, có ai trong chúng ta không hi vọng nhận được câu trả lời “anh cũng yêu em” từ chồng? Có ai không cảm thấy hạnh phúc hơn nếu chồng mình là người ngọt ngào, thích thể hiện tình cảm với vợ trong cuộc sống hàng ngày? Liệu có ai không mong muốn một cuộc sống hôn nhân đầy ắp những cư xử yêu thương?

Dẫu biết cuộc sống sau kết hôn không bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực vun đắp từ cả hai phía để duy trì tình cảm vợ chồng, song không thể đổ lỗi cho việc vì đã kết hôn, vì cơm áo gạo tiền, hoặc vì đã có con cái, mà trở nên nhàm chán, khó chịu hay thô lỗ với nhau.

Cá nhân tôi cho rằng bản tính suồng sã và thiếu tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống vợ chồng của người Việt là nguyên nhân chính dẫn tới những sự nhàm chán và những ứng xử thô lỗ này.

Chưa hết, tư tưởng “là sở hữu của nhau” sau khi cưới ăn sâu vào tiềm thức của phần lớn chúng ta thực ra lại là mồ chôn của các cuộc hôn nhân. Chính bởi nhận thức lệch lạc này, vợ chồng không còn nỗ lực vun đắp và dần đẩy cuộc sống lứa đôi vào chỗ buồn tẻ.

Tôi nhận ra đây là điểm khác biệt lớn nhất và cũng là bí quyết của những cuộc hôn nhân luôn đầy ắp tình cảm của người Phương Tây. Họ không bao giờ có tư tưởng sở hữu, dù khi đang tìm hiểu hay sau khi đã cưới, luôn có sự độc lập và tôn trọng giữa hai người. Mọi va chạm trong đời sống vợ chồng đều được giải quyết dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Phải chăng điều này giúp cho cuộc sống vợ chồng luôn tươi mới và yên ấm?

Thêm nữa, người Việt vẫn thường quan niệm con cái là tất cả. Sau khi có con rồi thì những thứ khác không quan trọng nhiều. Biết rằng con cái là phần quan trọng đối với văn hóa Việt Nam, tôi đồng ý và hoàn toàn ủng hộ, song nếu tự đặt câu hỏi cho bản thân chúng ta, con cái chúng ta lớn lên sẽ lại kết hôn, sinh con, có gia đình và cuộc sống riêng, ai là người chia sẻ với chúng ta từng bữa ăn giấc ngủ đến cuối cuộc đời? Chỉ có chồng hoặc vợ bạn mà thôi.

Vậy nên đừng bao giờ có tư tưởng kết hôn cho xong rồi có con là không cần quan tâm nữa, bởi điều này hoàn toàn nguy hiểm. Và xin cũng đừng bỏ quên trách nhiệm vun vén cuộc sống hôn nhân, đem hết bản thân hi vọng trói buộc vào con cái, đặc biệt là chị em phụ nữ, để rồi sau này phải nghe những bị kịch “mẹ chồng nàng dâu” không bao giờ hết.

VietNamnet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề