Hoa Kỳ sẽ khó “reset” lại mối quan hệ với Nga

Một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Liên xô sụp đổ. Sau khi nước Nga độc lập Hoa Kỳ đã đặt ra hai mục tiêu chính: Việc đầu tiên giúp nước Nga hòa nhập vào khu vực hợp tác Euro-Atlantic và các tổ chức toàn cầu. Thứ hai nếu điều đó không thích hợp Nga phải đảm bảo không ngăn cản cam kết của Mỹ tạo ra hòa bình dựa trên luật lệ thời hậu Chiến tranh lạnh.

Một phần tư thế kỷ sau đó mục tiêu đầu tiên đã không đạt được. Có nghĩa rằng người làm chủ Nhà Trắng tiếp theo phải nố lực gấp nhiều lần để đạt được mục tiêu thứ 2.

Nga đã hoàn toàn thay đổi và tạo ra những thách thức kể từ năm 1990. Ngày hôm nay Mỹ đang có tài liệu cáo buộc Nga đang can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Hacker đã tấn công vào Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ và thông qua các trung gian tung những thông tin gây hại cho Hoa Kỳ. Mặc dù tính chính xác của các thông tin bị nghi ngờ về tính hợp pháp nhưng dường như Nga muốn tạo ra sự nghi ngờ về tính hợp pháp trong quá trình bầu cử của Đảng Dân chủ. Từ quan điểm của Điện Kremlin có thể đặt câu hỏi có phải Nga muốn tạo bất ổn?

Vậy Hoa Kỳ sẽ hành động như thế nào để hóa giải những mưu đồ của Nga? Đầu tiên cần phải hiểu những động cơ nội tại về hành động của Nga. Chính trường Nga có những bất ổn gần đây thông qua việc Putin giáng chức người thân cận thứ hai Ivanov. Theo phân tích ông Putin muốn thông qua hành động táo bạo này để tránh cho “cuộc cách mạng màu” có thể xảy ra. Điều đó cho thấy Tổng thống Nga vẫn tập trung vào việc đảm bảo cho quá trình bầu cử Duma vào tháng Chín không có sai sót và việc tái tranh cử Tổng thống vào năm 2018, tất cả đều phải được quản lý chặt chẽ để  tránh sự lặp lại như năm 2011 khi hàng vạn người dân Moscow xuống đường biểu tình để phản đối kết quả họ cho là gian lận trong quá trình bầu cử. Ông Putin đã cáo buộc bài Hillary đứng sau cuộc biểu tình.

Kể từ đó nền kinh tế Nga bắt đầu chững lại và lao dốc do quản lý yếu kém, giá dầu thấp và lệnh trừng phạt từ phương Tây. Nhưng điện Kremlin đã khéo léo khi kích động chủ nghĩa dân tộc thông qua việc kêu gọi lòng yêu nước của người dân. Nga ngay lập tức đổ lỗi cho Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra cho nền kinh tế cùng với phát động cuộc không kích ở Syria vào cuối tháng Chín năm ngoái, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và thừa nhận vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế của Nga.

Khi phải đối mặt với một Kremlin xác định Hoa Kỳ là kẻ thù chính của họ, Tổng thống Mỹ làm thế nào để tiếp cận Nga? Cho dù Tổng thống Hoa Kỳ là ông hay bà cũng không nên tìm kiếm một giải pháp thiết lập lại mối quan hệ, nhưng Hoa kỳ  phải chấp nhận một thức tế rằng đối với Nga nên tìm những cách tiếp cận  khác nhau. Không thể dựa vào lời hứa mà hãy xem cách Nga thực hiện cam kết.

Hoa Kỳ nên tiếp tục đàm phán với Nga về cả Syria và Ukraina, nhưng chỉ nên tăng cường mở cuộc đối thoại với điện Kremlin nếu các nhà lãnh đạo Nga thực sự muốn hợp tác và xây dựng. Trong cả hai trường hợp này cách quan điểm giữa Hoa Kỳ và Nga có một khoảng cách rất lớn.

Nếu Nga vẫn tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy cuộc chiến ở miền Đông Ukraina làm hơn 10 ngàn dân thường thiệt mạng thì các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ vẫn phải giữ nguyên. Ngoài ra Hoa Kỳ cần phải xem xét việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Âu và luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm gây bất ổn cho các nước láng giềng. Nga vẫn là một thách thức lâu dài có thể sẽ tồn tại lâu hơn các đời Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo và sau cả thời gian ông Putin rời điện Kremlin.

Đức Dũng (theo washingtonpost)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề