Đan Mạch: EU trừng phạt Nga trong nguy cơ Ukraina không cải tổ
Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch ông Kristian Jensen và Bộ trưởng Bộ hội nhập Đan Mạch bà Inger Stojberg trong một cuộc họp báo sau cuộc họp về luật tị nạn Đan Mạch tại Uỷ ban tự do dân sự của Nghị viện châu Âu tại Brussels, Bỉ, 25 Tháng 1 2016. REUTERS / ERIC VIDAL

Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch ông Kristian Jensen và Bộ trưởng Bộ hội nhập Đan Mạch bà Inger Stojberg trong một cuộc họp báo sau cuộc họp về luật tị nạn Đan Mạch tại Uỷ ban tự do dân sự của Nghị viện châu Âu tại Brussels, Bỉ, 25 Tháng 1 2016. REUTERS / ERIC VIDAL

Reuters – Ukraina phải duy trì thỏa thuận hòa bình bằng cách hiện đại hóa quốc gia hoặc phải đối mặt với sự sụp đổ của biện pháp trừng phạt từ EU chống lại nước Nga, Ngoại trưởng của Đan Mạch hôm nay tuyên bố.

Liên minh châu Âu đang thúc giục Kiev khắc phục những rạn nứt chính trị và thực hiện cải cách để đưa Ukraina thoát khỏi quỹ đạo của Nga đồng thời hướng theo phương Tây. Tuy nhiên sự từ chức của Bộ trưởng Kinh tế – Thương mại vì thất vọng đã đẩy Ukraina vào tình thế khó khăn.

“Nếu Ukraina không thực hiện những cải cách liên quan đến tiến trình hòa bình ở Minsk, họ sẽ đẩy châu Âu vào thế khó để tiếp tục đoàn kết hỗ trợ cho các biện pháp trừng phạt chống lại Nga”, Kristian Jensen nói với Reuters bên lề một cuộc họp ngoại trưởng EU ở Amsterdam.

Việc duy trì sự thống nhất giữa các thành viên rất quan trọng cho những nỗ lực của châu Âu để gây áp lực lên Moscow giúp chấm dứt cuộc xung đột giữa lực lượng chính phủ Ukraina và ly khai được Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraina đã giết chết hơn 9.000 người kể từ tháng Tư năm 2014.

Liên minh châu Âu, cùng với Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên nước Nga trong tháng 7 năm 2014 đối với các ngành năng lượng, ngân hàng và quốc phòng. Lệnh cấm vận sẽ hết hiệu lực vào tháng 7-2016 và có thể được gia hạn. Nhưng các quốc gia có quan hệ gần gũi với Nga bao gồm Hy Lạp, Ý và Hungary có thể tranh luận rằng “nếu Ukraina không tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk, quá trình này không còn đúng nữa.”

Cuộc cải cách gắn liền với hiệp định Minsk bao gồm: Ukrine phải thay đổi hiến pháp để phân cấp quyền lực. Theo các nhà đầu tư nước ngoài đây sẽ là chìa khóa để tăng tốc các quyết định của họ.

Minsk đã được kéo dài sau thời hạn cuối cùng vào cuối năm 2015 và mặc dù thỏa thuận này vẫn giữ nguyên nhưng thời hạn chót không được mở rộng.

“Thời hạn của Ukraina không được mở rộng nên ngay bây giờ họ cần phải đẩy mạnh cải cách, họ không thể chờ đợi,” Jensen nói.

Đan Mach có khoảng 100 công ty đang hoạt động tại Ukraina, Copenhagen đã tìm cách nắm bắt những sáng kiến sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới thăm Ukraina trong tháng 12-2015 để kêu gọi cải cách. Đan Mạch cũng thúc giục ngoại trưởng EU thảo luận về Ukraina tại cuộc họp cuối cùng của họ vào tháng Giêng, đây là cuộc tranh luận đầu tiên sau gần một năm.

Tại Kiev cú sốc xảy ra khi Bộ trưởng Kinh tế –  Thương mại Aivaras Abromavicius nộp đơn xin từ chức làm dấy lên lo ngại về khả năng thay đổi của chính phủ. Đặc biệt trước đó những rạn nứt chính trị trong liên minh cầm quyền Ukraina dường như đã được dàn xếp khi Quốc hội đồng ý thông qua bản dự thảo ngân sách cuối tháng 12-2015 cho năm 2016.

Cũng theo Ngoại trưởng Jensen việc Aivaras Abromavicius quyết định ra đi cũng là một lời cảnh báo “châu Âu cần thiết phải giúp đỡ nhiều hơn cho Ukraina”. Liên minh châu Âu và chính phủ các nước phương Tây khác đang đổ tiền vào Ukraina để cải cách ngành cảnh sát, hải quan và các lĩnh vực năng lượng khi quốc gia này được đánh giá là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới.

“Tất cả chúng tôi đang loay hoay với những dự án ít có giá trị. Chúng tôi vẫn đang như con thoi để thuyết phục, để tranh luận. Nhiều người trong số họ (chính trị gia Ukraina) rất tuyệt vời nhưng không ai trong số đó có đủ sức mạnh để thay đổi Ukraina một cách trông thấy,” Jensen đã tới thăm Ukraina trong tháng Chín cho biết.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề