Đối lập Syria tung bằng chứng Nga sử dụng bom chùm tại Syria

Kể từ ngày 4/10 các nhóm đối lập Syria đã chia sẻ video clip về một loại vũ khí bị Quốc tế cấm mà Nga đã sử dụng tại chiến trường Syria.

Video cho thấy một loại vũ khí thả từ máy bay, theo sau là một loạt những vụ nổ ngay trên mặt đất. Video được đăng tải ngày 04/10, tại khu vực Kafr Halab, nằm về phía tây nam Aleppo, Syria, cũng cho thấy một loạt các vụ nổ tương tự. Một đoạn video đăng cùng ngày cho thấy bom chùm Nga nhắm mục tiêu một trại Jabhat al-Nusra gần Kafr Halab, với những hình ảnh tương tự của những cụm khói trong không khí.

Hôm thứ ba, hình ảnh đã được đăng tải trên mạng cho thấy một loại vũ khí chưa nổ, theo báo cáo từ Kafr Halab.

IMAGE: FACEBOOK SHAAM NETWORK

IMAGE: FACEBOOK SHAAM NETWORK

Đây là dấu tích của một loại vũ khí cluster (chùm), SPBE-D, được triển khai từ một quả bom chùm RBK-500-SPBE-D. Trong video này của nhà sản xuất vũ khí nói về tính năng của loại vũ khí này. Video từ nhà thiết kế và so sánh với các hình ảnh chụp vũ khí ở Syria. Đoạn phim cũng cho thấy nguyên lý hoạt động của loại bom chùm.

Trong khi không có hình ảnh nào của máy bay Nga trong khu vực, chỉ có những tuyên bố của các nhóm địa phương, đáng chú ý là loại vũ khí này  chưa được sử dụng trong các cuộc xung đột trước đây. Mặc dù việc sử dụng rộng rãi của ít nhất tám loại bom chùm và RBK-500-SPBE-D trong các cuộc xung đột  chỉ có thể được vận chuyển bằng máy bay.

Đức Dũng (theo mashable)

 

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 8 phản hồi cho bài viết “Đối lập Syria tung bằng chứng Nga sử dụng bom chùm tại Syria”:

  1. vuanh viết:

    Công ước về bom chùm (Convention on Cluster Munitions) được ký kết vào 03-12-2008 ở Oslo và có hiệu lưc từ ngày 01-8-2010. Sau 6 tháng đã có 30 nước phê chuẩn, đến năm 2013 con số đó là 113 nước. Công ước này bắt buộc các nước đã phê chuẩn, bất luận trong mọi trường hợp không được: 
    a) Sử dụng bom chùm;
    b) Phát triển, sản xuất, mua bán, tàng trữ, hoặc chuyển giao cho bất cứ ai, trực tiếp hoặc gián tiếp đạn chùm;
    c) Hỗ trợ, khuyến khích hoặc xúi dục ai tham gia vào bất kỳ các hoạt động bị cấm đối với quốc gia tham gia Công ước này.
    Các nước lớn về sản xuất vũ khí bom chùm như Mỹ, Nga, Trung quốc không ký kết công ước này; các nước Ấn độ, Pakistan, Isaen từ chối không tham gia; còn Nam Triều Tiên thì xem đó là loại vũ khí lợi hại và cần thiết!

  2. Hoang Xuan Hung viết:

    Hãy nhìn cảnh IS xử tử hàng trăm người vô tội bị bắn vào đầu rồi mà ” nhân đạo” với chúng .

  3. Bom RBK-500-SPBE-D tên tiếng Nga là РБК-500 СПБЭ-Д – Разовая бомбовая кассета калибра 500 кг в снаряжении 15 самоприцеливающимися противотанковыми боевыми элементами, оснащенными двухрежимными инфракрасными координаторами. Цели предназначена для поражения современных танков и другой бронетехники в условиях воздействия естественных и искусственных помех. Одновременно может поражать до шести танков. Применяется с высот 400-5000 м при скорости 500-1900 км/ч
    Đây là loại bom chùm (bom cụm) 500 kg, chứa 15 đầu đạn chống tăng tự tìm mục tiêu được gắn thiết bị điều phối hồng ngoại hai chế độ. Mục đích là để tiêu diệt xe tăng hiện đại và các loại xe bọc thép khác trong điều kiện tác động của gây nhiễu tự nhiên và nhân tạo. Cùng lúc nó có thể tiêu diệt tới sáu xe tăng. Nó được sử dụng ở độ cao 400-5000 m với tốc độ 500-1900 km/h.

  4. Nguyen Van Anh viết:

    https://www.youtube.com/watch?v=ceX35y7Q7Y8 . Đây là loại bom chùm chứa đầu đạn chống tăng và khá nhiều bom nga thả xuống ko phát nổ . Rõ ràng sẽ gây nguy hại cho người dân Syria sau này . Bom này bị cấm mà nga vẫn thả

  5. Theo mình được biết thì Công ước về bom chùm (Convention on Cluster Munitions) được ký kết vào 03-12-2008 ở Oslo và có hiệu lưc từ ngày 01-8-2010. Sau 6 tháng đã có 30 nước phê chuẩn, đến năm 2013 con số đó là 113 nước. Đến nay (01-10-2015) đã có 118 nước (gồm 20 nước ký kết và 98 nước tham gia). Công ước này bắt buộc các nước đã phê chuẩn, bất luận trong mọi trường hợp không được:
    a) Sử dụng bom chùm;
    b) Phát triển, sản xuất, mua bán, tàng trữ, hoặc chuyển giao cho bất cứ ai, trực tiếp hoặc gián tiếp đạn chùm;
    c) Hỗ trợ, khuyến khích hoặc xúi dục ai tham gia vào bất kỳ các hoạt động bị cấm đối với quốc gia tham gia Công ước này.
    Các nước lớn về sản xuất vũ khí bom chùm như Mỹ, Nga, Trung quốc không ký kết công ước này; các nước Ấn độ, Pakistan, Isaen từ chối không tham gia; còn Nam Triều Tiên thì xem đó là loại vũ khí lợi hại và cần thiết!

  6. Khanh Le viết:

    E đã hiểu, cảm ơn bác Khải

  7. Hoang Hai Nam viết:

    Cám ơn bác Phan Trịnh Khải…

  8. Bom chùm thường hay xịt mãi về sau mới nổ vậy mà ông nga vẫn thả cho được . Kể cả ko ký công ước nhưng chơi kiểu bom xịt thế này cũng là vô nhân đạo rồi .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề