Liệu có cách mạng màu tại Nga?

Phần I

Russians gather to demand that Vladimir Putin, the prime minister, allows free elections

Những cuộc biểu tình vào tháng 12/2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, làm dấy lên những câu hỏi rằng: liệu bộ máy chính quyền của Putin có thể rơi vào một cuộc cách mạng “màu” hay cách mạng trong bầu cử, giống như những cuộc cách mạng đã từng hất cẳng các chế độ chuyên quyền khác ở những nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trong một thập kỷ rưỡi qua hay không? Những cuộc biểu tình phản đối sự gian lận của kỳ bầu cử Duma quốc gia (tức Hạ viện Nga ) đã diễn ra ở 96 thành phố trên cả nước và trong một vài trường hợp, số người xuống đường biểu tình lên đến 100.000 người. Một vài tháng sau đó, những đám đông từ 10.000 cho đến 25.000 người – các số liệu lần lượt đến từ lực lượng cảnh sát và các lãnh đạo biểu tình – đã xuống đường tuần hành chống lại sự kiện Vladimir Putin đắc cử Tổng thống vào ngày 04/3/2012 ngay sau nhiệm kỳ Thủ tướng. Số người biểu tình giảm đáng kể từ tháng 12 cho đến tháng 3 dường như đã làm vỡ mộng những người mong đợi rằng chế độ đang trên bờ sụp đổ.

Tuy nhiên, sự thất vọng ấy có lẽ hơi vội vàng. Trước khi đánh giá khả năng xảy ra một cuộc cách mạng màu ở Nga, chúng ta nên liệt kê những yếu tố trung tâm của hiện tượng này đã từng diễn ở những nơi khác, và sau đó, xem xét những yếu tố nào xác định liệu các nỗ lực huy động người dân xung quanh bầu cử có thể châm ngòi được cho một sự đột phá về dân chủ.

Từ năm 1998 đến 2005, những nhà chính trị đối lập, những nhà hoạt động xã hội dân sự, thường dân, và những người ủng hộ dân chủ ngoài nước đã dùng quá trình bầu cử ở 6 quốc gia hậu cộng sản ở Châu Âu và đại lục Á – Âu để tạo ra các sự mở cửa về dân chủ bằng cách loại bỏ những nhà lãnh đạo bán độc tài. Người thất bại đầu tiên là Vladimir Meciar, nhà lãnh đạo chuyên quyền của Slovakia, người đã mất quyền thủ tướng sau kết quả của cuộc vận động OK ’98 vào năm 1998. Mô hình bầu cử sau đó được lan truyền sang Croatia, nơi mà các nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân chủ đã đánh bại người kế nhiệm của Franjo Tudjman vào năm 2000. Sau đó, Slobodan Milosevic ở Serbia cũng bị lật đổ trong cùng năm. Ở Gruzia, Mikheil Saakashvili lãnh đạo cuộc Cách mạng Hoa hồng, dẫn tới cuộc lật đổ Tổng thống Eduard Shevardnadze vào năm 2003. Ở Ukraine, Cách mạng Cam vào tháng 11/2004 đã phủ nhận quyền tổng thống của Viktor Yanukovych, người được vị Tổng thống sắp mãn nhiệm là Leonid Kuchma tự tay lựa chọn; thay vào đó, Vikto Yushchenko được công nhận là người chiến thắng. Tại Kyrgyzstan, vào năm 2005, hiệu ứng của các cuộc biểu tình cộng hưởng với sự bất bình về cuộc bầu cử ở miền Nam nước này đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng hoa Tulip.

Tuy nhiên, cũng có những cuộc phản kháng thất bại hoàn toàn. Chẳng hạn như những nỗ lực quyết kích động sự bất mãn của người dân về gian lận bầu cử đã thất bại ở Armenia vào năm 2003 và 2008, ở Azerbaijan vào năm 2003 và 2005, và ở Belarus vào năm 2008. Thực tế, trong những trường hợp này, nhà lãnh đạo đương nhiệm không những vẫn nắm giữ quyền lực, mà còn trở nên độc tài hơn. Dựa trên phân tích về những cuộc biểu tình này, Valerie Bunce và tôi đã kết luận rằng yếu tố quan trọng nhất để phân biệt những nỗ lực thành công và thất bại là việc “mô hình bầu cử” về thay đổi chế độ được triển khai với mức độ như thế nào. Những yếu tố mang tính cấu trúc, đặc biệt là những lãnh đạo đương nhiệm bị chỉ trích, đóng một vai trò nhất định trong thành công của một sự đột phá về bầu cử, nhưng lời giải thích chính yếu mà chúng tôi tìm thấy nằm ở việc triển khai mô hình bầu cử.

Vậy thì, thế nào là một mô hình bầu cử (electoral model)? Một cách đơn giản, mô hình thay đổi chế độ này đề cập đến một tập hợp mang tính sáng tạo của những chiến lược và sách lược được phối hợp với nhau, sử dụng bầu cử để huy động người dân chống lại những lãnh đạo đương nhiệm bán độc tài. Sự phát triển, triển khai và phổ biến của mô hình có liên quan tới các mạng lưới xuyên quốc gia bao gồm những chủ thể trong nước (như các chính trị gia phe đối lập và các nhà hoạt động xã hội dân sự) và những người ủng hộ dân chủ quốc tế (như chính phủ Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, Liên minh châu Âu  và rất nhiều các tổ chức tư nhân khác).

Những yếu tố căn bản của mô hình bao gồm:

Một phe chính trị đối lập đoàn kết hơn, cam kết ủng hộ một ứng cử viên chung;
những chiến dịch đầy mạnh mẽ được thực hiện bởi các nhóm xã hội dân sự để đăng ký cử tri, thu hút phiếu bầu, và thông báo cho người dân về các vấn đề và quyền của họ;
sự phát triển của một vài loại hình truyền thông độc lập hoặc các kế hoạch để đối phó lại với sự độc quyền truyền thông của nhà nước;
gây áp lực lên các nhà lãnh đạo đương nhiệm nhằm làm cho sân chơi bầu cử trở nên cân bằng hơn bằng cách tăng số đại diện phe đối lập trong Ủy ban bầu cử và cho phép sử dụng những nhà quan sát trong nước và quốc tế trong quá trình bầu cử;
sử dụng điều tra ý kiến cử tri ngay sau khi rời phòng bầu cử, để ước lượng kết quả bầu cử và kiểm phiếu song song; và
khi người đương nhiệm từ chối rời khỏi chức vụ, sẽ có những cuộc biểu tình và tuần hành lớn của quần chúng nhân dân.
Thông thường, mô hình cũng bao gồm cả các hoạt động chiến dịch mang tính sáng tạo, thực hiện bởi các ứng cử viên và đảng phái đối lập, như tuần hành bằng xe buýt và xe đạp, diễu hành, gặp gỡ người dân, và vận động tới từng nhà nhằm tiếp cận những cử tri trước đây thờ ơ hoặc xa lánh, nhất là những người không ở thủ đô. Những chiến dịch vận động có thể được lồng ghép vào các buổi biểu diễn ca nhạc hoặc những quảng cáo qua truyền hình và phát thanh nhằm tạo ra sự lạc quan và hi vọng rằng có điều gì đó sẽ thay đổi. Một số chiến dịch được những nhóm thanh niên dẫn đầu như Otpor ở Serbia, Kmara ở Gruzia, hay là Black & Yellow Pora ở Ukraine. Những chiến dịch khác nhắm tới đối tượng là thanh niên nói chung và những cử tri đi bỏ phiếu lần đầu nói riêng, như trong trường hợp chiến dịch Rock the Vote tại Slovakia vào năm 1998. Những chiến dịch này thường xuyên sử dụng các biểu tượng in trên bút chì, tờ bướm, áo thun, và các áp phích để truyền bá các thông điệp. Học hỏi những nỗ lực trước đó của những người bất đồng chính kiến dưới thời chủ nghĩa cộng sản, các nhà hoạt động còn sử dụng các châm biếm để làm mất uy tín chế độ cũ và thu hút sự chú ý vào các hoạt động của họ.

Thường khi các cải tiến được truyền bá, mô hình bầu cử trải qua một vài thay đổi để phù hợp với các nước cụ thể. Chỉ riêng vận động bầu cử là đã đủ cho trường hợp Slovakia, nơi mà mô hình này – vốn dựa trên kinh nghiệm của Philippines vào năm 1986, Chile vào năm 1988, Bulgaria vào năm 1990 và 1996-97, và Romania vào năm 1996 – lần đầu tiên được định hình rõ trong thế giới hậu cộng sản. Một phiên bản tương tự của mô hình được sử dụng ở Croatia vào năm 2000. Sau đó, tại Serbia, Gruzia, và Ukraine, những cuộc biểu tình lớn đã được thêm vào mô hình khi những nhà lãnh đạo đương nhiệm có liên quan tới các vụ gian lận diện rộng và không chịu rời bỏ chức vụ khi thất bại.

Còn nữa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề