Mối đe dọa hạt nhân từ tàu ngầm Liên Xô bị chìm ở vùng biển Bắc Cực

Mối đe dọa hạt nhân này chính là những chiếc tàu ngầm hạt nhân Liên Xô (LX) bị chìm cùng thùng chứa nhiên liệu hạt nhân trong lò phản ứng của tàu ngầm đang dần bị bào mòn, đang ẩn hiện ngấm ngầm dưới vùng biển Bắc cực thuộc Nga.

Theo một báo cáo năm 2012 của chung Nga và Na Uy, có khoảng 17.000 container chứa chất thải hạt nhân, 19 tàu chạy hạt nhân Nga gỉ sét và 15 lò phản ứng hạt nhân bị cắt khỏi các tàu ngầm hạt nhân đã được ném xuống đáy biển Kara.

Xả chất thải xuống biển, chuyện bình thường trước kia

Khi LX bắt đầu xả chất thải hạt nhân xuống biển Bắc Cực, kiểu xả rác này rất phổ biến trên toàn thế giới.

“Đa số các cường quốc hạt nhân đều đổ chất thải hạt nhân xuống biển hồi trước đầu thập niên 1970, gồm cả Mỹ”, theo tiến sĩ Eugene Miasnikov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu kiểm soát vũ khí-năng lượng-môi trường (ở Moscow), nói với báo Moscow Times số ra ngày 13.11.2014.

Nhưng trong khi các nước khác thôi xả chất thải phóng xạ xuống biển, LX tiếp tục sử dụng biện pháp này cho đến khi LX sụp đổ năm 1991. Và họ xả nhiều hơn các cường quốc hạt nhân khác.

Tiến sĩ Nils Bohmer, tổng giám đốc Hội Bellona (một tổ chức phi chính phủ của Na Uy chuyên giám sát vấn đề chất thải hạt nhân ở Bắc Cực) giải thích sự cách biệt này là do hải quân LX bị nhiều sự cố hạt nhân hơn các lực lượng khác.

Khi số “rác thải” này bị bỏ mặc dưới biển, thế giới đang đối mặc một kịch bản tệ hại có tên “Một Chernobyl dưới biển Bắc cực chiếu chậm”, theo nhà báo Thomas Nielsen của tờ báo Barents Observer, cũng là một thành viên của Hội Bella.

Ông nói có hàng ngàn container chất thải hạt nhân đã bắt đầu rò rỉ phóng xạ. Nhưng nỗi đe dọa từ các thùng chứa này chả là gì, so với nhiên liệu đã qua sử dụng tồn đọng trong lò phản ứng của xác 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân thời LX, cùng nhiều ngăn kín của lò phản ứng được cắt khỏi các tàu và ném xuống biển.

7Xác một tàu ngầm LX bị chìm

” Nói về độ phóng xạ, quý vị có thể nói, rằng chỉ một ngăn kín của lò phản ứng có chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng thôi đã có mức phóng xạ của toàn bộ hàng ngàn container cộng lại”.

Vì vỏ dày, các ngăn lò phản ứng sẽ không bị mòn nhanh so với container, nhưng chúng sẽ rách toang và số uranium đã qua sử dụng tuôn chảy vào biển là một nỗi quan ngại nghiêm trọng.

K-27-Nỗi đe dọa hạt nhân lớn nhất cho nôi trường biển Bắc Cực

Theo Moscow Times, các chuyên gia nhất trí xác chiếc tàu ngầm hạt nhân K-27 của hải quân Liên Xô là nỗi đe dọa môi trường lớn nhất và lập tức từ hoạt động xả chất thải hạt nhân xuống biển.

Chiếc K-27 thuộc lớp Tháng 11, được hạ thủy ngày 1.4.1962, thực hiện một chuyến đi 70 ngày dưới biển năm 1968, để biểu dương khả năng nắm bắt công nghệ hạt nhân của LX.

6Chiếc X-27 trong chuyến đi biển cuối cùng

Nhưng chuyến đi này kết thúc thảm bại. Chỉ 3 ngày sau khi xuất phát, một vụ rò rỉ phóng xạ từ một trong hai lò phản ứng bắt đầu đầu độc thủy thủ.

Hạm trưởng không tuân lệnh cắt động cơ và chờ giúp, dù biết rõ từng phút trôi qua đều có thể đe dọa mạng sống của 144 thủy thủ. 9 người chết ngay sau đó, và nhiều thủy thủ bị nhiễm phóng xạ, mang bệnh suốt những năm sau đó.

Trong 10 năm sau đó, nhiều nỗ lực sửa chữa hoặc nâng cấp hai lò phản ứng nguy hiểm được tổ chức, nhưng hải quân LX đành bỏ cuộc hồi năm 1979 và hủy con tàu .

K-27 đem tới một bãi thử của quân đội ở biển Kara và nhấn chìm tàu ở độ sâu 50 mét tại một vịnh hẹp Novaya Zelmya vào ngày 6.9.1982. Khi bị nhấn chìm, nó còn chứa 90 kg uranium-235.

Có tin công việc nhấn chìm K-27 không dễ, do nước biển nông. Khi nó chạm đáy, chiều sâu của biển buộc phải cắt một lườn tàu thì K-27 mới nằm ngang mặt nước.

Để kết thúc hẳn công việc, một chiếc phà được đưa tới để làm vật dằn và đục một lỗ lớn:

K-27 được nhét đầy bê-tông và nhựa đường, để niêm phong hai lò phản ứng cùng nhiên liệu đã qua sử dụng của chúng.

Biện pháp này nhằm bảo đảm không gây thảm họa môi trường trong 50 năm. Nhưng chưa đầy 20 năm trước khi hết thời hiệu này, sự báo động đã điểm.

Kinh hoàng hơn, lò phản ứng của K-27 đang có nguy cơ tạo ra một phản ứng dây chuyền hạt nhân không thể kiểm soát được, buộc các nhà bảo vệ môi trường và nhà quan sát Bắc Cực phải kêu gọi vớt chiếc K-27 khỏi đáy biển Kara.

Hội Bellona của nhà vật lý hạt nhân Bohmer nói hai lò phản ứng thí điểm của K-27 là nỗi đe dọa cho hệ sinh thái Bắc Cực.

Nếu vỏ lò phản ứng thủng hẳn, nó sẽ xổ tung số nhiên liệu uranium đã làm giàu mức cao vào biển Bắc cực, theo một báo cáo của chính phủ Na Uy năm 2012.

Về phản ứng hạt nhân, điều này không có nghĩa một vụ nổ hạt nhân sẽ diễn ra ở biển Kara, mà là tạo ra một sự cố giống kiểu rò rỉ phóng xạ ở nhà máy hạt nhân Chernobyl năm 1986.

Lúc ấy, thanh nhiên liệu hạt nhân siêu nóng sẽ thoát khỏi lò phản ứng, xả mức phóng xạ cấp độ lớn vào môi trường.

Nguồn: Một Thế giới


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề