Ngày 3/4/1975, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam đi đến hồi kết, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố phải đưa tất cả trẻ em Việt được xác định làm con nuôi rời khỏi Sài Gòn bằng máy bay ngay lập tức.
Quyết định của chính quyền Mỹ đã thay đổi cuộc đời của hàng nghìn trẻ em Việt Nam. Những trẻ em có tên trong danh sách di tản được Mỹ cho là những trẻ mồ côi cha mẹ vì chiến tranh, bị khuyết tật bẩm sinh hoặc có cha là quân nhân Mỹ.
Chỉ huy hải quân Mỹ John S. McCain thăm trại trẻ mồ côi Holt ở Sài Gòn ngày 30/10/1974. Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều trẻ em có cha là quân nhân Mỹ.
Các tình nguyện viên Mỹ đưa trẻ em mồ côi lên xe buýt ở Sài Gòn ngày 11/4/1975. Sau đó, một máy bay không quân Mỹ chở các em sang nước này làm con nuôi cho các gia đình.
Những đứa trẻ rời khỏi quê hương trong “Chiến dịch Không vận trẻ em” năm 1975 bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi cho đến vài tuổi.
Trẻ sơ sinh được đánh số và đặt trong các hộp lớn có chằng dây để đảm bảo an toàn.
Những em lớn hơn được cho ngồi trên ghế máy bay, chèn gối và thắt dây an toàn. Ít nhất 4 phi cơ vận tải lớn đã tham gia vào “Chiến dịch Không vận trẻ em”.
Các xơ và nhân viên xã hội tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vào ngày 4/4, một chiếc máy bay C-5 gặp nạn ngay sau khi cất cánh, làm 78 trẻ em và 46 người lớn thiệt mạng.
Những đứa trẻ trên chuyến bay đầu tiên rời khỏi Sài Gòn nhìn ra bên ngoài qua cửa sổ của máy bay DC 8 thuộc hãng hàng không World Airways. Ước tính 3.000 trẻ em, trong đó có 150 em sống sót sau vụ tai nạn máy bay C-5, đã rời khỏi miền Nam Việt Nam từ ngày 2 đến 29/4/1975.
Đệ nhất Phu nhân Mỹ Betty Ford chào đón một trong những em bé được tình nguyện viên y tế đưa lên xe buýt quân đội, tại sân bay San Francisco ngày 5/4. Khi đó, một máy bay của hãng Pan Am Airlines chở 325 trẻ mồ côi từ Việt Nam vừa hạ cánh.
Loan Shillinger, ở San Francisco, trong chuyến quay về Sài Gòn, nay đã là TP Hồ Chí Minh, vào tháng 6/1996. Shillinger là một trong những đứa trẻ Mỹ đưa ra khỏi Việt Nam suốt những ngày cuối của cuộc chiến tranh. Cô đưa vòng tay đánh số sơ sinh, cùng tên và địa chỉ của trại trẻ cũ để hỏi thăm thông tin từ các xơ.
Nhiều đứa trẻ như Shillinger đến một đất nước xa lạ từ khi mới lọt lòng. Hàng thập kỷ sau, họ mới có thể quay lại Việt Nam với khao khát tìm ra gốc gác và những người ruột thịt của mình. Chính điều này khiến chiến dịch không vận trở thành chủ đề gây tranh cãi.
Vào ngày 3/4/2000, 25 năm sau chiến dịch không vận, một đoàn có 38 người, bao gồm 15 trẻ mồ côi và ba người sống sót trong vụ tai nạn máy bay C-5, trở lại thăm nơi họ chào đời. Nhiều người trong số họ đã chịu đựng những thiệt thòi khi phải lớn lên ở nơi không phải là đất mẹ, trong một xã hội khác biệt với mình.
Jeff Thanh Gahr, một trong 57 trẻ em rời Việt Nam ngày 2/4/1975, tại cuộc họp báo công bố chuyến trở về quê hương của họ năm 2005. Ông giới thiệu tấm chăn được làm từ áo quần mà những đứa bé này từng mặc cách đó 30 năm khi lên máy bay sang Mỹ.
Cô gái mồ côi Lyly Kara Koenig, một thành viên của đoàn, rơi nước mắt khi thăm một trại trẻ và được mẹ nuôi an ủi.
Kara Mai Delahunt và cha nuôi của cô, dân biểu William Delahunt, chụp ảnh tại văn phòng của ông ở tòa quốc hội Mỹ. Kara nằm trong khoảng 2.000 trẻ em Việt Nam mà Mỹ đưa sang nước này năm 1975.
Số còn lại được các gia đình ở châu Âu, Australia và Canada nhận nuôi. Trung tâm trẻ em quốc tế Holt, đơn vị sơ tán hơn 400 em, đang lên kế hoạch tổ chức một buổi họp mặt nữa vào tháng 11 tới ở thủ đô Washington, Mỹ.
Washington Times, Vuottuonglua.vn
Bài liên quan
Trả lời