Ngân hàng HSBC giúp nhà giàu trốn thuế như thế nào?

Trung tuần tháng 3 vừa qua, bê bối giúp giới nhà giàu trốn thuế của chi nhánh Ngân hàng HSBC tại Thụy Sĩ tiếp tục trở thành vấn đề nóng trong các bản tin kinh tế. Nguyên do là vì sau những tuyên bố điều tra của Mỹ, Anh và Pháp, Argentina đã vào cuộc với thông báo chính thức từ Quốc hội về việc tiến hành điều tra hơn 4.000 tài khoản bí mật của các công ty cũng như tư nhân nước này.

Trong khi đó, Thượng viện Brazil cũng đã thành lập một ủy ban để điều tra hơn 8.860 tài khoản bí mật bị tình nghi trốn thuế bằng cách chuyển tiền sang Thụy Sĩ thông qua chi nhánh của ngân hàng HSBC.

Những thông tin được tiết lộ

Theo tin từ Hãng Reuters, cuộc điều tra tại Argentina do nghị sĩ Roberto Feletti chỉ huy được bắt đầu từ ngày 25/3 và kéo dài từ 3/6 tháng. Trong khoảng thời gian đó, các điều tra viên sẽ phải tìm hiểu xem chi nhánh Ngân hàng HSBC tại Thụy Sĩ đã giúp các khách hàng Argentina trốn thuế bằng cách chuyển tiearisarn ra nước ngoài với tổng số tiền lên tới 3,5 tỉ USD.

Chi nhánh Ngân hàng HSBC tại Thụy Sĩ phục vụ từ các ngôi sao nhạc pop đến cả những kẻ buôn bán vũ khí.

Chi nhánh Ngân hàng HSBC tại Thụy Sĩ phục vụ từ các ngôi sao nhạc pop đến cả những kẻ buôn bán vũ khí.

Cho đến nay, nhờ tiết lộ của cựu Giám đốc HSBC Herve Falciani, các điều tra viên Argentina mới chỉ có được thông tin ban đầu về việc trốn thuế của một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Clarin với 106 triệu USD, Tập đoàn Fortabat 101 triệu USD và Telecom Argentina 18 triệu USD. Trong khi đó, Brazil được biết đến là một trong những quốc gia có số tiền gửi nhiều nhất bị dính đến bê bối này. Trong 2 năm 2006-2007, số tiền trốn thuế của các doanh nghiệp và tư nhân nước này lên tới 7 tỉ USD.

Bộ trưởng Tư pháp Brazil Jose Eduardo Cardozo đang yêu cầu Bộ Công cộng tiến hành điều tra vụ việc và tìm hiểu xem có sự liên quan nào giữa các tài khoản bí mật với vụ tham nhũng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Brazil (Petrobras) hay không… Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất ít trong kho dữ liệu thông tin mà các nhà điều tra Anh, Pháp, Mỹ thu được xung quanh bê bối tại Ngân hàng HSBC. Các tài liệu cũng ghi nhận, chỉ từ năm 2005-2007, gần 120 tỉ USD đã bị trốn thuế bởi các hoạt động của ngân hàng này.

Vậy chi nhánh Ngân hàng HSBC tại Thụy Sĩ đã giúp các khách hàng nhà giàu trốn thuế, che giấu hàng triệu USD trong tài khoản và tư vấn về cách phá vỡ vòng vây của cơ quan thuế trong nước như thế nào?

Các tài liệu do nhóm phóng viên của nhiều tờ báo gồm The Guardian, Le Monde, BBC Panorama và Hội đoàn Ký giả quốc tế chuyên về điều tra có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho biết, cách thức trốn thuế bao gồm cho phép khách hàng rút tiền mặt bằng ngoại tệ ít được sử dụng ở Thụy Sĩ; tích cực tiếp thị các chương trình có khả năng cho phép khách hàng nhà giàu tránh bị đánh thuế ở châu Âu; thông đồng với khách hàng để che giấu không khai báo các tài khoản đen từ cơ quan thuế nội địa của họ; cung cấp tài khoản cho bọn tội phạm quốc tế, các doanh nghiệp và cá nhân có nguy cơ bị cáo buộc tham nhũng.

Trong một tuyên bố được đưa ra hồi đầu tháng 3, Giám đốc điều hành HSBC Stuart Gulliver đã lên tiếng xin lỗi về việc chi nhánh của ngân hàng này tại Thụy Sĩ bị phát giác giúp đỡ khách hàng trốn thuế trên quy mô lớn. Trước đó, một thông cáo báo chí được HSBC phát đi cho hay, trong quá khứ, phương thức hoạt động của ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sĩ rất khác với ngày hôm nay.

Cụ thể, đầu năm 2008, HSBC đã áp dụng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ đối với ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sĩ và sửa đổi các điều khoản điều kiện chuẩn nhằm yêu cầu khách hàng xác thực rằng họ tuân thủ các nghĩa vụ đóng thuế của mình…

Tuy nhiên, các tài liệu rò rỉ mà nhóm phóng viên điều tra thu được lại cho thấy, HSBC còn giúp các ngân hàng có tên mã là “Painter” cách thức để khách hàng có thể gian lận thuế ở Italia. Tài liệu này cũng cho thấy, chi nhánh Ngân hàng HSBC còn giúp Emmanuel Shallop trốn thuế. Ông này sau đó bị kết án vì tội “kinh doanh kim cương máu” và buôn bán bất hợp pháp các loại vũ khí dẫn đến chiến tranh ở châu Phi”.

Hồ sơ của HSBC có ghi: “Chúng tôi đã mở một tài khoản cho công ty của ông ở Dubai và giúp ông giảm áp lực từ các cơ quan thuế của Bỉ”. Chưa hết, các nhà quản lý Ngân hàng HSBC còn giúp Emmanuel Shallop thu thập tiền mặt kroner, một hành động có thể vi phạm luật pháp của Đan Mạch.

Chưa hết, các tài liệu mà phóng viên điều tra thu thập được còn cho thấy, HSBC có liên quan đến vụ giấu 5 triệu frăng của một nhà tài phiệt người Anh. Chi nhánh HSBC tại Thụy Sĩ còn cung cấp các dịch vụ giấu tiền và chuyển tiền cho thân nhân những tên độc tài, những người có liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng ở châu Phi hoặc các tên tội phạm khác.

Trả lời phỏng vấn trên BBC Panorama, cựu thanh tra thuế Richard Brooks nói: “Tôi nghĩ rằng những gì HSBC cung cấp cho khách hàng là tránh thuế và dịch vụ trốn thuế. Có rất ít lý do để có một tài khoản ngân hàng ở nước ngoài ngoài việc chỉ tiết kiệm thuế. Có một số người sử dụng tài khoản đế tránh thuế hợp pháp, một số khác lại nhằm mục đích bí mật giữ tiền…

Cỗ máy tiền mặt

Không xa Jet d’Eau, đài phun nước ở hồ Geneva nổi tiếng, một dấu hiệu trên mái lớn tự hào tuyên bố: “HSBC Private Bank”. Ở đây diễn ra những sự kiện thực tế ít được công khai, đó là nơi giới nhà giàu tự do rút những khoản tiền lớn. Thông qua các cửa quay vòng những gói tiền giấy trượt ra cho khách hàng lấy.

Các nhà điều tra Thụy Sĩ thu thập tài liệu hoạt động của HSBC, tại chi nhánh ở Geneva.

Các nhà điều tra Thụy Sĩ thu thập tài liệu hoạt động của HSBC, tại chi nhánh ở Geneva.

Từ những thông tin thu thập được, phóng viên tờ The Guardian của Anh đã có thể tái tạo lại cuốn nhật ký một năm trong cuộc đời của máy rút tiền ở chi nhánh HSBC. Giao dịch tiền mặt lớn là những dấu hiệu cổ điển về hoạt động phạm pháp của ngân hàng. Nhưng thay vì ngăn chặn việc rút hoặc thậm chí thẩm vấn khách hàng, chi nhánh HSBC lại liên tục đưa ra các gói giấy bạc này.

Từ năm 2005, rất nhiều chủ tài khoản là các doanh nghiệp đến từ Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và Hà Lan thường xuyên đến Thụy Sĩ để rút tiền bằng đồng bảng Anh, euro, USD, thậm chí đồng krone của Đan Mạch. Những khoản tiền này sau đó được dùng để mua căn hộ hoặc biệt thự ở nước ngoài thông qua giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt. Nhờ đó, các khách hàng này cũng có thể trốn được khoản tiền thuế khi đi mua.

Một nhà buôn đồ cổ của Anh tên là Caroline Carrier khi được hỏi đã thừa nhận rằng năm 2014, cô đã rút 2 lần tiền mặt với khoản chi ít nhất là 25.000 USD.

Arlette Ricci, người thừa kế của thương hiệu nước hoa Nina Ricci đã giấu 20 triệu USD trong các tài khoản ở Thụy Sĩ. Và mỗi năm, ngân hàng này cung cấp cho cô gói tiền mặt được rút 12.000 USD và được rút ít nhất là 10 lần một năm.

Thương nhân Harry Fane, con trai út của Bá tước Westmorland ở Anh cũng có tài khoản lên tới gần 1 triệu USD tại chi nhánh Ngân hàng HSBC ở Thụy Sĩ và ông đã rút tiền mặt để tài trợ cho một số dự án xây dựng ở thủ đô London.

Hanne Tox, vợ của một nhà công nghiệp Đan Mạch hồi cuối năm ngoái còn đi rút tới 200.000 krone (tương đương 24.000 USD) từ một tài khoản tín thác ở HSBC trị giá 1,5 triệu USD.

Cựu thanh tra thuế Richard Brooks giải thích: “Nếu rút tiền mặt từ một ngân hàng ở Thụy Sĩ sẽ không để lại dấu vết gì. Nhân viên kế toán hay kiểm toán cũng chả làm được gì”.

Ví dụ cụ thể cho việc này là chuyện rút ra 100.000 USD của doanh nhân Beny Steinmetz, chuyên kinh doanh kim cương. Số tiền này sau đó được Beny Steinmetz khai chi phí đi lại và nhiên liệu cho các chuyến đi đến Nam Phi và Nga. Các điều tra viên cũng chả có bằng chứng gì để buộc tội. Hay như bác sĩ Eufemiano Fuentes, một bác sĩ người Tây Ban Nha từng bị kết án vì bê bối doping trong thể thao. Ông này nhận được ít nhất 400.000 USD tiền mặt từ việc bán doping bất hợp pháp cho các vận động viên. Khi rút số tiền mặt này ra, Eufemiano Fuentes khai là để mua một chiếc thuyền và trả tiền viện phí cho con gái…

Một bài báo cho thấy số người giàu ở Ấn Độ có tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ cao rất nhiều so với dự đoán ban đầu.

Một bài báo cho thấy số người giàu ở Ấn Độ có tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ cao rất nhiều so với dự đoán ban đầu.

Không những giúp khách hàng tránh thuế bằng cách rút tiền mặt liên tục, chi nhánh Ngân hàng HSBC ở Thụy Sĩ còn tích cực tiếp thị một thiết bị mà sẽ cho phép khách hàng của mình để tránh thuế mới được giới thiệu dưới một hiệp ước mà Thụy Sĩ đã ký với Liên minh châu Âu (EU). Hiệp ước này được ký kết vào năm 2003, cho phép các công dân EU để mang về cất giấu hàng tỉ trong tài khoản Thụy Sĩ vô danh.

Nhưng bù lại, các ngân hàng Thụy Sĩ như HSBC sẽ có nghĩa vụ để thu thập một số thuế từ mỗi khách hàng bí mật của họ. Thuế khấu trừ trên thu nhập từ lãi tiền gửi (khoảng 15%), sau đó sẽ được bàn giao với số lượng lớn ở Anh và các nước EU khác, để đền bù cho những thiệt hại gây ra bởi việc trốn thuế.

Nhưng HSBC đã đưa ra một “phương tiện” mà cho phép khách hàng để tránh thuế bằng cách khai thác một lỗ hổng quan trọng trong các hiệp ước: các chỉ thị tiết kiệm châu Âu (ESD) chỉ áp dụng cho các khoản tiết kiệm của cá nhân, không phải công ty. Vì vậy, các ngân hàng cung cấp để chuyển tất cả tiền mặt bí mật của khách hàng vào tài khoản của công ty không có hoạt động kinh doanh chính hãng.

Điều này về mặt kỹ thuật sẽ thuộc về một công ty vỏ, thành lập như nơi trú ẩn bí mật ra nước ngoài như Panama hoặc quần đảo British Virgin. Để được gấp đôi chắc chắn, bản thân công ty lần lượt có thể, với một mức giá hơn nữa, thậm chí được đăng ký sở hữu kỹ thuật bởi một niềm tin ở nước ngoài hoặc cơ sở, nói chung trong công quốc nhỏ bé của Liechtenstein, nơi mà chi tiết của chứng thư ủy thác có thể được giữ bí mật hoàn toàn.

Tờ The New York Time cho hay, còn một thủ thuật trốn thuế nữa từng được chi nhánh HSBC tại Thụy Sĩ áp dụng nhưng đến nay thì dừng lại. Tuy nhiên, thủ thuật này vẫn đang được các ngân hàng ở Luxembourg thực hiện. Đó là việc dùng thủ thuật kế toán phức tạp để chuyển hàng trăm tỉ USD lợi nhuận của các công ty từ những nơi phải đóng thuế cao sang Luxembourg, nơi các công ty chỉ phải đóng một mức thuế rất thấp là 1% hoặc thậm chí ít hơn.

Tài liệu mật dày 28.000 trang được Hội đoàn Ký giả quốc tế chuyên về điều tra cung cấp hồi cuối năm ngoái cho biết, có tới 340 công ty lớn trên toàn thế giới trong đó có Pepsi Bottling, Ikea và FedEx, Deutsche Bank, AIG, Coach, Burbery… đang sử dụng thủ thuật này.

Del Spiegel, ANTG


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề