Chưa thể so sánh với iPhone của Apple hay Windows của Micrososft nhưng không ít DN Việt Nam vẫn chọn được lối đi riêng để vươn lên tầm quốc tế. Đó dù là những lối đi hẹp nhưng đã góp phần khẳng định trí tuệ của người Việt và mở ra hướng đi cho các sản phẩm công nghệ Việt.
Lối nhỏ ra thế giới
Lần đầu tiếp xúc với sản phẩm nhà thông minh – SmartHome, nhiều người không khỏi bất ngờ trước phần mềm không chỉ chạy các kịch bản tự động cài sẵn mà còn có khả năng học thói quen của người dùng, để tự động điều chỉnh theo sở thích của người trong nhà.Thậm chí, nó còn có thể giao tiếp bằng giọng nói thông qua “trợ lý ảo”.
Thậm chí, một tỷ phú người Singapore sau khi tìm hiểu đã quyết định đặt hàng cho ngôi nhà của mình. Theo tính toán, chi phí cho SmartHome chiếm khoảng 10% – 15% tổng chi phí ngôi nhà. Với biệt thự của tỷ phú tại Singapore có giá trị 8 triệu USD thì đây là hợp đồng không nhỏ.
Trước đó, một sản phẩm của Việt Nam được giới trẻ thế giới biết đến đó là Robot Tosy và được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hàng đầu thế giới .
Trong lĩnh vực đồ chơi, Robot nhảy Tosy đang được nhiều gia đình tại Mỹ, châu Âu chọn làm quà cho trẻ em trong các dịp giáng sinh và rất được trẻ em yêu thích.
Trong lĩnh công nghiệp, Tosy có robot là những tay máy đa năng làm nhiều công việc thay thế công nhân trong các nhà máy sản xuất như hàn, sơn, lắp ráp, đóng gói, di chuyển vật liệu, xếp dỡ pallet… robot tốc độ cao, gắp các sản phẩm trên băng chuyền chuyển động nhanh… nhận được nhiều đơn đặt hàng kể cả những tập đoàn lớn trên thế giới.
Đặc biệt, trong 2015, Flappy Bird – một thanh niên Việt Nam 29 tuổi phát triển tại Hà Nội tải về nhiều nhất trên App Store, gây ra một cơn sốt trên thế giới.
Nhiều người ngạc nhiên vì thông thường một vị trí như thế phải đi kèm với một chiến dịch tiếp thị, quảng bá rộng khắp, tốn kém. Nhưng Flappy Bird do một mình Nguyễn Hà Đông viết và đưa lên mạng.
Flappy Bird nổi tiếng tại Mỹ và quốc tế nhiều hơn tại Việt Nam. Các tờ báo Mỹ thì tập trung phân tích nguyên nhân vì sao Flappy Bird lại sốt như vậy.
Flappy Bird đã từng mang về doanh thu cho tác giả của nó 50.000 đô-la Mỹ mỗi ngày nhờ vào quảng cáo.
Theo thống kê, trò chơi này đã có khoảng 50 triệu lượt tải về, 47.000 lượt nhận xét trên App Store, tương đương với các phần mềm nổi tiếng khác.
Flappy Bird cũng lọt vào 10 từ khóa tìm kiếm trên Google nhiều nhất toàn cầu năm 2014 và Nguyễn Hà Đông lọt vào danh sách 10 triệu phú công nghệ làm giàu từ Internet do trang The Richest bình chọn.
Vượt qua chính mình
Theo một số ý kiến, trước đây, để thành công ở mức toàn cầu, nhiều người Việt vẫn thường nghĩ đến việc đi ra nước ngoài. Tuy nhiên, với những câu chuyện sản phẩm công nghệ trên đây thì thời các công ty Việt sáng tạo ra những sản phẩm nổi tiếng toàn cầu ngay tại mảnh đất quê hương không còn quá xa vời.
Điều gì khiến những DN nhỏ hay cá nhân chưa tiếng tăm ở một đất nước quốc gia thuộc “vùng trũng” về công nghệ của thế giới vươn lên tầm cao thế giới. Theo các chuyên gia, điều quan trọng là chọn được hướng đi và đón đầu được xu hướng công nghệ để đầu tư. Đó thường là ngách nhỏ trên thị trường không cần đầu lớn nhưng đòi hỏi trí tuệ sáng tạo và sự độc đáo riêng biệt.
Trong lĩnh vực Smart Home, trước Bkav, đã có nhiều hãng nổi tiếng tham gia vào lĩnh vực này, như Siemens (Đức), Schneider (Pháp) hay Google, Samsung cũng đã chào hàng các sản phẩm ra thị trường.
Tuy nhiên, để phát triển sản phẩm cần phải đầu tư lâu dài trong khi thị trường chưa đủ lớn so với những cơ hội mà các tập đoàn này đang thu lợi rất lớn trên toàn cầu nên họ không đặt nhiều tham vọng. Và đó chính là ngách nhỏ cho các DN Việt tấn công và chiếm lĩnh.
Hay với Tosy, cho ra mắt nhưng robot nhảy, robbot chơi bóng bàn, robot công nghiệp… hoạt động rất trơn tru, nhanh nhẹn và khéo léo với các động tác khó, nhưng lại có giá rẻ, đang đáp ứng sự mong đợi của nhiều khách hàng trên thế giới.
Theo ông Vũ Thanh Thắng, Phó chủ tịch Bkav, nếu cứ chạy theo sản xuất ốc vít, thì chúng ta cũng chỉ theo đuôi chuỗi giá trị toàn cầu và lợi ích mang lại không cao. Chỉ có đầu tư phát triển các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, công nghệ cao mới là con đường để trở thành phú cường.
“Để có thể đứng đầu chuỗi giá trị toàn cầu thì Việt Nam có yếu tố thuận lợi nhất, chính là trí tuệ con người. Vấn đề chính là phải dám làm, phải vượt qua tâm lý tự ti về một nước lạc hậu mọi thứ yếu kém’, ông Thắng nói.
Ông Thắng cho rằng, hàng hóa Việt Nam nếu có chất lượng ngang với hãng Mỹ hay Nhật đi nữa, thì với xuất xứ “made in Vietnam” cũng đã gặp bất lợi về cạnh tranh. Những người làm công nghệ Việt Nam phải hiểu điều này để làm ra sản phẩm chất lượng cao hơn mới thuyết phục được khách hàng.
Đại diện Tosy từng kể, thời kỳ đầu, không ít người phản đối, nghi ngại về khả năng thành công của dự án Nhưng cuối cùng Robot TOPIO ra đời và ngay từ đầu đã dành được nhiều giải thưởng quốc tế. Rõ ràng, Người Việt mình hoàn toàn có thể làm chế tạo được robot. Điều quan trọng là phải dám làm, đừng sợ “húc đầu vào đá”.
Các doanh nhân tin rằng, thời gian tới sẽ còn có thêm nhiều sản phẩm công nghệ Việt Nam đẳng cấp quốc tế ra đời. Trí tuệ của người Việt Nam hoàn toàn cho phép có thể làm được. Hiện tại, có nhiều DN trẻ với đầy đam mê và sáng tạo, đang khát vọng biến giấc mơ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, để đứng đầu chuỗi giá trị toàn cầu có rất nhiều việc phải làm chứ không đơn giản chỉ là mơ mộng. DN phải phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ, thiết kế, kỹ thuật, quy trình sản xuất, nguồn nhân lực… Từ đó, mới có thể hiện thực hóa giấc mơ về những sản phẩm đẳng cấp quốc tế làm nên tên tuổi Việt Nam.
VietNamnet
- Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam: Những con đường phải đi mới đến
- Tôi không muốn Việt Nam có một Cty thứ hai giống Bkav. Còn bạn thì sao?
- Gia nhập các Hiệp định Thương mại: Người Việt còn tin dùng hàng Việt?
- Doanh nghiệp Việt khó đặt chân vào chuỗi cung ứng của Samsung
- Lý giải khả năng “đánh đâu thắng đó” của Vincom
- Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn kém xa Thái Lan
Trả lời