Thu phí QL6: ‘Doanh nghiệp chúng tôi phá sản đến nơi rồi’
“360.000 đồng cho 2 lượt đi vào lấy đá, tính ra một ngày BOT đã thu được 36 triệu đồng từ 100 lượt xe ra vào công ty. Một tháng sẽ là khoảng 1 tỷ đồng. Liệu rằng, có DN nào dám tiếp tục kinh doanh?”

Liên quan đến vụ việc người dân huyện Lương Sơn (Hòa Bình) liên tục vây kín  trạm thu phí QL6 Hòa Lạc – Hòa Bình, không cho bất cứ phương tiện nào qua lại vì bất đồng với mức thu phí ở đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỏ ra ngao ngán, than trời vì năng suất lao động giảm, nguồn thu bị hao hụt.

Theo tìm hiểu, trên địa bàn TT. Lương Sơn, có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trên các lĩnh vực vận tải, khai thác đá xây dựng… Việc trạm thu phí QL6 Hào Lạc – Hòa Bình được đặt ngay ở giữa trung tâm TT.Lương Sơn khiến các doanh nghiệp đau đầu.

   Thu phí QL6: 'Doanh nghiệp chúng tôi phá sản đến nơi rồi' - Ảnh 1

Trạm thu phí QL6 Hòa Lạc – Hòa Bình thời điểm bị người dân vây kín

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, từ khi có trạm thu phí Ql6 doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút đi rất nhiều, kéo theo đó là những hệ lụy. Nhiều công nhân mất việc làm do doanh nghiệp cắt giảm biên chế.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, ông Phan Thanh Phú, Giám đốc điều hành mỏ, Công ty Cổ phần xây dựng đá Lương Sơn buồn bã chia sẻ: “Từ khi có trạm thu phí QL6 án ngữ tại đây, việc kinh doanh sản xuất của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp chúng tôi phá sản đến nơi rồi”.

Cũng theo ông Phú cho biết: “Thời điểm chưa có trạm thu phí Ql6, công ty có khoảng 100 lao động cả dài hạn, 26 – 30 công làm việc ngắn hạn. Có thời điểm nhiều đơn hàng, doanh nghiệp còn phải huy động công nhân làm tăng ca, thêm giờ với 3 dây chuyền sản xuất đá chính. Tuy nhiên, đến thời điểm bây giờ doanh nghiệp chúng tôi chỉ hoạt động cầm chừng để duy trì sản xuất vì không bán được hàng”.

   Thu phí QL6: 'Doanh nghiệp chúng tôi phá sản đến nơi rồi' - Ảnh 2

Công trường nơi khai thác đá Ảnh: Đất Việt

Nói về việc doanh thu giảm ông Phú nói: “Từ khi có trạm thu phí QL6 này, doanh thu của chúng tôi giảm đí 2/3 (70%) so với thời điểm trước. Chúng tôi cũng không giám cắt giảm công nhân vì lo lắng đến lúc cần công nhân thì khó tìm người. Nhưng duy trì thì doanh nghiệp lại không có tiền trả lương”.

Cũng theo vị giám đốc điều hành này: “Do việc kinh doanh bị thua lỗ, chúng tôi đã phải bán đi 4 ô tô vận chuyển. Hai dây chuyền sản xuất khai thác đá đã ngừng hoạt động từ lâu. Trước kia mỗi ngày đêm có khoảng 100 lượt xe vào doanh nghiệp lấy hàng vận chuyển ra Hà Nội phục vụ cho các công trình xây dựng nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 30 xe. Anh em công nhân hiện nay đang thay nhau làm việc cầm chừng, mỗi người 10-12 công/tháng”.

   Thu phí QL6: 'Doanh nghiệp chúng tôi phá sản đến nơi rồi' - Ảnh 3

Đoạn đường đi từ mỏ mỏ đá về thị trấn Lương Sơn

“Với mức phí phải bỏ thêm 360.000 đồng cho 2 lượt đi vào lấy đá, tính ra một ngày BOT đã thu được 36 triệu đồng từ 100 lượt xe ra vào công ty. Một tháng sẽ là khoảng 1 tỷ đồng. Liệu rằng, có doanh nghiệp nào giám bỏ ra số tiền như vậy để vào lấy đá không? Sẽ không có doanh nghiệp nào mặn mà với công ty trừ khi đây là những mối làm ăn lâu năm và có hợp đồng từ trước”, ông Phú nói.

Đề có cái nhìn đa chiều về vị trí đặt trạm thu phí QL6 Hòa Lạc – Hòa Bình, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với đại diện Bộ GTVT.

Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: “Vị trí đặt trạm thu phí tại địa bàn huyện Lương Sơn là chuẩn rồi. Đặt trạm thu phí ở đó thì mới có thể kiểm soát được tất cả các xe lưu thông trên QL6. Vị trí này đã được UBND tỉnh Hòa Bình, Bộ Tài chính và địa phương thống nhất cao”.

Vị Thứ trưởng Bộ GTVT này khẳng định lại một lần nữa:“Vị trí đặt trạm thu phí QL6 ở TT. Lương Sơn là chuẩn. Trạm thu phí dù đặt ở đâu thì người dân cũng đều bị ảnh hưởng”.

“Bộ GTVT đã có công văn gửi sang Bộ Tài chính, sau đó Bộ Tài chính sẽ thống nhất xây dựng phương án thanh toán thực tế cho người dân H. Lương Sơn. Bộ Tài chính sẽ có văn bản trả lời chính thức cho người dân”, ông Nguyễn Hồng Trường cho hay.

khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Hoàng Mạnh Hùng, Trưởng Trạm thu Phí QL6 Hòa Lạc – Hòa Bình cho hay: “Chúng tôi chỉ được phép quản lý, vận hành trạm thu phí. Mọi vấn đề khác đều do phía BOT và Bộ GTVT quyết định”.

Nguồn nguoiduatin.vn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề