Lý do khiến Nga gần đây giảm các cuộc không kích tại Syria

Nationalinterest – Nga đã giảm cường độ không kích trong những ngày gần đây so với thời gian đỉnh điểm. Trong hai tuần trước Nga không kích 80 vụ một ngày nhưng gần đây con số đã sụt giảm đúng như nhiều quan chức Quốc phòng Mỹ đã từng dự đoán.
“Trong 24 giờ qua, các nhóm không quân Nga thực hiện 59 phi vụ không kích vào 94 mục tiêu khủng bố ở các tỉnh Deir ez-Zor Hama, Idlib, Lattakia, Damascus, Aleppo,” Đây là bản báo cáo được Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 26-10. “Trong ba ngày qua, không quân Nga đã thực hiện 164 phi vụ chiến đấu, không kích 285 mục tiêu khủng bố.”
Theo báo cáo này có nghĩa là trung bình Nga thực hiện 55 lần xuất kích mỗi ngày bằng các loại máy bay Sukhoi Su-24, Su-25, Su-30SM và Su-34, con số này ít hơn so với trước đây. Nhưng đây là con số Lầu năm góc đã dự doán trước đây. Dự đoán này dựa trên số lượng máy bay Nga đã được triển khai tại Syria. Theo số liệu Nga có từ 32 đến 36 máy bay đóng tại căn cứ Latakia, có nghĩa họ chỉ có thể thực hiện trong khoảng từ 48 đến 96 lần xuất kích mỗi ngày với điều kiện hậu cần tốt.
Trong những ngày đầu nhiều người ngạc nhiên với khả năng xuất kích của Nga lên đến 88 lần mỗi ngày, hầu hết các quan chức Quốc phòng Mỹ dự báo họ sẽ không thể duy trì con số này trong một thời gian dài. Vì Nga không có bất kỳ kinh nghiệm nào gần đây trong việc triển khai máy bay ở nước ngoài, cũng như họ không có một đội ngũ bảo trì để có thể duy trì mật độ trong lâu dài. Thật vậy, hầu hết các quan chức Lầu Năm Góc mà tôi đã nói chuyện đều cho rằng hậu cần là gót chân ‘Achilles’ của Quân đội Nga.
USA Today hôm qua trích lời một quan chức của Lầu năm góc dấu tên cho hay gần một phần ba số máy bay chiến đấu và năm mươi phần trăm các phương tiện vận tải của Nga tại Syria chỉ được vận hành trong một khoảng thời gian nhất định. Điều kiện khí hậu khắc nghiêt cũng là một yếu tố chính làm máy bay xuống cấp và làm các phi hành đoàn của họ không thể bay liên tục. Tuy nhiên một nguồn tin riêng cho rằng hậu cần là yếu tố quan trọng nhất làm số lượng xuất kích giảm sút. Họ đưa ra dẫn chứng máy bay Nga có sức chịu đựng rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt vì thiết kế đơn giản và cồng kềnh.
Thêm một yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng đó là phần lớn máy bay Nga được triển khai tới Syria là loại đã nâng cấp nhưng khung sườn của máy bay đã cũ, hoặc một số thiết bị chưa được thay thế đồng bộ vẫn râu ông nọ cắm cằm bà kia. Ngay cả khi máy bay đã được nâng cấp vẫn đòi hỏi phải bảo trì liên tục. Trong thực tế đây cũng chính là yếu tố để không quân Mỹ rất muốn thay thế những máy bay chiến đấu cũ kỹ (thay thế đội máy bay của Hải quân Mỹ F-14D)
Nhưng ngay cả với máy bay đời mới cũng có nhiều vấn đề đối với vấn đề bảo trì. Đội ngũ kỹ thuật phụ trách bảo trì phải làm quen với máy bay mới và cần phải có kinh nghiệm đánh giá bộ phận nào thường phải bảo trì và thay thế thường xuyên. Máy bay mới chỉ được đưa vào sử dụng khi có những sứ mệnh quan trọng, chính vì điều đó đội ngũ bảo trì có rất ít kinh nghiệm tích lũy ví dụ như các trường hợp đã xảy ra với F-22 và F-35 hiện tại. Tất nhiên Nga cũng không miễn nhiễm với vấn đề này. Thật vậy, máy bay ném bom hiện đại nhất của Nga là Su-34 đã được chế tạo đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng trong việc bảo trì vào những năm trước lý do là một phần do tốc độ sản xuất chậm. Nga sẽ coi đây là cơ hội để cải tiến hệ thống hậu cần của họ. Nếu Nga cải tiến tốt sẽ có thể nâng cao hoạt động bay và có thể đối phó với môi trường trong việc triển khai đúng chiến dịch cũng như kế hoạch đề ra. Chỉ có thời gian mới trả lời được Nga sẽ tốt lên như thế nào.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề