Giá dầu tăng, căng thẳng Iran – Arab Saudi tăng

SINGAPORE (Reuters) – Một tin tốt cho các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ: Đầu năm 2016 giá dầu đã tăng mạnh, đồng thời mối quan hệ giữa hai quốc gia hàng đầu về trữ lượng dầu mỏ Ả Rập Saudi và Iran đang xấu đi. Nhiều nhà phân tích lo ngại căng thẳng giữa hai cường quốc dầu mỏ sẽ làm gián đoạn nguồn cung trong tương lai, mặc dù tăng trưởng tại châu Á không được như kỳ vọng.

Ả Rập Saudi là quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran vào ngày Chủ nhật, nhằm phản ứng trước việ Đại sứ quan của họ bị tấn công tại Tehran. Căng thẳng ngoại giao giữa hai nước xảy ra sau khi Ả Rập Saudi chặt đầu giáo sĩ người Shiite nổi tiếng Sheikh Nimr Al-Nimr với tội danh khủng bố.

Giá dầu chuẩn Brent trên thị trường toàn cầu tăng hơn một đô la lên mức cao 38,50 $ một thùng vào hôm thứ nay, sau đó giảm xuống 38,18 $, tuy nhiên vẫn tăng hơn 2% so với trước đó.  Giá dầu West Texas Intermediate của Mỹ (WTI) giao dịch trong hợp đồng tương lai tăng 77 cent, tương đương 2,08% lên 37,81 $ một thùng.

“Gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Ả Rân Saudi và Iran, đã làm thị trường biến động dẫn đến giá dầu tăng lên khi thị trường mở cửa (vào đầu năm 2016),” theo nhà phân tích của hãng Phillip Futures cho biết.

Mặc dù giá dầu nhích lên nhưng chỉ bằng 2/3 so với năm 2014, trong khi đó các nhà sản xuất như OPEC, Nga, Mỹ khai thác dư cung tới 0,5-1 triệu thùng mỗi ngày.

“OPEC, Nga và Mỹ khai thác vượt dự đoán so với số liệu ban đầu của chúng tôi, làm lượng hàng tồn kho tăng lên. Chúng tôi nghĩ trong năm 2016 có thể sẽ tái cân bằng thị trường nhưng chỉ bắt đầu từ quý ba,” Alliance Bernstein nói.

Cũng theo nhà phân tích Alliance Bernstein dự đoán ​​giá dầu Brent trung bình từ 53 $ một thùng năm ngoái giảm xuống $ 50 vào năm 2016, nhưng sẽ phục hồi lên 70 $ một thùng vào năm 2017 và tăng lên đến $ 80 cho mỗi thùng vào năm 2018.

“Thế giới trong năm nay có khả năng tăng trưởng điều này sẽ là nguồn lực để theo kịp với sự tăng cung vào cuối năm 2016 và sẽ kích hoạt cho thị trường tái cân bằng như mức ban đầu”, Morgan Stanley cho biết.

Tuy nhiên ngân hàng này cho biết trước khi điều đó xảy ra giá có thể giảm sâu hơn nữa bất kể lợi nhuận đang bị giảm mạnh vì giá dầu rẻ.

“Trong một thị trường dư cung, không có giá trị nội tại đối với dầu thô… Các biểu giá được thiết lập bởi các nhà đầu tư và nhu cầu mua của người tiêu dùng”.

Iran có kế hoạch tăng sản lượng từ nửa triệu đến 1 triệu thùng mỗi ngày sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, mặc dù các quan chức Iran cho biết nước này không có kế hoạch tiếp tục làm dư cung trên thị trường, nhưng sẽ làm mọi cách để lấy lại thị phần bằng mức trước khi bị cấm vận.

Xuất khẩu dầu của Iran đã giảm xuống còn khoảng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, giảm từ mức đỉnh trước lệnh trừng phạt gần 3 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2011.

Tại Nga vào năm 2015 sản lượng dầu khai thác đạt mức cao kỷ lục thời hậu Xô viết, trung bình 10.730.000 thùng dầu mỗi ngày.

Về phía cầu, nhiều nhà lo ngại nền kinh tế phát triển chậm lại như hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng thứ 10. Vào tháng 12 theo các cuộc điều tra trên toàn châu Á đã cho thấy ngành công nghiệp đang gặp khó khăn khi sức mua giảm xuống.

Đức Dũng

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề