Nhiều phụ nữ dân tộc Hmong ở Sa Pa có thể kiếm tiền USD nhờ làm “hướng dẫn viên” cho du khách quốc tế.
Sa Pa, thị trấn biên giới của Việt Nam, nằm ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển. Nó “hút hồn” du khách bởi đỉnh Fansipan, “nóc nhà của Đông Dương”, với chiều cao 3.143 m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Những thửa ruộng bậc thang thơ mộng bao quanh Sa Pa. Thị trấn liên kết với thế giới bên ngoài nhờ những con đường dốc, quanh co.
Mỗi sáng, khi màn sương dần tan, thị trấn Sa Pa hiện ra với các khách sạn, nhà hàng mang hơi hướng phương Tây, những cửa hiệu bán quần áo và máy ATM. Tại trung tâm thị trấn, người dân địa phương bán đồ lưu niệm, tổ chức những chuyến thăm quan hay giới thiệu du khách về nhà trọ của họ. Phần lớn người làm công việc ấy là phụ nữ.
Bam Dzam, 29 tuổi, là người dân tộc Hmong. Cô đã làm công việc hướng dẫn viên du lịch tại Sa Pa trong 8 năm, The Diplomat đưa tin.
“Cha mẹ bắt tôi nghỉ học và kết hôn năm 15 tuổi. Vợ chồng tôi đã sinh 3 cháu gái và chúng tôi làm nghề nông. Tôi bắt đầu bán đồ lưu niệm khi lượng khách du lịch tới thành phố ngày một đông vào khoảng 10 năm trước. Sau đó tôi quyết định trở thành hướng dẫn viên du lịch”.
Phụ nữ Hmong chiếm khoảng 80% số lượng hướng dẫn viên du lịch tại Sa Pa. Công việc của Bam đã gặp trở ngại bởi nhóm đàn ông trong cộng đồng người Hmong không chấp thuận việc phụ nữ làm công việc này. “Họ nói với chồng tôi rằng anh ấy không nên để tôi làm hướng dẫn viên bởi tôi sẽ dễ nảy sinh tình cảm với người nước ngoài giàu có và sau đó sẽ trốn”.
Bam tỏ ra rất nhiệt huyết trong công việc. Cô háo hức trò chuyện bằng tiếng Anh về cuộc sống và gia đình của cô. Bam còn thêm gia vị cho câu chuyện bằng những tràng cười cùng sự hiểu biết tổng quát. “Bạn đến từ miền bắc nước Anh? Nơi đó gần Scotland phải không?”, Bam hỏi các du khách trong khi giúp họ bước lên ruộng bậc thang.
“Tôi luôn cảm thấy thú vị khi trò chuyện với khách nước ngoài. Tôi không học tiếng Anh ở trường nhưng tôi biết ngôn ngữ này rất quan trọng. Hồi tôi mới bước vào nghề, tôi chỉ có thể 50 từ và không thể giải thích thêm điều gì. Sau đó, tôi đã quyết tâm học tiếng Anh thông qua các cuộc đối thoại”, Bam nói.
Khả năng ngôn ngữ, sự tinh tế và mối quan hệ tốt đẹp với một đại lý du lịch tại địa phương đã giúp Bam có nhiều khách. Thu nhập hàng tháng của cô là khoảng 250 USD, con số cao hơn rất nhiều so với hồi cô làm ruộng. Bam đã dùng “tiền lương” để xây một căn nhà cho gia đình và mua xe máy cho chồng.
“Du lịch phát triển tốt tại đây. Nó đang tạo ra nhiều công việc và cơ hội cho phụ nữ. Nhiều phụ nữ Sa Pa có thu nhập cao hơn đàn ông. Thực tế ấy giúp họ có tiếng nói lớn hơn trong những công việc của địa phương”, tiến sĩ Tran Huu Son, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, nhận định.
Để đối phó với tình trạng lực lượng lao động ngày càng tăng trong ngành du lịch, chính quyền địa phương nhất trí với việc đảm bảo các kỹ năng phát triển dành cho phụ nữ như tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch. Ngoài ra, Sở Văn hóa sẽ trao tặng phần thưởng cho các hộ khuyên khích con em họ đến trường và phạt tiền những gia đình tự ý buộc con em của họ nghỉ học. Chính sách đó mở ra triển vọng tương lai cho thế hệ những đứa trẻ như con của Bam.
“Tôi rất vui vì có đủ khả năng chi trả học phí cho con gái và đảm bảo rằng chúng sẽ học hành tới nơi tới chốn. Tôi luôn mong ước chúng sẽ đỗ đại học”.
Lan Hương (Theo Tầm Nhìn)
- Sự buồn thảm của du lịch Việt nhìn từ Thái Lan
- Du lịch Việt Nam” giậm chân tại chỗ”: Gỡ chỗ này, coi chừng vướng chỗ khác!
- Ông Tây phản bác sau khi bị nhận nhiều "gạch đá" vì nhắc khéo ý thức giữ gìn vệ sinh của người Việt
- Câu chuyện visa và hậu visa
- Từ 1.7 miễn thị thực cho công dân 5 nước Châu Âu: Du lịch Việt làm gì để đón khách tây?
- Báo Séc viết: Muốn trở về thời Trung cổ, hãy sang Việt nam
Mình có cảm giác người dân tộc họ có năng khiếu ngoại ngữ hơn người kinh hay gọi là người đa số trong một dân tộc, vì ngay trong một nước mà họ đã biết ít nhất 2 thứ tiếng là tiếng Kinh và tiếng dân tộc mình, cho nên khả năng này của họ có thể mang tính trội.