Biến cố Gạc Ma qua Lưu trữ của Liên Hợp Quốc. Phần 1: Trước ngày Biển Đông nhuốm máu

Sáng sớm ngày 14.3.1988, sau khi bắn chết thiếu uý Trần Văn Phương, người đang nắm giữ lá cờ Việt Nam trên Gạc Ma, hải quân Trung Quốc tiếp tục cho tàu pháo xả về những người công binh không vũ khí của hải quân Việt Nam. 64 quân nhân đã tử trận. Trung Quốc chính thức chiếm đóng Gạc Ma. Theo luật quốc tế, sự thụ đắc một vùng lãnh thổ bằng vũ lực bị nghiêm cấm và không tạo nên danh nghĩa chủ quyền hợp pháp.

Gac Ma

Trước và sau biến cố Gạc Ma, tại Liên Hợp Quốc đã diễn ra một cuộc khẩu chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc với những lá thư từ đại diện ngoại giao của hai bên gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, thể hiện quan điểm, lập trường chính thức của hai bên. Tưởng niệm 27 năm ngày Việt Nam mất đi 64 người con hy sinh vì đất nước, dự án Đại Sự Ký Biển Đông xin trân trọng giới thiệu phần tư liệu này. Những tư liệu này được lấy trực tiếp từ lưu trữ của Liên Hợp Quốc. Một phần tư liệu cũng đã được Báo Thanh Niên giới thiệu ở đây.

Ngày 22.2.1988, Việt Nam gửi tuyên bố ngoại giao tới Liên Hợp Quốc, thông báo sự hiện diện của 4 tàu chiến Trung Quốc từ cuối tháng Giêng tại khu vực các công binh Việt Nam đang tiến hành xây dựng trên một số thực thể tại Trường Sa. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút tàu chiến ra khỏi khu vực.

1

2

Ngày 25.2.1988, Trung Quốc bác bỏ những tuyên bố và yêu cầu của Việt Nam, nhưng không phủ nhận về sự hiện diện của những tàu chiến tại khu vực này.

3

(Còn tiếp)

Daisukybiendong.wordpress.com


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề