EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với 170 công dân Belarus, trong đó có Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.Tạp chí “Apostrof” đã có cuộc trao đổi với nhà sử học Nga-Mỹ Yuri Georgievich Felshtinsky về motiv của quyết định này, và mối đe dọa gì đang chờ nhà lãnh đạo Belarus.
Alexander Lukashenko là một nhà độc tài. Điều này là chắc chắn. Nhưng ông không phải là nhà độc tài duy nhất trên thế giới, và, có lẽ không phải là tồi tệ nhất. Tôi tin rằng, sẽ có những người sẵn sàng lập luận một cách thuyết phục rằng ông – nhà độc tài mềm dẻo nhất trong những trong những kẻ độc tài đang tồn tại, mà các nạn nhân của chế độ của ông chỉ đếm trên đầu ngón tay, và đất nước của ông không bị sa lầy trong cuộc chiến tranh dân sự và khủng bố hàng loạt, như nhiều nước khác.
Tuy nhiên, Tổng thống Lukashenko – nhà độc tài đã tạo ra một tình huống nguy hiểm đối với Liên minh châu Âu, bởi vì rằng nhân vật mà Châu Âu lo sợ nhất chính là những kẻ độc tài. Châu Âu đã phải trả một giá quá cao cho niềm đam mê của chế độ độc tài và chủ nghĩa dân tộc vào đêm trước của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ở châu Âu hiện đại chỉ có hai cường quốc: Nga và Liên minh châu Âu. Theo quan điểm quân sự cũng có hai: Nga và NATO. Chính quyền Nga mà hiện đứng đầu là các cán bộ FSB cao cấp, điều hành đất nước, và đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng. Chính quyền ở Nga đã bị cơ quan FSB thôn tính. Nước Nga bị kiểm soát hoàn toàn bởi nhóm quân sự cực hữu trong chính quyền điện Kremlin, bao gồm các nhà lãnh đạo trước đây và hiện tại là các lãnh đạo của Cục tình báo an ninh Nga. Tự do báo chí đều bị bóp nghẹt. Hệ thống bầu cử được bị chiếm đoạt. Đối lập chính trị bị xóa sổ. Một nền kinh tế thị trường đang hoạt động trong sự điều tiết, tương ứng với tầm nhìn, sự hiểu biết và kỹ năng do những kẻ tiếm quyền Kremlin định đoạt.
Chương trình đối ngoại của những kẻ tiếm quyền mới chỉ bắt đầu xuất hiện. Vấn đề chính của chính quyền Nga là trong việc bành trướng mở rộng ra nước ngoài không chỉ cần đến quân đội, mà cả một ý thức hệ. Nhưng điện Kremlin đã chưa thể xây dựng hệ tư tưởng này. Họ buộc phải từ bỏ ý thức hệ cộng sản của Liên Xô bởi vì sự độc quyền về tư tưởng này thuộc Đảng Cộng sản mà đã bị lỗi thời. Và đến nay những tàn dư của Đảng cộng sản hiện vẫn muốn chiếm quyền kiểm soát chính trị trên tất cả, trong đó có lực lượng an ninh.
Khuyếch trương công khai các hệ tư tưởng phát xít cũng là điều không thể do danh xấu của từ phát xít, Hơn nữa chính tư tưởng phát xít (hệ tư tưởng mà Putin đang ứng dụng) không cản trở Putin công khai ứng dụng ở nước Nga, mà sự thất bại của hệ tư tưởng này trong lịch sử đã cản trở ông: Nước Đức thua trong chiến tranh thế giới.
Tạo ra một hệ tư tưởng mới, chưa từng được cấp bằng sáng chế trước đó, là rất khó khăn. Do đó, chính quyền Nga đang phải đối mặt với các vấn đề mang đặc tính ngôn từ – “thế giới Nga”, “Gen Nga”, một “trật tự thế giới mới”, “lòng yêu nước” – tất cả những cố gắng vô nghĩa, đáng thương này của Putin là nhằm áp đặt chủ nghĩa phát xít, thay thế nó bằng một từ khác. Nhưng bất hạnh của Putin trong hệ tư tưởng phụ thuộc rất nhiều vào các thuật ngữ, biểu tượng, con dấu và các khẩu hiệu, đến một lúc nào đó ông ta buộc phải đặt tên cho chúng. Quốc ca Liên Xô, quân đội đỏ, từ “đồng chí” và hãng thông tấn TASS ở đây là không giới hạn
Trong chính sách đối ngoại, Putin, với tư cách là người đứng đầu của nước Nga hiện đại đã vạch ra một vài nhiệm vụ siêu quan trọng. Có một số nhiệm vụ đơn giản hơn, tức là có thể giải quyết bằng quân sự. Ví dụ, việc chiếm lĩnh các lãnh thổ của các nước láng giềng. Từ năm 2008, nước Nga nuốt Abkhazia, Nam Ossetia và một số khu vực Ukraina (vùng Crimea, Luhansk và Donetsk). Cùng với nước Cộng hòa không được công nhận thuộc đất Moldovie – Pridnestrovian, mà trong năm 2014-2015 Nga đã dự định bằng quân sự (nhưng không thành công) chọc một “hành lang trên bộ” qua Ukraina, chúng ta đang nói về khoảng 60.000 dặm vuông km lãnh thổ với dân số 7.000.000 người.
Các kế hoạch rộng lớn hơn của chính quyền Nga hiện nay đang bị cản trở bởi Liên minh châu Âu (như một cấu trúc chính trị) và NATO (như quân đội). Theo đó, mục tiêu của chính sách đối ngoại của Nga trong giai đoạn hiện nay là chia rẽ EU và NATO. Về mặt chính trị, điều đó có thể đạt được theo góc nhìn của điện Kremlin, thông qua việc tăng cường các phong trào dân tộc và dẫn đến ly khai trong Liên minh châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, nơi mà điện Kremlin tích cực và công khai ủng hộ “Mặt trận Dân tộc” Marine Le Pen. Phong trào này đang tích cực hô hào đòi Pháp rút khỏi Liên minh châu Âu và NATO. Đồng thời Moscow đang đánh cược vào các chính trị gia cánh hữu và các phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Hungary, Slovakia và Bulgaria và hối lộ hoặc mua chuộc các nhà lãnh đạo châu Âu, chẳng hạn như cựu Thủ tướng Ý Berlusconi và cựu Thủ tướng Đức Schroeder.
Điện Kremlin sử dụng thế mạnh quân sự để gây áp lực chính trị vào Liên minh châu Âu và NATO, Ngay sau cuộc xâm lược của Ukraina, quân đội Nga bắt đầu thực hiện các cuộc tập trận ở tất cả các vùng của Liên bang Nga, Bố trí các sư đoàn quân đội dọc theo biên giới Nga-Ukraina, ở Crimea bị chiếm đóng và khu vực Kaliningrad, tiến hành khiêu khích và do thám hàng ngày sức mạnh của không quân và và hải quân của các nước láng giềng (bao gồm cả các nước không là các thành viên NATO như Thụy Điển và Phần Lan), Hoa Kỳ và thậm chí những nước không có biên giới giáp với Nga, nhưng là một thành viên của NATO, như Vương quốc Anh.
Bằng hành động của mình, các nhà chức trách Nga đã gây ra cuộc tranh luận về việc liệu NATO sẽ bảo vệ các thành viên của mình trong trường hợp xâm lược của Nga, đặc biệt, liệu NATO sẽ bảo vệ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nhưng là các thành viên của NATO hay không. Đến thời điểm này, trở nên rõ ràng rằng NATO sẽ không bảo vệ các nạn nhân của sự xâm lược của Nga, nếu chưa được chấp nhận vào trong NATO. Đồng thời người dân của các nước mà đang là nạn nhân của sự xâm lược được hỏi, liệu họ có sẵn sàng chết cho đất nước của họ trong trường hợp một cuộc tấn công Nga; rồi công dân của các nước Tây Âu – họ sẵn sàng chết cho tự do hay không, ví dụ, các nước Baltic; còn công dân Nga – liệu họ đã sẵn sàng để chết theo lệnh của chính quyền Nga hay không.
Rõ ràng là phần lớn số người được hỏi bất cứ nơi nào ngoại trừ ở Nga, đã không đồng ý chết. Tuy nhiên, không ít các nhà lãnh đạo NATO đã truyền đạt cho Putin rằng việc mở rộng của Nga chống lại bất kỳ nước thành viên NATO sẽ có nghĩa là sự khởi đầu của cuộc chiến tranh chống lại NATO với tất cả những hậu quả của nó.
Ngày 30 tháng 9 2015, vẫn duy trì 40 nghìn quân tập trung ở biên giới Nga-Ukraina, nước Nga đã mở một mặt trận Trung Đông và đưa “một đội quân có giới hạn” của nước này tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria, nhằm ủng hộ Tổng thống Assad. Triển vọng chia rẽ NATO trên mặt trận này đối với Putin càng rõ hơn vì hy vọng sẽ kéo Thổ Nhĩ Kỳ, là một thành viên của NATO, nhảy vào cuộc chiến trên trên đất Syria. Về mặt quân sự và chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ, đến nay đang là thành viên dễ bị tổn thương nhất của NATO vì những rủi ro do của việc thành lập một nhà nước Kurd độc lập. Sau này nhà nước đó tất yếu sẽ nhòm ngó và sát nhập một số khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà người Kurd sinh sống. Vì vậy, sự can thiệp của Nga trong cuộc nội chiến ở Syria với mục tiêu chính kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào một cuộc xung đột quân sự và để loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc là buộc Thổ phải ra khỏi NATO. Đồng thời Nga sẽ đóng vai trò là một sứ giả trong các cuộc đàm phán hòa bình để giải quyết trong ngắn hạn cuộc xung đột Syria-Kurd – Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bối cảnh này, Liên minh châu Âu với rất nhiều các nan đề cần xử lý không thể đủ khả năng để tiếp tục bỏ qua Belarus và tiếp tục các biện pháp trừng phạt đối với Lukashenko, vì như thế sẽ càng đẩy ông ta vào vòng tay của Putin. Trong thực tế, loại bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt chống lại Belarus và lãnh đạo của nó – là một nỗ lực của Liên minh châu Âu nhằm lôi kéo Lukashenko về phía mình trong cuộc đấu tranh chính trị với Nga. Tuy nhiên, việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Belarus có thể không phải là sự kết thúc vấn đề của Lukashenko, mà là mở đầu các nan đề với ông. Nếu Lukashenko đi theo con đường dân chủ (điều này khó tin), ông ta sẽ mất chính quyền tại các cuộc bầu tiếp theo. Nếu ông ây mở một liên minh chính trị với EU, thì ông nhất định sẽ bị Nga lật đổ.
Dù sao thì đường lối của Nga không phụ thuộc vào mọi hành vi của Lukashenko trong mọi trường hợp. Nếu Nga bắt đầu thực hiện chương trình chính sách đối ngoại hiếu chiến của mình, thì sự chiếm đóng và thôn tính Belarus sẽ chỉ là vấn đề thời gian. Thậm chí có thể tưởng tượng rằng sự sáp nhập Belarus vào Nga – là một phép thử, một màn dạo đầu cho sự khởi đầu của vòng xoáy tiếp theo của Chiến tranh Thế giới do Nga khởi xướng. Điều cuối cùng, khiến chúng ta cần quan tâm vào lúc này – liệu Lukashenko sẽ được tiếp tục điều hành lãnh thổ mà lúc nào đó được gọi tên là Belarus, hay người đứng đầu của nước cộng hòa Belarus trong Liên bang Nga sẽ là một người khác với tên họ không giống tên họ của người Belarus – Yuri Georgievich Felshtinsky.
Theo belaruspartisan.org
Vấn đề là: i, sự phản kháng của dân chúng và; ii, sự lật kèo của giới tài phiệt và cấu trúc quyền lực nội địa.