1 – ZU-23-2 23mm 2 nòng
Đây là pháo phòng không nhưng sử dụng cho bộ binh vẫn hiệu quả. Trong tình hình thiếu vũ khí quân đội Ukraina đã sử dụng trong cuộc chiến chống ly khai. ZSU-23-4 “Shilka” được coi là mối đe dọa với NATO trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Và được sử dụng bởi hầu hết các nước trong khối Hiệp ước Warsaw và các nước khác ủng hộ Liên Xô. Khoảng 2.500 zsu-23-4 trong tổng số sản xuất 6.500, đã được xuất khẩu đến 23 quốc gia.
ZSU 23-4 đã phục vụ trong chiến tranh Yom Kippur (1973) và các cuộc xung đột Ả Rập-Israel khác, cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), và chiến tranh vùng Vịnh I (1990). Trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, nó đã có hiệu quả đối với không quân Israel. Phi công Israel cố gắng bay thấp để tránh tên lửa SA-6 thường bị bắn hạ bởi ZSU-23-4. Trong các cuộc chiến tranh Xô-Afghanistan, ZSU-23-4 được sử dụng rộng rãi và có hiệu lực rất lớn đối với quân Mujahideen ở vùng núi, các pháo 23mm của ZSU-23-4 có thể để nâng cao hơn nhiều hơn so với các loại vũ khí trên BMP, BTR, T-55, hoặc T-62. Quân đội Nga cũng sử dụng ZSU 23-4 để chiến đấu ở Chechnya.
2- Pháo D-30 cỡ nòng 122mm.
Được sản xuất từ những năm 70 của thế kỷ trước, song lựu pháo D-30 (2A18M) cỡ 122 mm ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong quân đội của nhiều nước trên thế giới. Nó được sử dụng chủ yếu nhằm thực thi một số nhiệm vụ sau: tiêu diệt và chế áp sinh lực đối phương lộ thiên hoặc trú ẩn trong các hầm hào, công sự dã chiến; tiêu diệt và chế áp hỏa lực bộ binh của đối phương; phản pháo, diệt xe tăng, xe bọc thép của đối phương.
Các biến thể: 2A18, 2A18M, 2A18M1, 2A31, 2A32
Trọng lượng tác chiến 3.200 kg
Chiều dài thân: 5,4 m
Chiều dài nòng: 38 calip
Chiều rộng thân: 1,9 m
Chiều cao: 1,6 m
Ê kíp điều khiển: 8 người
Cỡ nòng: 122 mm
Thiết bị chống giật: thủy khí động lực
Chân đế: 3 chân
Góc nâng: -7 độ đến +70 độ
Góc xoay: 360 độ
Tốc độ bắn: 1 phát/phút, tối đa 7-8 phát/phút
Tầm bắn hiệu quả: 15.300 m, tối đa 22.000 m (đạn phản lực tích cực)
3 – Pháo tự hành 2S1 Gvozdika
Nguyên mẫu của nó được hoàn thành năm 1969 và được trang bị cho Quân đội Liên Xô vào năm 1970. 2S1 được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa tiếp nhận vào năm 1974.Do có khung gầm dựa trên loại xe bọc thép lội nước MT-LB nên 2S1 cũng có thể lội nước với tốc độ chậm 4,5 km/h.
Với pháo 122mm nó có nhiệm vụ tiêu diệt và chế áp lực lượng cơ động, các hỏa điểm của bộ binh, phá hủy các loại công sự dã chiến, vượt qua các bãi mìn, các chướng ngại vật (hàng rào thép gai), đấu lại các loại pháo, súng cối và phương tiện bọc thép của đối phương.
4 – SO-152 (СО-152)
Là một pháo tự hành với cỡ nòng 152,4 ly của Liên Xô, được phát triển vào năm 1968 nhằm đối phó lại vũ khí tương tự của Mỹ là pháo tự hành M109 155 ly. Việc phát triển bắt đầu với nghị quyếtcủa Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra ngày 4 tháng 7 năm 1967. Trong năm 1968 SO-152 được hoàn thành xong và năm 1971 được đưa vào sử dụng. Theo cách đặt tên của Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) nó được gọi là 2S3 (2С3). 2S3 cũng mang một tên gọi khác là “Akatsiya”
Khối lượng tối đai: 28 tấn
Vũ khí chính: Lựu pháo L/27 152,4 ly D-22. Cơ số đạn 46 viên
5 – Pháo tự hành 2S1 Carnation.
Pháo tự hành “Hoa Cẩm Chướng” cũng được Bộ Quốc phòng Ukraine xem là một giải pháp phù hợp khi các hệ thống pháo binh hiện có đang bị suy giảm số lượng và chưa thể sửa chữa kịp.
Theo Military-today, 2S1 Carnation là một loại pháo tự hành do Liên Xô sản xuất hàng loạt từ năm 1971 đến năm 1980 ở Kharkov, dựa trên khung gầm xe bọc thép đa năng MT-LB chạy bằng động cơ diesel YaMZ-238V, 240 mã lực, có tốc độ tối đa 60 km/h, phạm vi hoạt động 500 km.
Hệ thống pháo này được lắp khẩu pháo D-32 cỡ nòng 122 mm, một phiên bản của pháo D-30, mang loại đạn có đầu đạn mảnh, đầu đạn chùm, có tầm bắn 15,2 km.
Tuy nhiên, theo Military-informant, pháo tự hành 2S1 Carnation được xem là loại pháo binh có lợi thế khi di chuyên trên đất khô ráo, song lại chưa được đào tạo để có thể di chuyển qua vùng ngập nước.
6 – 2S9 NONA.
Tiếng Nga: 2С9 «Нона-C» là tên một loại pháo cối tự hành thiết kế bởi lực lượng Quân đội Liên Xô và chính thức hoạt động vào năm 1981. Phần khung tăng được gọi là S-120 và phần giáp trước được bọc bằng nhôm giống như xe bọc thép chở quân nhảy dù BTR-D. Hiện tại không có con số sản xuất chính thức được đưa ra nhưng theo phỏng đoán thì có khoảng 1000 chiếc được sản xuất.[2]
2S9 Nona-S là loại xe lội nước và có thể tự vận hành được dưới nước nhờ hai máy bơm xả nước đằng sau thân xe. Kíp chiến đấu của tăng gồm 4 người: chỉ huy-thợ máy/lái tăng-pháo thủ-người điều khiển súng máy. Phần thân tăng của 2S9 được chia làm 3 ngăn: ngăn chỉ huy-ngăn chiến đấu-ngăn động cơ. Một bánh xe cốt thép được hàn vào giữa thân tăng. Tháp pháo có hai cửa thoát hiểm dành cho người điều khiển súng máy và người thay đạn. 2S9 được trang bị một pháo 120 mm 2A60 với chiều dài 1.8 m.2S9 bắn theo kiểu cơ bấm và có thể bắn ra đạn HE, đạn phốt-pho trắng và đạn khói.[1]
Khối lượng 8.7 tấn
Cỡ đạn 120mm
Tầm bắn hiệu quả 8,8km . 12,8km tầm bắn tối đa.
7 – Lựu pháo tự hành Msta-S
Là sản phẩm pháo tự hành cuối cùng dưới thời Liên Xô, chính thức được sản xuất từ năm 1989. Quân đội Ukraine hiện có trong trang bị khoảng 150 khẩu pháo như vậy.
Msta-S do Viện thiết kế UZTM dựa trên khung gầm của xe tăng T-80 và động cơ diesel của xe tăng T-72 V-84MS 840 mã lực. Pháo có cỡ nòng 152 mm bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn gồm cả đạn pháo có điều khiển bằng laser Krasnopol, cơ số đạn 50 viên, nạp đạn tự động. Tháp pháo được bổ sung thêm súng máy phòng không 12,7 mm NSVT với cơ số 300 viên. Tháp pháo được trang bị hệ thống phòngxạ – sinh – hóa, hệ thống ngắm bắn đồng bộ gồm các thiết bị hiển thị biểu tượng số hóa, bộ kính ngắm đồng bộ dự phòng 1P22, bộ kính ngắm 1P23 dùng cho trực xạ, và bộ thiết bị thu tín hiệu định vị, dẫn đường vệ tinh. Từ năm 2008, Lục quân Nga đặt hàng chế tạo loại Msta-S có hệ thống kiểm soát bắn tự động.
Khối lượng 42 tấn
Chiều dài 7,15m
Chiều rộng 3,38m
Chiều cao 2,99m
Kíp chiến đấu 5 người
Tốc độ bắn 6-8 phát/phút
Tầm bắn xa nhất đạn trích khí đáy 20km, đạn phản lực 36km
nhìn pháo tự hành lại có chú thích ZU-23-2 23 giật cả mình sợ chú em mình nhầm nhọt gì chăng, vào blog mới hay đây là hình minh họa, nhưng quả thực là PIC mình họa kiểu này hay nhầm lắm.hình của ZU-23-2 23:
nữa:
Đúng như bài viết, tuy pháo phòng không nhưng trong nhiều cuộc chiến người ta đã đưa loại này vào như là một loại vũ khí hỏa lực bộ binh, loại này UN đã cấm sử dụng trong bộ binh, nhưng do tính hiệu quả trong chiến đấu nên người ta vẫn dùng, chiến tranh biên gioiws79-89 cả vn và tq đều dùng bắn bộ binh!!!
Bản thân nó chỉ là pháp bình thường sau này được gắn lên xe thiết giáp, kể cả gắn lên xe tải nữa anh ạ.
vì nó rất hiệu quả trong hỏa lực bộ binh nên nó được áp dụng nhiều trên mọi tình huống, trên mọi phương tiện. Công ước quốc tế cấm dùng trong bộ bình.
Quả này hạ nòng bắn bo mục tiêu mặt đất cũng rất hiệu quả
con trong ảnh là pháo tự hành Msta-S 152.
Dùng súng của người U giết người U
Của người U giết người Nga chứ
Vùng chiến sự đa số là nhân dân. Pháo này mà hạ nòng bắn vào dân thì thật sự là phạm tội ác chiến tranh rồi.
Ukraina sắp cho ra lò hai loại tên lửa không đối không và không đối đất có trang bị hệ thống bắt mục tiêu băng tần kép,tìm dò tự động bằng tia hồng ngoại và dùng nguyên liệu rắn nhằm trang bị cho các máy bay chiến đấu :http://news.liga.net/news/politics/3666126-ukroboronprom_razrabatyvaet_dva_tipa_raket_dlya_ukrainskoy_armii.htm
U co My va phuong Tay bao ke roi con so gi..
Không phải muốn được bảo kê là được. Khổ nhất là không được ai ủng hộ nên phải luồn cúi trước chủ nghĩa bành trư�ớng.