Trung Quốc và Nga đã tăng mạnh cho chi tiêu quốc phòng trong năm 2014, ngoài ra cuộc xung đột tại Ukraine là nguyên nhân dẫn đến các nước Đông Âu tăng mạnh cho ngân sách quân sự, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Hoa Kỳ vẫn là nước chi tiêu cho quốc phòng lớn nhất thế giới tuy nhiên trong năm 2014 họ đã giảm 6,4%. Trong khi Trung Quốc, Nga và Saudi Arabia – ba nước có mức tăng chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới.
Năm ngoái chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc ước đạt 216 tỷ USD (204 tỷ euro), tăng 9,7 phần trăm.
Cuộc xung đột ở Ukraine giữa quân đội chính phủ và phiến quân được Nga hỗ trợ đã làm những nước gần Nga tăng chi tiêu quốc phòng khi họ sửa đổi chiến lược phòng thủ.
“Cuộc khủng hoảng Ukraine đã thay đổi căn bản về tình hình an ninh ở châu Âu, nhưng cho đến nay các tác động của cuộc xung đột rõ rệt nhất về chi tiêu quân sự là ở các nước có chung biên giới Nga”, nhà phân tích Sam Perlo-Freeman thuộc viện SIPRI nói.
Ngân sách của Ukraine đã nhảy vọt hơn 20 phần trăm lên đến $ 4 tỷ USD, trong khi Nga đã tăng hơn 8% lên đến 84,5 tỷ USD.
Ngân sách của chính phủ Nga cũng dự báo sẽ còn gia tăng hơn mức 15% trong năm 2015, nhưng có thể phải cắt giảm do những khó khăn của nền kinh tế liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.
Tại Tây Âu cũng như Hoa Kỳ ngân sách bị cắt giảm báo cáo cho biết.
Trong khi Washington vẫn là nước chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới nhưng mức độ đã bị thu hẹp 1% kể từ khi đạt đỉnh điểm vào năm 2010.
“Tuy nhiên, chi tiêu quân sự Mỹ hiện nay vẫn cao hơn so với năm 2001 là 45%, ngay trước khi các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 Tháng Chín,”.
Hoa Kỳ tăng ngân sách quân sự sau những hậu quả của các cuộc tấn công tự sát vào ngày 11 Tháng Chín năm 2001 đã làm thiệt mạng gần 3.000 người.
Trong vòng hai năm Hoa Kỳ đã phát động hai cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu ở Afghanistan và Iraq.
Saudi Arabia tăng 17%. Đây là sự gia tăng lớn nhất, lớn hơn bất kỳ nước nào trong top 15 nước chi tiêu quốc phòng trên toàn thế giới.
Vương quốc giàu dầu mỏ là một cường quốc khu vực với vai trò quan trọng trong nhiều cuộc xung đột trong khu vực đầy bất ổn.
Kể từ ngày 26 tháng 3, một liên minh do Riyadh dẫn đầu đã tiến hành các cuộc không kích chống lại phiến quân Shiite Houthi khi phiến quân này tràn ngập trong Sanaa vào tháng Chín năm ngoái.
Tại châu Phi chi tiêu quân sự đã tăng gần sáu phần trăm, dẫn đầu là nhà sản xuất dầu mỏ Algeria và Angola.
“Trong khi tổng chi tiêu quân sự trên thế giới chủ yếu không thay đổi, nhưng một số khu vực như Trung Đông và phần lớn châu Phi hiện đang tiếp tục tăng mạnh cho ngân sách quốc phòng đặt một gánh nặng ngày càng gia tăng cho nhiều nền kinh tế,” nhà phân tích Perlo-Freeman thuộc SIPRI cho biết.
“Sự gia tăng này phản ánh phần nào tình hình hình an ninh ngày càng xấu đi, nhưng trong nhiều trường hợp đây là những sản phẩm của tham nhũng, lợi ích nhóm và quản trị chuyên chế.”
Chi tiêu quân sự toàn cầu đạt 1.800 tỷ USD trong năm 2014 – chỉ giảm 0,4% kể từ năm 2013, các cố vấn cho biết.
Đức Dũng
Trả lời