Poroshenko: Những xung đột trên thế giới đều vì Nga gây hấn

Mới đây, báo Bild (Đức) đã có bài phỏng vấn với Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko. Ông đề cập đến quan hệ căng thẳng với Nga, bày tỏ mong muốn phương Tây tiếp tục cấm vận nước này và bàn về việc Nga tiến hành không kích ở Syria.

Bild: Thưa ông Poroshenko, ông vừa có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Có phải Đức đã từ bỏ Ukraina do khủng hoảng di dân hiện tại?

Ông Petro Poroshenko: Hoàn toàn không. Tôi và bà ấy đã có một cuộc gặp mặt với nội dung chuyên sâu, điều đó cho thấy ý nghĩa của Ukraina đối với Đức cũng như toàn châu Âu. Ai cũng thấy rằng, nếu Nga có ý đồ bành trướng, an ninh châu Âu sẽ bị đe dọa. Đến nay NGa vẫn chưa thực thi điều khoản trong hiệp ước Minsk, không những vậy còn đưa quân vào Ukraina nữa.

Bild: Nguy cơ xung đột trực tiếp với Nga ra sao, thưa ông?

Poroshenko: Lớn hơn năm ngoái rất nhiều. Nga chưa hề thực thi điều khoản nào trong hiệp ước Minsk. Thay vào đó, tôi khẳng định rằng có đến 8.000 binh lính và sĩ quan Nga đang có mặt trong nước chúng tôi, bọn họ còn dựng căn cứ mới và tiến hành tập trận liên tục. Nga đầu tư rất nhiều cho việc này và họ vẫn chưa đưa ra lời giải thích nào cả.

Bild: Ông nghĩ liệu Ukraina có cần thêm vũ khí từ Đức để bảo vệ quốc gia không?

Poroshenko: Chúng tôi vẫn để ngỏ khả năng này và chúng tôi sẵn sàng chấp nhận, bởi đây là vấn đề có liên quan đến toàn châu Âu. Chúng ta nên ủng hộ nhau hơn nữa và phải chuẩn bị cho mọi tình huống. Biện pháp chính hiện nay là ngoại giao. Thủ tướng Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình xoa dịu căng thẳng. Tròn một năm trước, vào tháng 2/2015, chúng tôi gặp nhau sau khi Nga nã pháo vào nhà dân và họ vẫn chưa hề đưa ra lời giải thích nào cả.

Bild: Cùng lúc đó, có rất nhiều chính khách đang tiếp cận Tổng thống Nga Vladimir Putin và coi ông ấy là đối tác trong cuộc chiến ở Syria. Ông nghĩ sao về điều này?

Poroshenko: Với tôi, nếu chúng ta nhìn vào tình hình ở miền Đông Ukraina, chúng ta nhất quyết không được dỡ bỏ cấm vận đối với Nga. Châu Âu không được phép trở thành nạn nhân của Putin chỉ vì tin rằng vấn đề Syria không thể được giải quyết mà không có Nga. Những gì đang xảy ra trên thế giới là do những hành động gây hấn của Nga trực tiếp và gián tiếp gây ra. Do đó chúng ta phải tiếp tục cấm vận. Nga muốn chia rẽ các nước châu Âu và điều đó không được phép xảy ra. Ngay cả trên phương diện kinh tế, thị trường Nga không còn như trước đây nữa, còn châu Âu cũng không còn phụ thuộc nhiều vào Nga nữa.

Bild: Trong một bài phỏng vấn với Bild, ông Putin cho biết biên giới không phải là điều khiến ông bận tâm. Với Ukraina điều đó có ý nghĩa như thế nào?

Poroshenko: Cho đến giờ, Putin luôn hành động theo lý lẽ này nhưng chưa bao giờ thừa nhận công khai. Chính phủ Ukraina biết rằng ông ta không chấp nhận đường biên giới quốc gia của chúng tôi. Phát ngồn của Putin do đó nhằm vào các nước châu Âu, nghĩa là điều này có thể xảy ra ở bất kỳ nước nào. Putin có thể sáp nhập bất kỳ quốc gia nào với lý do phân biệt đối xử với cộng đồng người Nga ở đó. Ngay cả Đức cũng có cộng đồng người Nga sinh sống.

Bild: Hiện Ukraina đang phải đấu tranh chống lại nạn tham nhũng. Nhiều người đã chỉ trích rằng các biện pháp cải tổ cũng như những nỗ lực chống tha hóa biến chất không mang lại hiệu quả.

Poroshenko: Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc cải cách trong ngành cảnh sát, trong quân đội, trong tiến trình phân quyền, trong nền kinh tế, nhưng tất nhiên kết quả đạt được phải có nhanh hơn nữa. Nhưng đừng quên rằng chúng tôi đang có một cuộc nội chiến kéo dài một năm rưỡi nay. Nếu không có chiến tranh, không có quân đội Nga ở miền Đông, chúng tôi đã có thể cải cách nhanh hơn rồi.

 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Anh Tuấn (lược dịch)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề