Nỗi khổ của Moscow với người bạn độc tài

Lệnh cấm vận nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu của Nga đã dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Belarus,  một quốc gia độc tài, đồng minh thân cận của Nga trong Liên minh Hải quan đã giúp châu Âu lách lệnh cấm nhập khẩu của Nga, điều này gây sự nguy hại cho Liên minh Hải quan.

Đó là nội dung trong một bài báo có tựa đề “Sự đau khổ của Moscow vì người bạn độc tài” của tác giả  Eduard Steiner đăng trên trang web của tờ báo Die Presse của Áo.

Liên minh Hải quan là một mốc quan trọng trên con đường liên kết kinh tế Á-Âu của tổng thống Nga Putin. Ông Putin tạo ra nó như là một đối trọng kinh tế khu vực phía đông đối với Liên minh châu Âu. Trong năm 2010, Liên minh Hải quan giữa Nga và Belarus được tuyên bố, Kazakhstan gia nhập vào tổ chức này một năm sau đó, chỉ riêng Ukraina từ chối tham gia. Nhưng hiện nay cho thấy, Liên minh Hải quan này đã có dấu hiệu bắt đầu một sự sụp đổ. Trước đó hàng hoá vận chuyển giữa các quốc gia trong Liên minh được miễn thuế, bây giờ lại trở lại sự kiểm soát như cũ.

Mới ngày hôm qua, Hải quan Nga cho biết, Belarus lại tiếp tục kiểm soát các xe tải chở hàng tại biên giới Nga- Belarus, các đoàn xe xếp hàng dài hàng cây số, chờ đợi tới 3-4 ngày. Trước đó, Moscow đã bắt đầu trước việc kiểm tra chặt chẽ hàng nhập khẩu từ nước láng giềng Belarus,  áp đặt lệnh cấm vận chuyển quá cảnh hàng hóa từ Belarus vào Kazakhstan. Thanh tra nông nghiệp Nga thậm chí vội vàng xây dựng các trạm kiểm soát tại khu vực biên giới.

Lạm dụng vị trí trung tâm:

Lý do mà hai nước láng giềng Slavơ không còn tin tưởng lẫn nhau có lẽ do Belarus muốn lách lệnh cấm nhập khẩu của Nga đối với các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sữa từ EU để thu lợi.

Vào mùa hè qua, Nga đã áp đặt một lệnh cấm nhập khẩu để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây và ít nhiều đã làm các doanh nghiệp phương Tây bị tổn thương. Đối với các đối tác trong Liên minh Hải quan, Belarus và Kazakhstan, Moscow yêu cầu ngăn cấm việc vận chuyển các sản phẩm thực phẩm từ EU thông qua lãnh thổ của mình sang Nga.

Belarus chớp lấy thời cơ này, ngay lập tức vội vàng nhập khẩu ồ ạt hàng hóa từ EU, cho thiết kế các tài liệu mới và tái xuất hàng hóa vào Nga. Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Belarus, chỉ riêng trong tháng Chín – một tháng sau khi Nga có lệnh cấm nhập khẩu – lượng nhập khẩu các sản phẩm sữa từ các nước phương Tây vào Belarus tăng so với năm trước 117 lần, nhập khẩu trái cây tăng gấp đôi.

Các phiên bản mới của trò chơi cũ:

Lạm dụng vị trí trung tâm địa lý của Belarus cho việc vận chuyển trên “con đường bí mật” hàng hóa của phương Tây vào Nga – đây không phải là ý tưởng riêng của các doanh nhân tháo vát. Tổng thống Belarus Lukashenko cũng ủng hộ cho việc khai thác lợi ích này.

Thực tế, việc khai thác lợi ích tối đa vị trí địa lý của Belarus, tổng thống Belarus đã chứng minh từ trước đây. Đối với Belarus, Nga thường bị bỏ qua lợi ích của mình, Belarus được xem như là một quốc gia trung gian giữa EU và Nga. Trước hết, đối với việc vận chuyển dầu và khí đốt, Belarus có thể nhận được rất nhiều nhượng bộ từ Moscow: giá dầu rẻ được nhập khẩu từ Nga, và sau đó được tái chế và xuất khẩu sang EU. Mặc dù có những thỏa thuận ràng buộc, nhưng Minsk hiếm khi chia lợi nhuận với Moscow.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 3 phản hồi cho bài viết “Nỗi khổ của Moscow với người bạn độc tài”:

  1. Lemao Le viết:

    Cùng chung một ý thức hệ cs nhưng ” bầu” Nga không cho ” bí ” Belarus leo lên giàn cũng giống như ” môi Viêtệt ” luôn luôn bị ” răng Tàu” cắn bầm giập …thành ra ” bằng mặt nhưng chẳng bằng lòng” hay nói theo kiểu ” ta cứ tưởng đồng chí rồi thì không còn ai xấu nữa ….nhưng rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta ” và ” miệng nam mô nhưng bụng một bồ dao găm ” …Uk muôn năm….hoan hô Belarus…

  2. Thi Vinh Hoang viết:

    Lệnh cấm vận nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu của Nga – trên thế giới này Nga là dùng từ xăng xần sai. Người ta cấm bán cho nước nào đó thì gọi là xăng sần! Còn Nga tự bíp miệng mình, như cái thằng câu cá xấu xa, muốn mình mất một cái…con mắt, để thằng bên mất cả hai!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề