Thủ phủ Detroit Nga lao đao đổ tội cho nước ngoài

Reuters – Thủ phủ của ngành công nghiệp ô tô Nga đang vật lộn với những khó khăn và họ đổ lỗi cho yếu tố nước ngoài mà không phải do những người lãnh đạo đất nước.

Thành phố Togliatti nằm bên dòng sông Volga có thủ phủ ngành công nghiệp xe hơi mà mọi người đều gọi Detroit của Nga. Ngành này đã bị ảnh hưởng nặng nề khi nền kinh tế Nga suy thoái. Giá dầu thấp và biện pháp trừng phạt từ phương Tây càng làm cho Detroit Nga thêm trầm trọng.

Trong tình hình khó khăn chung người Nga đã thắt lưng buộc bụng cắt giảm chi tiêu lớn nhất của họ là hạn chế mua sắm xe mới. Đây là một đòn giáng mạnh vào doanh thu của thành phố khi ngành sản xuất ô tô là nền tảng của kinh tế địa phương.

Hàng ngàn nhân viên ở Avtovaz (AVAZ.MM) công ty lớn nhất thành phố cách Moscow 1000 km về phía đông nam bị sa thải và trang web của các doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành sản xuất ô tô đưa ra các báo cáo về doanh thu bị sụt giảm mạnh.

Cư dân đã chia sẻ ý kiến ​​về việc ai là người có lỗi trong chuyện này khi nói về liên minh Renault – Nissan nắm giữ cổ phần chi phối ở Avtovaz và các nhà quản lý nước ngoài do chủ sở hữu đi thuê.

“Chủ sở hữu nước ngoài của công ty đang làm gì để bảo vệ người lao động?” Nghị sĩ khu vực ông Leonid Kalashnikov viết trong một cuốn sách mỏng về bầu cử “chẳng có gì ngạc nhiên khi hôm nay Togliatti (thành phố thuộc tỉnh Samara) chính thức đối mặt với một quả bom nổ chậm về xã hội”.

Cho đến nay Avtovaz đã khước từ đưa ra bình luận về những lời cáo buộc cho rằng họ là bên gây ra tổn hại cho ngành công nghiệp ô tô trong nước và ngược đãi người lao động.

Bất đồng văn hóa

Đổ lỗi cho nước ngoài về bất hạnh của người Nga là một chủ đề phổ biến dưới sự cai trị của Tổng thống Vladimir Putin. Điện Kremlin luôn tuyên truyền rằng cuộc khủng hoảng kinh tế là một phần âm mưu của phương Tây để trừng phạt Moscow sẽ đưa Hoa Kỳ thành bá chủ thế giới.

Thành phố Togliatti với dân số hơn 700.000 người mang tên một cựu lãnh đạo cộng sản Ý, nơi những con đường nhan nhản những cửa hàng trưng bày xe Lada của nhà máy Avtovaz và họ có lý do để không thích ảnh hưởng của nước ngoài.

CEO Bo Andersson người Thụy Điển của công ty đã đưa ra chiến lược loại bỏ những nhà cung ứng không hiệu quả, trong một số trường hợp ông đã chuyển hợp đồng cho công ty nước ngoài. Vào tháng trước ông đã bị sa thải.

Chiến lược của ông đã làm những nhà cung cấp lớn nhất của Avtovaz, Avtovazagregat và hai công ty con Avtovaz đóng cửa dẫn đến hàng ngàn công nhân viên mất việc. Đồng thời, Andersson cũng sa thải nhân viên tại công ty mẹ Avtovaz, doanh số bán của xe Lada giảm mạnh vào năm ngoái giảm 40% so với năm 2013.

Năm 2008, Avtovaz sử dụng khoảng 110.000 người, tương đương 1/7 dân số của Togliatti. Đến cuối tháng 2/2016 số lượng giảm xuống còn khoảng 44.000 người, theo số liệu của ông Sergei Zaitsev chủ tịch công đoàn Avtovaz.

Trước khi bị sa thải trong một cuộc phỏng vấn báo chí ông Bo Andersson cho biết thời gian kinh tế khó khăn cần có những quyết định khó khăn và cổ đông Avtovaz đã cho ông toàn quyền trong việc quyết định nếu cần thiết, kể cả sa thải nhân viên.

Việc sa thải là một thực tế theo tiêu chuẩn quản lý của phương Tây. Tuy nhiên các cổ đông đã va chạm trực tiếp với nền văn hóa khác: văn hóa Nga. Đó là coi ngành công nghiệp ô tô là nguồn gốc của niềm tự hào quốc gia, nền văn hóa có xu hướng đi trái với lợi ích của công ty: Tránh cắt giảm việc làm, cắt giảm lương và giờ làm việc.

“Avtovaz đang dần chìm nghỉm vì những chiến lược của Bo Andersson, bọn tay sai và từ những kẻ xâm lược”, Oleg, một cựu nhân viên của Avtovaz bị thất nghiệp cho biết khi đang đứng xếp hàng dài xin việc làm ở Togliatti vào tháng trước. Yevgeny, một cựu chuyên gia cung ứng vật tư bị mất việc tại Avtovaz nói rằng các nhà sản xuất nước ngoài đã phá hoại Avtovaz để sau đó họ lấy thị trường cho các hãng của nước ngoài. “Rõ ràng là họ phá hoại”.

Cuộc sống tằn tiện

Bo Andersson tháng vừa rồi đã bị sa thải sau khi Sergei Chemezov, một người bạn của ông Putin và là cổ đông lớn nhất của Nga tại Avtovaz cáo buộc CEO người Thụy Điển ném công nhân “ra đường”.

CEO mới của Avtovaz ông Nicolas Maure người Pháp đang làm việc tại Renault Rumani đã được bổ nhiệm thay thế. Ông là người rất giỏi trong việc xử lý các tình huống với công nhân viên, khi ông làm việc tại đó mọi việc diễn ra rất xuôn sẻ và không có biến động xã hội. Mặc dù vậy cho đến nay ông chưa đưa ra kế hoạch để xử lý các vấn đề của Avtovaz. Tuy nhiên như một lời cảnh báo cho vị CEO mới: cuộc sống của công nhân tại Togliatti gặp rất nhiều khó khăn nếu bị sa thải.

Theo đại diện công đoàn và cựu nhân viên Avtovaz, một số công nhân viên bị sa thải đã tìm những công việc có mức lương thấp như bảo vệ đêm, hoặc chạy xe taxi, một số đang sống dựa vào tiền đền bù khi bị sa thải và một số khác vay để sống.

Denis Brazhnikov từng làm việc tại Avtovazagregat, công ty cung cấp phụ tùng sản xuất ô tô đã bị sa thải vào mùa hè năm ngoái nhưng ông thất bại trong việc tìm kiếm việc làm mới. Ông đang phải nuôi hai cô con gái đi học, trả các khoản vay ngắn hạn trước đó để mua xe mới, sửa lại căn hộ lúc thời kỳ thịnh vượng.

“Hiện tại khoản tiền tiết kiệm của tôi đã hết khi tôi phải thanh toán các khoản vay và tôi không còn tiền”.

Tuy nhiên những khó khăn của mọi người tại Togliatti không làm giảm đi sự ủng hộ với ông Putin. Điều trái ngược hoàn toàn với thái độ khinh thị của họ đối với các nhà quản lý nước ngoài của nhà sản xuất ôtô.

“Những người của thành phố này luôn tồn tại chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước, sùng bái lãnh đạo. Nếu bạn đang nói về ông Putin với người ủng hộ ông ấy, họ sẽ không quan tâm đến sự nghèo khó thực tế của mình.” Pyotr Zolotaryov, ông chủ của Unity, một công đoàn độc lập ở Avtovaz nói.

 

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề