Viết bài


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Viết bài”:

  1. Xuki Ho viết:

    Theo thông tin của ‘Viện tưởng nhớ’ Ukraina, trong suốt những năm độc lập số tượng Lê nin đã giảm đi một nửa. Bà Slapack đại diện cơ quan này nói hiện còn lại 2200 bức tượng Lê nin. Trong con số này chưa kể đến những bức tượng, chưa kể những loại bia và tranh hoành tráng khác. Vào tháng 8 năm 1991 cả nước có 5500 bức tượng Lê nin. Nếu chỉ tính trong năm nay có 300 tượng lê nin và 50-70 tượng các nhà lãnh đạo xô viết bị hạ bệ.

    Không hiểu nếu quy ra tiền thì số tượng này có giá xây dựng là bao nhiêu? Nếu xét về nguyên vật liệu chủ yếu bằng đồng với nền đá Granit thì có vẻ sự thưởng thức nghệ thuật hình ảnh của vị lãnh tụ giai cấp vô sản là quá tốn kém. Chẳng hạn, giả sử mỗi bức tượng giá trị 100 000 đô la (tính khiêm tốn bình quân) thì 5500 bức tượng sẽ có tổng chi phí là 550 triệu đô la. Với số tiền này có thể xây dựng 100 xí nghiệp sản xuất loại vừa và tạo việc làm cho 10 ngàn người!

    Phép tính này làm tôi nhớ lại bình luận Olimpic Moskva-1980 của Đài BBC, khi nói về những giàn biểu diễn xếp hình người trên sân vận động Lê-nin ở Moskva trong ngày khai mạc và bế mạc: “Kể thật cũng buồn cười, ở phương tây không ai người ta đổ một đống tiền khổng lồ của nhà nước để làm cái việc như vậy. Chỉ có các công ty tư nhân có thể bỏ tiền ra nhưng họ lại tính bài toán thu lợi nhuận thông qua quảng cáo!”.

    Chẳng rõ ông Lê-nin có làm hại ai hay không thì không biết nhưng khi khuếch trương ông ấy lên mây xanh thì chính chúng ta làm hại chúng ta nhiều hơn. Và giả sử ông ấy còn sống chắc gì ông ấy đã đồng ý cho việc làm này của những người tiếp nối tư tưởng của ông? Giả thiết này có thể có cơ sở ở chỗ khi còn sống ông ấy cũng sống khiêm tốn, từ bỏ đời sống phong lưu của gia đình quý tộc và quan chức. Và nếu đúng ông ấy không muốn thì tại sao chúng ta lại tự làm khổ mình bằng những chi phí tốn kém trong khi bao nhiều người nghèo chưa đủ ăn no???

    Quả thật, nếu quan sát cuộc sống đôi khi thấy buồn cười thật. Ở ta tiền chi cho những buổi nhậu nhẹt kèm theo la ó và lãng phí kèm theo quá sức tưởng tượng. Nếu mỗi ngày mỗi gia đình lãng phí 1000 VND thôi thì cả nước sẽ lãng phí 4,5 ngàn tỷ VND, chưa kể các cơ quan nhà nước là những nơi sử dụng đích thực là tiền của dân. Chẳng hạn như UBHC tỉnh một tỉnh nọ dùng cả ngàn tỷ đồng xây dựng một chốn ăn chơi trên biển hình 4 chiếc nón lá và được gọi là Cung điện ‘Đờn ca tài tử’ trên biển trong khi đường giao thông giữa các xã quê hương, nơi kênh rạch chằng chịt không có nhưng chiếc cầu để lưu thông và phát triển sản xuất. Hỏi rằng ai sẽ là người sử dụng chốn ‘Đờn ca tài tử’ đó?

    Xem ra cách tư duy kiểu xô-viết, lối sống bằng tổng động viên, bằng những khẩu hiệu suông do cả đội quân hùng hậu làm công tác tuyên truyền tốn kém, còn cách quản lý thì thủ công và hô hào, nô lệ cho nhừng thành tích giả tạo dẫn đến văn hóa lừa dối lẫn nhau, văn hóa phong bì, mua chức bán quyền…. Nếu không cải cách để thay đổi cung cách sống và quản lý, nói cách khác – nếu không cải cách thể chế một cách cơ bản, dựa vào những nguyên lý hoàn toàn mới của thời đại mới thì còn lâu chúng ta mới có thể thay đổi để chuyển sang cách tư duy thực tế và tiết kiệm, với văn hóa sống chân thành trên phạm vi toàn xã hội cùng với cách quản lý vĩ mô tuyệt đối bằng pháp luật.

Trả lời Xuki Ho Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.