thế chiến II rss thế chiến II
23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, khiến cả thế giới phải bất ngờ do hai nước vốn có hệ tư tưởng đối nghịch. Tuy nhiên, bất chấp vẻ bề ngoài, cả hai nhà lãnh đạo của hai nước đều lợi dụng hiệp ước này như một con bài chính trị của riêng họ. Sau khi Đức Quốc xã xâm lược Tiệp Khắc năm 1938, Anh phải quyết định xem...

Nhật và “nô lệ tình dục” thời Thế chiến II

Bảy mươi năm sau khi Đại chiến Thế giới II kết thúc, chủ nghĩa xét lại tại Nhật đang ngày càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong vấn đề phụ nữ bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong cuộc chiến. Một trong những người lên tiếng mạnh mẽ về chủ nghĩa xét lại là Toshio Tamogami. Ông là người có học, có kiến thức và khi gặp thì tôi thấy là ông người rất lịch...

Liên-xô đã cùng Đức chia chác châu Âu như thế nào?

Châu Âu sẽ ra sao nếu không có “cuộc chiến vệ quốc vĩ đại” của Liên Xô – cuộc chiến được đề cao như một công trạng giải phóng châu Âu thoát khỏi hiểm họa Đức quốc xã? Liên Xô và chỉ khi có sự tham dự Liên Xô mới có thể cứu châu Âu và kết thúc Thế chiến thứ hai? Trong khi câu hỏi rằng vai trò phe Đồng minh lớn hơn Liên Xô hay ngược lại trong việc kết liễu Đức quốc xã...

Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay. Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà...

13/04/1941: Xô-Nhật ký hiệp ước bất tương xâm

Nguồn: “Japan and USSR sign nonaggression pact,” History.com (truy cập ngày 12/4/2015). Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng Vào ngày này năm 1941, trong khuôn khổ Thế chiến II, các đại diện của Liên Xô và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận trung lập kéo dài 5 năm. Dù là kẻ thù truyền thống, hiệp ước trung lập này đã cho phép hai nước rút một số lượng lớn binh lính đang chiếm đóng các...

03/04/1948: Kế hoạch Marshall được thông qua

Ngày mùng 3 tháng 4 năm 1948, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman thông qua Đạo luật Viện trợ Nước ngoài 1948, được biến đến rộng hơn với tên gọi Kế hoạch Marshall. Đạo luật này cuối cùng đã cung cấp hơn 12 tỉ đô la Mỹ (theo thời giá khi đó, có tài liệu cho rằng con số tổng thể là 17 tỉ đô la, tương đương với khoảng 160 tỉ đô la hiện nay – ND) để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế...

Các nhà “sử gia” của Putin viết lại lịch sử để bôi nhọ Ukraine trong chiến tranh

Các nhà sử học Nga đang cố gắng viết lại lịch sử của Thế chiến II để "thuận tiện" cho việc thúc đẩy bộ máy  tuyên truyền của điện  Kremlin trong cuộc xung đột vũ trang chống lại Ukraine. Về điều này trong  các trang của báo Time, Simon Schuster đã tường thuật từ Moscow, nơi vừa tổ chức  hội nghị quốc tế  tưởng nhớ các nạn nhân trong Thế chiến II do tội ác của Đức Quốc...

Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

Tác giả: Eri Hotta | Biên dịch: Lê Xuân Hùng Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito (1901-1989) đã gây nhiều sự quan tâm và chú ý tại nước này. Toàn bộ công trình đồ sộ này mới đây đã được công bố cho một số lượng độc giả hạn chế, và theo kế hoạch sẽ được xuất bản trong vòng 5...