Tết Đoan Ngọ (thơ Lê Minh Sơn)

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc (còn gọi là Lễ hội Thuyền rồng) cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam. 

Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo Wikipedia

Ký Giả xin giới thiệu bạn đọc bài thơ về Tết Đoan ngọ của nhà thơ Lê Minh Sơn.

Tết mùng 5 đoan ngọ
Mọi nhà lại hân hoan
Nào bánh tro rượu nếp
Chôm chôm mận ngập tràn

Mở mắt đón bình minh
Mùi nếp thơm xúng xính
Bàn thờ hương khói tỏa
Ấm áp cả gia đình

Tráng miệng qua men rượu
Hương nồng của nếp cái
Sâu say bọ bải hoải
Ta cũng nâng nâng đời

Mùng 5 đoan ngọ ơi !
Sao mà vui đến thế
Tục xưa vẫn như thể
Vẫy gọi người xa quê !

Lê Minh Sơn 21/6/2015

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề