Ôm con leo rào công viên: Liều với mạng sống của trẻ

Hàng trăm ông bố, bà mẹ ôm con leo cổng, trèo rào để vào bằng được công viên nước trong ngày mở cửa miễn phí khiến nhiều người lạnh sống lưng. Tại sao họ lại liều lĩnh đến thế với mạng sống của con trẻ?

Chứng kiến cảnh hỗn loạn với hàng nghìn người chen lấn, giẫm đạp, và hàng trăm ông bố, bà mẹ cho con trèo cổng, vượt rào để vào công viên nước Hồ Tây trong ngày đầu tiên mở cửa miễn phí, không ít người đã phải lắc đầu ngao ngán với ý thức không thể tệ hơn của một bộ phận không nhỏ những ông bố, bà mẹ Việt.

150 nghìn và tính mạng của những đứa con

Với giá vé vào cửa ngày bình thường chỉ mất 100-150 nghìn đồng, nhưng khi ban tổ chức Công viên nước Hồ Tây mở cửa đón khách miễn phí nhân dịp chào hè 2015, hàng nghìn người đã đổ xô đến khiến tình trạng quá tải nhanh chóng xảy ra. Vì thế, theo lịch, trong ngày đầu tiên mở cửa miễn phí, Công viên nước Hồ Tây sẽ đón khách trong khoảng thời gian từ 8-10h. Tuy nhiên sau đó, chỉ mới hơn 9h, ban tổ chức đã phải phát lệnh đóng cửa đón khách vì quá tải.

Sau khi có thông báo đóng cửa, theo lẽ thường, các bạn trẻ, các bậc phụ huynh sẽ phải ra về, chờ dịp khác trở lại.

Thế nhưng, cái lẽ thông thường ấy đã không còn là thông thường đối với nhiều bạn trẻ, và rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi, thay vì trở về, họ tiếp tục trèo cổng, vượt rào, thậm chí là ôm cả con nhỏ trèo qua hàng rào cao đến 2m được bảo vệ bằng những cọc nhọn, và phía bên dưới hàng rào là hàng nghìn người đang chen lấn, xô đẩy để cố vào được bên trong.

13

14

Sau khi có thông báo đóng cửa vì quá tải, không ít bậc phụ huynh đã cho con trèo qua hàng rào cao 2m với đầy cọc nhọn để vào bằng được bên trong.

Sau khi có thông báo đóng cửa vì quá tải, không ít bậc phụ huynh đã cho con trèo qua hàng rào cao 2m với đầy cọc nhọn để vào bằng được bên trong.

 Sau khi có thông báo đóng cửa vì quá tải, không ít bậc phụ huynh đã cho con trèo qua hàng rào cao 2m với đầy cọc nhọn để vào bằng được bên trong.

“Nếu chỉ lỡ chân một chút thôi, đứa trẻ bị ngã khỏi hàng rào, rơi xuống đất, hoặc rơi xuống đám người đang chen lấn, xô đẩy dưới hàng rào kia, không biết hậu quả sẽ thế nào?” – độc giả Thành Trung viết.

“Chưa cần phải ngã, chỉ cần trong quá trình trèo rào, những cái cọc nhọn hoắt kia đâm vào chân, vào người các con thì sẽ ra sao? Tại sao không ông bố bà mẹ nào nghĩ đến vậy? Trong khi bình thường các ông bố bà mẹ Việt vốn nổi tiếng là những người hay lo lắng cho con.

Con đi học, trêu đùa với bạn bè rồi ngã xước mất ít da cũng xồng xộc đến phản ánh, thậm chí là quát mắng thầy cô vì không trông các con cẩn thận. Hay như việc các con chỉ hơi gầy yếu cũng lo sốt vó đi tìm thuốc ngoại, sữa cao cấp, bác sĩ giỏi để chăm lo cho con…

Ấy vậy mà ở đây, lại chỉ tiếc hơn trăm nghìn mà đùa giỡn với tính mạng của các con mình thì thật không hiểu nổi” – độc giả Trần Vân Anh bức xúc sau khi xem lại clip ghi cảnh chen lấn, trèo rào và cho con trèo rào vào công viên trong ngày 19/4 vừa qua.

19

17

18

Các bà mẹ cũng cố leo trèo, và đỡ theo con

Các bà mẹ cũng cố leo trèo, và đỡ theo con

Liều mạng leo rào – phụ huynh muốn dạy con điều gì?

“Bên cạnh sự nguy hiểm đến tính mạng thì với hành động cho con trèo qua hàng rào cao 2m với đầy cọc nhọn kia, không biết các bậc phụ huynh còn đang muốn dạy con mình điều gì? ” – độc giả Minh Thảo đặt câu hỏi.

20

Các bé gái cũng được phụ huynh cho trèo cổng, vượt rào.

Các bé gái cũng được phụ huynh cho trèo cổng, vượt rào.

 Độc giả này phân tích:

“Ai cũng hiểu, những lời nói, hành động, cách cư xử của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, nhân cách, lối sống sau này của đứa trẻ.

Vậy thì, việc cố sống cố chết để chen lấn vào khu vui chơi khi khu vui chơi này đã quá tải đến mức Ban tổ chức phải ra thông báo tạm dừng đón khách và đóng cửa công viên kia nhằm mục đích gì?

Dạy con tiết kiệm, nên phải vào chơi bằng được khi công viên đang miễn phí? Hay dạy con phải đạt được mục đích (vào khu vui chơi) bằng mọi giá nên dù có nguy hiểm đến tính mạng, hay bị tất cả mọi người trong xã hội phải lắc đầu vì ngao ngán, và xấu hổ thay vì làm mất đi hình ảnh đẹp của con người Việt Nam … họ cũng vẫn cố làm?”

“Không biết, sau khi trở về, xem lại những clip hãi hùng kia, không biết, có bậc phụ huynh nào thấy chột dạ không? Hay vẫn hả hê vì mình đã hơn người khác, vào được khu vui chơi trong khi nhiều người phải ra về?” – độc giả Hoàng Thu nói thêm.

Zing, Tiền Phong, Trí thức trẻ …


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề