ĐB Du Lịch: “Bộ Tài chính chi tiêu ngân sách giật gấu vá vai”

Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch tỏ ra lo ngại trước tình trạng này..

Kinh tế phục hồi nhưng doanh nghiệp chết quá nhiều

Phát biểu tại Hội trường vào sáng nay, đánh giá mặt tích cực của tình hình kinh tế – xã hội, đại biểu Trần Du Lịch (Tp Hồ Chí Minh) cho rằng cái được lớn nhất là sự ổn định của vĩ mô, lạm phát bên trong.

Cùng với đó là các hiệp định thương mại ký kết bên ngoài đã mở ra một thời kỳ mới so với thời điểm năm 2010.

Tuy nhiên, về tồn tại, theo ông Lịch, trong số 21 chỉ tiêu giai đoạn 5 năm (từ 2011 – 2015), có 9 chỉ tiêu không đạt lại rơi vào đúng 9 chỉ tiêu tạo ra chất lượng tăng trưởng, như: Tổng đầu tư xã hội/GDP, sản phẩm công nghệ cao, năng suất lao động, lao động qua đào tạo…

Đại biểu Lịch lo ngại trong 5 năm tới hoặc từ năm 2016, có thể GDP năm sau sẽ không thể cao hơn năm trước như kế hoạch đã đề ra.

Đồng thời, ông cũng nhìn nhận, tăng trưởng thời gian qua như người đã “nhón gót chân lên”, nếu không có động lực mới sẽ không thể tăng được nữa.

Từ thực tế đó, ông Lịch đề nghị cần phải khắc phục sớm 4 hạn chế về tổng đầu tư vốn toàn xã hội giảm (trong khi nền kinh tế chủ yếu tăng trưởng dựa vào vốn. Tiếp đó là nông nghiệp đã giảm trần tăng trưởng và suy giảm.

“Kinh tế phục hồi nhưng doanh nghiệp trong nước thời gian dài chết quá nhiều, xảy ra hiện tượng FDI tồn tại tốt còn doanh nghiệp trong nước phát triển yếu kém.

Nếu duy trì tăng trưởng dựa vào FDI, đại biểu Lịch lo ngại sẽ phát sinh mâu thuẫn vì xét cho cùng FDI vẫn là nợ quốc gia, GDP tăng nhưng lợi tức của quốc gia sẽ giảm.

Bởi vì tổng nguồn vốn đưa vào bao giờ cũng thấp hơn tổng đưa ra và phân phối không được”, ông Lịch nói.

Đồng thời, ông Lịch cũng cảm thấy hiện nay về chi tiêu ngân sách “Bộ Tài chính khổ sở theo kiểu giật gấu vá vai thì rõ ràng không có dư địa kích tổng cầu cho giai đoạn sau.

Từ 2016 trở đi, với 4 hạn chế trên, tôi đồng ý tăng trưởng GDP 6,5-7% nhưng nếu không có động lực mới thì không đạt được”, ông Lịch băn khoăn.

Động lực mới ở đây, theo ông Lịch, về chính sách tiền tệ, vấn đề nợ xấu, đổ vỡ ngân hàng đã được xử lý khá tốt, nhưng phải sớm giảm lãi suất cho vay trung – dài hạn. Để kích thích tăng trưởng, tỷ lệ tăng tín dụng phải gấp 3 lần tăng trưởng GDP, tức khoảng 20%/năm.

Đối với chính sách tài khóa, vấn đề quan trọng nhất phải xem lại cân đối thu – chi, giảm cho được chi thường xuyên, trong đó có cải cách hành chính.

Tái cơ cấu lại nợ công, giải quyết sự đồng bộ trên thị trường vốn, tiền tệ, chứng khoán và bảo hiểm. Ông Lịch nhấn mạnh: “Hiện nay tất cả gánh nặng đổ lên vai ngân hàng thương mại thì không thể giải quyết được bài toán vốn”.

Quản lý Nhà nước đang bất lực

Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) cho rằng, vấn đề an toàn thực phẩm được nhân dân rất quan tâm và luôn tự hỏi là làm thế nào để có được nguồn thực phẩm an toàn.

Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An)
Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An)

Mặc dù năm 2015 được Bộ NN-PTNT chọn là năm an toàn thực phẩm, thế nhưng sau gần 1 năm, dường như tình hình vi phạm không những không giảm mà còn diễn biến hết sức phức tạp và thủ đoạn hết sức tinh vi.

Bà Khanh cho cho biết, cử tri cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước dường như đang bất lực trước không ít người kinh doanh, làm giàu bất chính trên chính sức khỏe của người dân.

Người dân đặt câu hỏi nguồn gốc các chất này từ đâu. Salbutamol là nhóm chất độc bảng B và chỉ có những công ty có số đăng ký với sản phẩm này còn hiệu lực mới được nhập và nhà máy GMP mới được sản xuất.

Việc sử dụng thuốc thành phẩm và nguyên liệu chứa Salbutamol được cho là quy định rất chặt chẽ tại các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dược và chỉ bán theo đơn và sử dụng theo chỉ định của bác sỹ.

Việc thực phẩm tồn dư chất cấm thuộc nhóm độc bảng B này là do đâu? Có hay không công tác buông lỏng quản lý?

Mặc dù đây là loại thuốc bán theo đơn thuốc nhưng người dân có thể tự mua ở các đại lý thuốc Tây và với số lượng bao nhiêu tùy ý.

Bởi người bán thuốc hầu như không quan tâm người mua dùng để làm gì và chưa kể nguồn thuốc này được nhập lậu, chưa được kiểm soát chặt chẽ và trách nhiệm thì không biết thuộc về ai.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Bộ nhận thức rất rõ yêu cầu bức thiết của nhân dân về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nên đã luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm số một của toàn ngành…

“Tôi nhất trí với đại biểu Đỗ Văn Đương phải đấu tranh với chất cấm như với ma túy. Tôi đã nêu với các cơ quan chức năng là việc sử dụng chất cấm là tội ác.

Bên cạnh đó cần có sự vào cuộc của các Bộ ngành và các địa phương”, ông Cao Đức Phát nói

Theo ttvn.vn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề