GDVN – Đồng Tháp vừa công bố kết quả sát hạch công chức khiến nhiều người ngạc nhiên, vì nhiều “công bộc” của dân không biết… đóng dấu.
Theo đó, Sở Nội vụ tỉnh này vừa tổ chức một cuộc sát hạch 1.200 công chức thuộc năm chức danh trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính tại UBND các xã, phường gồm: văn phòng – thống kê; địa chính – xây dựng – nông nghiệp và môi trường; tư pháp – hộ tịch; tài chính – kế toán và văn hóa – xã hội.
Mỗi công chức trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm (30 điểm),
Tuy nhiên, kết quả khảo sát công chức vừa được tỉnh này công bố khiến không ít người bất ngờ.trong đó kiến thức chung về cải cách hành chính, tin học, soạn thảo văn bản chiếm 40%, còn 60% câu hỏi là kiến thức chuyên môn lĩnh vực mà người đó đang làm.
“Các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình và Cao Lãnh có tỉ lệ công chức đạt yêu cầu (từ 20 điểm trở lên) khá cao.
Các địa phương còn lại có tỉ lệ đạt yêu cầu rất thấp. Trong đó TP. Sa Đéc “đội sổ” khi có tới 49% công chức không đạt yêu cầu.
Tính chung toàn tỉnh có khoảng 20% công chức cấp xã không đạt yêu cầu, tức gần 240 người. Trong số 20% công chức không đạt yêu cầu, đáng lưu ý là có những cán bộ không thuần thục các kiến thức cơ bản như: Đóng dấu, soạn thảo văn bản…”, báo cáo khảo sát cho hay.
Ảnh minh họa của VTC. |
Báo cáo của Sở Nội vụ Đồng Tháp đã thẳng thắn nhìn nhận: “Quá trình sát hạch chưa thật sự nghiêm túc, công chức còn trao đổi, sử dụng tài liệu nhiều…” (Tuổi trẻ hôm 5/1 đưa tin).
Trời ạ! Công chức mà không rõ chuyên môn lĩnh vực mình công tác thì người dân biết trông cậy vào ai đây? Liệu có gì đảm bảo những thủ tục hành chính mà các “công bộc” của dân thực hiện thường ngày là chính xác?
Rồi thói nhũng nhiễu, hạch sách mà nhiều doanh nghiệp, người dân thường xuyên phản ánh, cũng từ đây mà sinh ra?
Càng nghĩ càng thấy chua xót cho người dân, khi đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ đang phải nuôi “báo cô” nhiều công chức mà ngay cả chuyện đóng dấu cũng không biết…
Ấy vậy mà trong báo cáo của Bộ Nội vụ trình bày trước Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2014, luôn đẹp như mơ: “Trên toàn quốc số lượng công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ có 0,46%…”.
Trong khi đó, kết quả đánh giá cuối năm nhiều cơ quan đơn, vị được dịp “nở mày nở mặt” vì đầy rẫy tập thể, cán bộ, nhận danh hiệu lao động tiên tiến; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…
Thế mới lạ chứ!
Quay trở lại sự việc, những con số được Đồng Tháp
“Để việc tinh giản biên chế đem lại hiệu quả, trước mắt, cần ra soát tổng thể, công khai minh bạch chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí tại cơ quan công quyền…“Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta phải xây dựng quy trình chặt chẽ, và thực hiện đúng. Tức là phải làm rõ vị trí này cần bao nhiêu người? khả năng đáp ứng công việc ra sao? Đây là cơ sở để giám sát, đánh giá cụ thể những người làm được việc, người nào không hoàn thành nhiệm vụ để đào thải”, ĐBQH Bùi Thị An nêu giải pháp về tinh giản biên chế. |
công bố trên đây chưa hẳn đã tuyệt đối chính xác. Tuy nhiên, chuyện địa phương này dám thẳng thắn nhìn nhận khiếm khuyết, không sợ “vạch áo cho người xem lưng”, là điều đáng hoan nghênh – Cái mà không phải địa phương nào cũng làm được.
Một cuộc khảo sát ở cấp địa phương cũng cho thấy phần nào chất lượng công chức của chứng ta hiện nay đang có vấn đề. Vậy, còn bao nhiêu công chức “không biết đóng dấu” nếu thực hiện một cuộc khảo sát trên phạm vi cả nước?
Thử hỏi những công chức nói trên có nằm trong số hơn 99% công chức hoàn thành nhiệm vụ như số liệu của Bộ Nội vụ đã từng công bố? Hay chính họ nằm trong số 1% còn lại?
Hay nói theo cách khác, có bao nhiêu công chức “không biết đóng dấu” nằm trong diện “30% công chức cắp ô?” – điều mà bấy lâu Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng băn khoăn.
“Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng cho biết.
Thấy rồi thì khó mà để yên. Trong đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2015 – 2020, có lẽ chúng ta đã cân nhắc đến chuyện “thanh lý” những công chức này.
Theo giaoduc.net.vn
Trả lời