Một tỉ lệ không nhỏ “có vấn đề về tâm thần”!

Chẳng biết căn cứ vào đâu mà các vị khách cho rằng “có một tỉ lệ không thể xem nhẹ” người lao động đang suy dinh dưỡng và “có vấn đề về tâm thần”!

Hôm trước có đoàn khách nước ngoài đến thăm công ty. Trước khi khách đến, giám đốc mời các trưởng bộ phận lên họp để dặn dò. Đại khái là phải dọn dẹp phòng ốc, nhà xưởng sạch sẽ; máy móc, nguyên liệu cũng phải sạch sẽ, gọn gàng; công nhân phải trang bị bảo hộ lao động đầy đủ…

Dặn dò xong đâu đó, giám đốc nói: “Bộ phận nào để xảy ra tình trạng bầy hầy khiến khách không hài lòng thì trưởng bộ phận sẽ chịu trách nhiệm trước tiên; sau đó thì cả bộ phận sẽ bị cắt thi đua quý”. Các bộ phận răm rắp làm theo, huy động công nhân làm thêm giờ để chuẩn bị mọi thứ cho thật chu đáo.

Ở xưởng của tôi, anh em nghe triển khai thì có vài người tỏ ý không vui. Lý lẽ anh em đưa ra là mình thế nào thì cứ phơi bày ra cho khách hàng nhận biết để họ còn góp ý cho mình sửa đổi, chứ cái kiểu màu mè che đậy như thế này thì chẳng có ích lợi gì!

Tuy vậy, đã là lệnh của giám đốc thì ai cũng phải chấp hành.

Đến ngày hẹn, một đoàn khách khoảng chục người ghé thăm công ty. Họ đi thẳng xuống xưởng chứ không ghé văn phòng. Đã được căn dặn nên tất cả anh em công nhân khi thấy khách đều nghiêm túc chào hỏi, sau đó quay trở lại làm việc trong sự tập trung cao độ. Khách đi một vòng, dừng lại thăm hỏi vài công nhân, quan sát an toàn- vệ sinh lao động, tổng cộng mất 45 phút.

Mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nghĩa là không có sự cố gì đáng tiếc trong suốt quá trình thăm viếng. Mọi người thở phào nhẹ nhõm.

Tưởng đâu mọi chuyện êm xuôi, nào ngờ 3 ngày sau công ty nhận được thư cảm ơn và góp ý của khách hàng. Chẳng biết căn cứ vào đâu mà họ cho rằng “có một tỉ lệ không thể xem nhẹ” người lao động đang suy dinh dưỡngvà “có vấn đề về tâm thần”! Chưa hết, họ còn đề nghị được giúp đỡ tiến hành khảo sát để hiểu rõ hơn về sức khỏe tâm thần của người lao động với bảng khảo sát gồm 100 câu hỏi.

 


Hàng loạt công nhân ở Vĩnh Long ngất xỉu vì stress theo lời giám đốc BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Long

Hàng loạt công nhân ở Vĩnh Long “ngất xỉu vì stress” theo lời giám đốc BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Long

Cứ cho rằng từ ngữ mà người nước ngoài sử dụng là những từ ngữ mang tính phổ biến chứ không đúng ngữ cảnh lắm thì 2 nội dung mà khách hàng khuyến cáo cũng khiến lãnh đạo công ty tôi đau đầu. Bởi từ trước đến nay sếp cứ nghĩ stress chỉ có ở những người trí thức chứ công nhân quèn thì có gì đâu phải lo mà stress!

Ấy thế mà bây giờ mấy ông khách nước ngoài vừa ghé thăm có mấy chục phút đã kết luận công nhân đang có vấn đề cả về sức khỏe thể chất lẫn tâm thần. Thế mới kinh! “Tôi thật sự không hiểu mấy cha nội này thấy sao mà lại kết luận như vậy?”- giám đốc của tôi trầm ngâm trong cuộc họp “hậu tham quan” để giải quyết các vấn đề mà khách hàng nêu ra.

Chúng tôi chuyền tay nhau xem bảng câu hỏi khảo sát mà phía nước ngoài gửi tới. Nó là những câu hỏi mà ai cũng trả lời được như hằng ngày ăn uống thế nào, chi phí bao nhiêu; mỗi tuần ăn mấy bữa thịt cá; bao lâu rồi không đến bác sĩ để khám bệnh; các khoản chi tiêu cho ăn uống, nhà ở, sinh hoạt, học hành của con cái…

Đặc biệt có một câu hỏi mà tôi thấy rất buồn cười: “Bao lâu rồi bạn không âu yếm người bạn đời hay người yêu thương nhất của mình?”.


Đâu chỉ trí thức mới stress!

Đâu chỉ trí thức mới stress!

Không riêng tôi mà mọi người đều ngạc nhiên với những câu hỏi “rất tầm thường” ấy nhưng vì nó được đưa ra bởi một khách hàng lớn, có tên tuổi nên chúng tôi không được phép xem nhẹ. Dù vậy, giám đốc vẫn chưa cho triển khai vì ông không biết sẽ thu được kết quả gì. Chỉ có điều ông cứ lặp đi lặp lại câu hỏi với chúng tôi: “Công nhân quèn thì có gì đâu phải lo mà stress kia chứ?”.

Các bạn nào là công nhân, thậm chí không phải công nhân, xin trả lời dùm…

Theo NLĐO


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề