Nói về vai trò của Việt Nam thông qua việc thực thi công ước về phòng chống tham nhũng thời gian qua, ông Trần Đức Lượng cho hay: “Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc tự đánh giá phòng chống tham nhũng trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong báo cáo của Việt Nam về thực thi công ước phòng chống tham nhũng được gửi đến sớm nhất so với nhiều nước trên thế giới và chính báo cáo của chúng ta được các chuyên gia của Lyban và Italya trực tiếp thẩm định.
Sau khi được thẩm định, đánh giá về báo cáo của Việt Nam có chất lượng tốt thì các bên liên quan đề nghị chúng ta cho đăng tải toàn bộ nội dung để các quốc gia khác học tập, kinh nghiệm. Tuy nhiên về nguyên tắc thì các báo cáo của các Quốc gia không được công khai mà chỉ được công khai một cách tóm tắt. Điều này được ban thư ký công ước về phòng chống tham nhũng khuyến khích các quốc gia đăng tải toàn báo. Ngay sau đó, Thanh tra Chính phủ đã đề xuất xin ý kiến của các Bộ ngành và được Thủ tướng Chính phủ cho đăng toàn văn nội dung báo cáo và được nhiều người đánh giá cao hoạt động của Việt Nam trong việc thực thi cơ chế”.
“Theo như bốc thăm đánh giá cơ chế đánh giá việc thực thi Công ước Quốc tế về chống tham nhũng, quy định đối với mỗi một quốc gia sẽ đi đánh giá không quá 4 quốc gia khác và Việt Nam cũng một số quốc gia khác đánh giá Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc có hệ thống pháp luật rất phức tạp, đó là pháp luật Đại lục, Hồng Kông, Ma Cao nhưng báo cáo xây dựng của Trung Quốc là rất tốt và chính phủ Trung Quốc cũng đã có lời mời Việt Nam đến Bắc Kinh để thảo luận thêm về báo cáo của họ”, ông Trần Quốc Lượng cho biết thêm.
“Trong thời tới chúng tôi sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đánh giá thực thi công ước của chương trình thứ hai bắt đầu từ năm 2016. Việt Nam sẵn sàng là những nước đi đầu trong việc đánh giá hai chương là chương phòng ngừa và thu hồi tài sản tham nhũng.
Tôi biết rằng là rất khó khăn nhưng chúng ta có kinh nghiệm trong việc đánh giá thực thi công ước của Liên hiệp Quốc về phòng Chống tham nhũng chương trình thứ nhất. Lợi ích của việc đánh giá này giúp cho chúng ta hoàn thiện về pháp luật nhanh nhất, tốt nhất và học tập kinh nghiệm tốt của Quốc tế để thực hiện hoàn thiện pháp luật phòng chống tham nhũngcủa chúng ta. Đặc biệt là phục vụ cho việc sửa đổi toàn diện, cơ bản luật phòng chống tham nhũng năm 2015 của chúng ta. Vai trò của xã hội, người dân, báo chí trong công tác phòng chống tham nhũng cần phải thể hiện mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”, ông Trần Đức Lượng thông tin thêm.
Theo PLO
Trả lời