Nga: Khủng bố là do lỗi của phương Tây

BBC – Hội nghị thường có chủ đề chính thức hay các vấn đề  được đưa ra để thảo luận và tranh luận. Năm nay hội nghị An ninh Quốc tế tại Moscow chủ đề chính thức là chống khủng bố. Tuy nhiên hội nghị nay cũng đưa ra một vấn đề không chính thức: Đổ mọi tội lỗi cho phương Tây.

Hàng loạt các quan chức quân sự Nga và các chuyên gia đã cáo buộc Mỹ cùng Nato đã làm mất an ninh toàn cầu đồng thời tiến hành một cuộc “chiến ranh thông tin” chống lại Moscow.

“Khủng bố đã trở thành vấn đề số một cho tất cả chúng ta”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergey Kuzhugetovich Shoygu nói.

Và rất nhanh tiếp nối buộc tội Mỹ cùng Nato “xây dựng căn cứ quân sự gần biên giới Nga đồng thời thực hiện kế hoạch nguy hiểm xây dựng lá chắn tên lửa”.

Phát biểu tại hội nghị tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga ông Valery Gerasimov cho biết chủ nghĩa khủng bố gia tăng là một phần kết quả của “những nỗ lực chuyển các giá trị của nền dân chủ phương Tây sang các nước có nền văn hóa, giá trị truyền thống và tâm linh riêng của họ… đã làm chủ nghĩa khủng bố bùng nổ ở Bắc Phi và Trung đông”.

Khi nhà báo BBC đặt câu hỏi với Veronika Krasheninnikova thành viên của cơ quan Russian Public Chamber  rằng ai là mối đe dọa lớn nhất hiện nay bà đã chỉ vào Washington.

“Mối đe dọa lớn nhất là các chính sách quân sự và chính trị phiêu lưu của một số nước, như Mỹ và các đồng minh thân cận với họ áp dụng ở Trung Đông”.

Lẩn tránh vấn đề Crimea

Đánh giá về tình hình an ninh ở châu Âu ông Shoygu đã dùng từ “tồi tệ” để mô tả. Mặc dù vậy nhưng cả ông và các quan chức khác của Nga đã không chính thức thừa nhận, hoặc chịu trách nhiệm về tình hình tồi tệ hiện nay chính là do Moscow sáp nhập Crimea.

Một biển quảng cáo ở Crimea viết: "Crimea. Nước Nga. Mãi mãi.."

Một biển quảng cáo ở Crimea viết: “Crimea. Nước Nga. Mãi mãi..”

“Đối với các nhà lãnh đạo Nga, những câu hỏi về Crimea bây giờ sẽ bị đóng cửa,” Đại sứ Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Alexander Lukashevich nói với nhà báo.

Thông điệp từ Moscow rất rõ ràng – Nước Nga muốn cải thiện quan hệ với Phương Tây, nhưng Phương Tây phải chấp nhận Nước Nga như hiện tại.

“Một trong những chủ đề chung của hội nghị lần này là chúng ta cần phải căn nhắc lại vấn đề, cân nhắc lại về môi trường an ninh, cân nhắc lại về mối quan hệ của chúng tôi”.

“Nhưng khi đi vào chi tiết bạn sẽ nhận ra những gì họ đang nói là Phương Tây cần cân nhắc lại cách tiếp cận đến Nước Nga.” Ông Richard Weitz đang làm việc tại ban tham mưu Viện Hudson của phái đoàn Mỹ cho biết.

_73611135_ukraine_crimea_russia_map3_624

Sau đây là cuộc đối thoại giữa nhà báo BBC và bà Krasheninnikova.

Nếu Nga nghiêm túc muốn cải thiện mối quan hệ với phương Tây chẳng nhẽ làm một mình? Cũng giống như điệu nhảy tango cần phải có hai người phối hợp. Bà Krasheninnikova chia sẻ quan điểm.

“Cả hai bên đều có trách nhiệm như nhau, nhưng một bên lại khơi mào cho cuộc chiến. Họ lấy bom đạn để ném vào một quốc gia khác ví dụ như Libya”. Bà nói với nhà báo.

“Phương Tây đang tranh luận về sự sáp nhập Crimea. Vậy có phải những gì Nga đã làm ở Crimea là một bước ngoặt đối với an ninh quốc tế?” Nhà báo hỏi.

“Nga không sáp nhập Crimea. Mà do Crimea đã thoát khỏi chính quyền Kiev sau một cuộc đảo chính nhà nước.” Bà Krasheninnikova trả lời.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Kuzhugetovich Shoygu đổ lỗi cho phương Tây làm mất an ninh toàn cầu

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Kuzhugetovich Shoygu đổ lỗi cho phương Tây làm mất an ninh toàn cầu

Khi nói đến vấn đề an ninh người ta thường cảm thấy Nga và phương Tây lời qua tiếng lại với nhau. Tuy nhiên một sốt đại biểu trong hội nghị đưa ra những nguyên nhân để lạc quan.

“Người Nga luôn đổ lỗi cho người Mỹ và tất nhiên chúng tôi có rất nhiều lý do để đổ lỗi cho Nga ví dụ vấn đề về bán đảo Crimea. Nhưng tôi có ấn tượng hơn khi Nga là người đi trước về sự cởi mở để tìm ra giải pháp”. August Henning, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên bang Đức nói.

“Chúng ta nên làm điều này một cách kín đáo hơn, không công khai – mặc dù điều này không được tối ưu”. Ông Henning nói rằng một giải pháp về vấn đề của Crimea là có thể.

“Tôi đã làm một số đề xuất kín đáo, ngay cả về vấn đề Crimea”.

“Tôi không nghi ngờ phần lớn dân số của Crimea đã lựa chọn là một phần của Liên bang Nga”.

“Tuy nhiên, đối với chúng tôi cách thức sáp nhập là không thể chấp nhận được”.

“Ý tưởng của tôi là cố gắng thiết lập một khu vực thương mại tự do tại Crimea, ví dụ chún ta nên cố gắng để bán đảo này giống như Hồng Kông tất nhiên phải có sự đồng thuận của Ukraina, phương Tây và Liên minh châu Âu.”

“Chúng ta cần có thêm nhiều suy nghĩ (kể cả trí tưởng tượng) cho câu hỏi này. Mặc dù bây giờ không phải lúc nhưng có thể cơ hội sẽ xảy ra trong tương lai”.

Đức Dũng 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề