Vũ khí từ phim viễn tưởng Mỹ trở thành thực tế

Những thiết bị do thám có thể bơi cùng loài cá, máy bay bay cùng chim…và nhiều vũ khí tưởng như chỉ có trong phim sẽ được Mỹ ứng vào thực tế.

Mới đây nhất Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm một robot không người lái (UUV) có hình dáng giống hệt cá mập được mang tên GhostSwimmer.

Thông tin này được Sputnik dẫn theo một báo cáo công bố hôm 12/12 của văn phòng thông tin hải quân Mỹ, theo đó loại robot trinh sát ngầm không người lái giống với loài cá mập này sẽ được sử dụng để thu thập thông tin tình báo và khám phá thân tàu.

Theo nguồn tin trên, UUV GhostSwimmer sẽ mô phỏng những đặc điểm sinh học của loài cá mập và “là dự án mới nhất trong một loạt các dự án khoa học viễn tưởng trở thành thực tế”, báo cáo trên cho biết.

Các cuộc thử nghiệm đầu tiên của robot ngầm không người lái GhostSwimmer đầu tiên đã thành công trong việc thu thập dữ liệu về thủy triều, dòng hải lưu, sóng biển, và thời tiết.

Theo những thông tin ít ỏi được Hải quân Mỹ tiết lộ, UUV GhostSwimmer có chiều dài 5 feet (khoảng 1,5 mét) và nặng 100 pounds (45 kg). Robot có thể lặn sâu tới 300 feet (91 mét) và có thể hoạt động độc lập hoặc được gắn với một dây dẫn để truyền dữ liệu đến hệ thống điều hành.

UUV GhostSwimmer bắt chước những chuyển động của một con cá lớn, khiến nó rất khó bị phát hiện. Đây là một phần của dự án Silent NEMO của Hải quân Mỹ, một nỗ lực thử nghiệm để sử dụng những đặc tính sinh học cho các phương tiện dưới nước.

Việc thử nghiệm thành công và tiến tới ứng dụng vào thực tế UUV GhostSwimmer mở ra kỷ nguyên vũ khí thế hẹ mới trong quân đội Mỹ – loại vũ khí mà trước đây tưởng như chỉ có trong phim viễn tưởng.

Những giấc mơ UAV

Tuy nhiên đây không phải là loại thiết bị quân sự ‘sinh học’ đầu tiên của quân đội Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang lập kế hoạch để nghiên cứu các chiến lược mới cho phương tiện bay không người lái (UAV) tương lai của mình.

Đặc biệt, trong báo cáo Bộ Quốc phòng Mỹ vừa qua cho thấy, họ đang quan tâm đến phương tiện có khả năng “vỗ cánh”, loại công nghệ cho phép UAV di chuyển “luồn lách” tốt hơn trong những môi trường không xác định trước.

Các sợi lông nhỏ xíu của côn trùng đã truyền cảm hứng cho một dự án khác của Lầu Năm Góc, nhằm tăng khả năng tìm đường của các phương tiện bay, bằng cách gắn các cảm biến siêu nhỏ và lập trình để phát hiện và tương tác lại với gió.

Trong các chương trình như vậy, không thể không nhắc đến chương trình Great Horned Owl, nhằm tái tạo các chuyến bay hầu như không gây ra tiếng động của côn trùng.

Nguyên lý của “cánh vỗ” khá đơn giản: Chúng hiệu quả hơn và chịu sức gió tốt hơn so với các UAV cánh cánh cố định, có nghĩa là phương tiện bay không người lái với “cánh vỗ” có thể bay linh hoạt hơn, và thậm chí ngừng giữa chừng trong chuyến bay để trôi lơ lửng trong không trung.

Hiện nay, các máy bay không người lái của Quân đội Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đều bị hạn chế ở khả năng bay treo ở trên không – rào cản nghiêm trọng khiến chúng không thể cung cấp kết quả quan sát từ khu vực nhất định. Vấn đề này là thách thức đối với DARPA – cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.

Yêu cầu chung là thiết kế máy bay không người lái có thể bay đến địa điểm cụ thể, sau đó trôi lơ lửng và thực hiện nhiệm vụ giám sát trong 3 giờ. Mới đây, Công ty Aerovironment (Mỹ) cũng vừa cho ra 1 thiết kế phương tiện bay không người lái có cánh mang tên Hummingbird – 1 (Chim ruồi), một ví dụ điển hình cho công nghệ UAV sử dụng cánh vỗ.

Đôi cánh chỉ sử dụng để tạo ra sức đẩy, Hummingbird có thể bay tiến, bay lùi, trôi lơ lửng trong không trung (kể cả khi có gió giật) và lượn qua các ô cửa hoặc lối đi khác. UAV Chim ruồi có kích thước khá nhỏ, trọng lượng nhẹ chỉ 19 ounces (538,64 gam). Trong quá trình trinh sát, nó sẽ sẽ truyền hình ảnh động trở lại cho nhà điều hành.

Có thể nói, Hummingbird là một minh chứng rất tuyệt vời cho thế hệ UAV vỗ cánh bay, ngoại trừ bị giới hạn thời gian bay trong 8 phút. Thực tế, vấn đề tuổi thọ pin là một trong các yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của máy bay không người lái cánh vỗ. Tuy nhiên những dự án này hiện nay mới chỉ dừng lại ở quá trình thử nghiệm và tiếp tục phát triển.

11
Mỹ thử nghiệm UUV GhostSwimmer

Trên thực tế, hiện nay một số loại vũ khí đặc biệt mô phỏng hoạt động của loài vật đã được Mỹ ứng dụng vào thực tế như WildCat và BigDog. Theo đó, trong khi WildCat tỏ ra nhanh nhẹn và linh hoạt hơn, có thể di chuyển với tốc độ lên tới 25 km/h trên khu vực địa hình bằng phẳng thì Mèo hoang chính là một phần trong dự án phát triển robot của DARPA nhằm hỗ trợ các binh sĩ Mỹ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Dự án ‘điên rồ’ của Quân đội Mỹ

Dù mang tính đột phá trong việc chế tạo thiết bị quân sự không người lái, tuy nhiên tất cả những thiết bị và phương tiện kể trên chưa thấm vào đâu với ý tưởng của lực lượng này khi muốn cho ra đời một hàng không mẫu hạm trên không.

Vừa qua, Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) đã ra đề bài cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này: chế tạo phi cơ vận tải cỡ lớn có khả năng thả các máy bay không người lái đi do thám hoặc tấn công, rồi đón chúng trở lại. Tuy nhiên, DARPA vẫn chưa tiến gần đến việc chế tạo bất kỳ phi cơ thử nghiệm nào và mới chỉ đơn thuần xem xét các khả năng trên giấy.

Peter Singer, tác giả từng viết nhiều về đề tài robot và chiến tranh, nói: “Đây mới là giai đoạn đưa ý tưởng ra bàn luận, chưa đến lúc làm nguyên mẫu. Chúng tôi chưa đạt đến mức đó”. Bản vẽ mô phỏng từ DARPA cho thấy một phi cơ vận tải, khá giống C-130, thả phi đội máy bay không người lái trông tương tự như Predator hoặc Reaper, và đón chúng quay lại.

Trong khi đó, Dan Patt, quản lý chương trình DARPA, cho biết trong một thông báo: “Chúng tôi muốn tìm cách để phi cơ nhỏ hơn mang lại nhiều hiệu quả hơn. Và một ý tưởng hứa hẹn là biến các máy bay cỡ lớn hiện có, với sửa chữa tối thiểu, thành ‘mẫu hạm trên bầu trời’”.

Trước đó DARPA cũng hé mở thông tin chế tạo ra siêu hàng không mẫu hạm hoạt động trên không. Hoạt động quân sự trên không hiện tại vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các máy bay cỡ lớn và có người lái, nhưng những sứ mệnh như vậy khiến máy bay và phi công đối mặt với nhiều rủi ro. Các hệ thống máy bay không người lái (UAS) có thể giảm tối đa những rủi ro như vậy.

Tuy nhiên, các UAS thiếu tốc độ, tầm bay và khả năng chịu đựng như máy bay có người lái. Vì thế, DARPA tin tưởng giải pháp chế tạo một tàu sân bay trên không giống như trong bộ phim khoa học viễn tưởng Avengers, một ngày nào đó có thể chở theo, phóng và tiếp nhận nhiều loại máy bay không người lái từ bất kỳ đâu trên thế giới.

Nguồn: Báo Đất Việt


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Vũ khí từ phim viễn tưởng Mỹ trở thành thực tế”:

  1. Vinh Nguyen viết:

    Khoa học ứng dụng càng tiến bộ bao nhiêu thì càng phải gắn liền và thực tế bấy nhiêu, vì vi sinh vật hoặc các laoij côn trùng là những mẫu hình rất tinh túy cho khoa học ứng dụng. Nhớ một lần cách đây gân40 năm ở trường đại học quân sự có một giáo viên giảng cho học viên là : Âm thanh dùng cho các loa đài,nhạc…là do hội khoa học Nhật bản nghiên cứu từ cách cấu trúc và âm thanh của côn trùng…, vì chúng nó kích thước nhỏ bé mà cho một lượng âm thanh đáng khâm phục…, cho nên công nghệ chế tạo vũ khí có thể người ta cũng không bỏ qua các nguyên tắc tồn tại tự nhiên đó.

Trả lời Vinh Nguyen Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề