Vũ khí tối tân và vai trò của công nghệ

Bạo lực và xung đột là yếu tố xuyên suốt lịch sử loài người. Bắt đầu từ những vũ khí thô sơ mà con người tạo ra để tự vệ và chiến đấu để sinh tồn, ngày nay công nghệ đã được ứng dụng triệt để trong lĩnh vực sản xuất vũ khí để chúng trở nên tinh vi hơn, khó chống đỡ hơn và có thể tấn công trên diện rộng. Và kể từ những năm 90 cho tới nay, khoảng gần 190 triệu người đã thiệt mạng trong 25 cuộc xung đột lớn nhất của thế kỷ 20.

Những loại vũ khí điều khiển như bom thông minh có độ chính xác rất cao nhờ hệ thống định vị vệ tinh và những bộ cảm biến được điều khiển từ trên cao. Chúng là những vũ khí có lợi thế rất cao trong những cuộc chiến hiện nay. Phần thiệt dĩ nhiên nghiêng về bên có lối đánh du kích và có vũ khí không hiện đại bằng. Tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tổn thất về con người và kinh tế do chiến tranh gây ra vẫn còn rất cao.

Khoa học công nghệ  phục vụ quân sự

Chiến tranh là một phần của lịch sử phát triển loài người, nó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời và diệt vong của nhiều nền văn minh, từ người Maya tới Roman. Các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều bằng chứng cổ xưa cho thấy cuộc xung đột giữa người với người diễn ra ở khắp nơi, từ Mexico tới Iraq, Syria; từ thời Pharaông tới người Viking. Trong đó xung đột tôn giáo cũng là gốc gác của nhiều cuộc chiến trong quá khứ và cả hiện nay.

Xuyên suốt lịch sử chiến tranh nhân loại là các yếu tố liên quan tới hóa học, từ chế tạo thuốc súng tới các hóa chất mang tính hủy diện trên diện rộng. Chất diệt cỏ tuy được sử dụng trong nông nghiệp nhưng Quân đội Mỹ lại sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và đã để lại hậu quả nghiêm trọng cho tới tận ngày nay.

Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học chủ yếu để phục vụ mục đích quân sự. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, hơn 40% công tác nghiên cứu chỉ để dành cho phát triển công nghệ vũ khí. Các công nghệ này đã làm thay đổi bản chất của vũ khí, từ dạng súng ngắn đơn sơ có từ năm 1893 trở thành những công nghệ tối tân như sóng âm chặn tên lửa (dùng cho máy bay chiến đấu), hoặc điện từ trường (dùng cho xe tăng) để chặn máy bay.

Công nghệ cao

Chiến trường hiện nay đã khác nhiều so với hàng thập kỷ trước đây. Hàng loạt các loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng như hàng không mẫu hạm, tên lửa hành trình (điều khiển bằng vệ tinh), vũ khí laser, vũ khí điện tử (chiến tranh điện tử), các bệ phóng tên lửa di động đa năng có tầm bắn lên tới hàng chục km, máy bay tàng hình…, và cả những thiết bị tối tân dành cho binh lính.

Chiến trường tương lai còn mở rộng trên cả không gian vũ trụ với các loại máy bay chiến đấu ở độ cao lớn hơn, vũ khí vệ tinh, máy bay robot (có khả năng gây nhiễu vệ tinh đối phương) và nhiều thiết bị chiến đấu khác hoạt động trên quỹ đạo. Trong khi đó ở dưới mặt đất và kể cả dưới lòng đất cũng sẽ không còn an toàn. Những loại bom siêu mạnh mới có khả năng “đào đất” sâu hơn, phá hủy các bongke nằm trong lòng đất cả trăm mét.

Một trong những kế hoạch tham vọng nhất hiện nay của quân đội Mỹ là xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo. Khả năng này dựa trên sự kết hợp giữa tên lửa và tia laser bắn ra từ máy bay. Tuy nhiên, chương trình nghiên cứu laser của Mỹ vẫn gặp nhiều vướng mắc và chưa thể triển khai ngay được. Về lý thuyết và thực nghiệm, tia laser có thể phá hủy cả những tên lửa chiến lược và hệ thống pháo cao xạ trên mặt đất. Ngoài laser, còn một loại tia nữa là nơtrinô có thể di chuyển từ mặt này của Trái Đất sang mặt kia để phá hủy các tên lửa hạt nhân.

Ít sát thương hơn

Vũ khí hiện đại có xu hướng ít sát thương hơn, chẳng hạn như loại súng Taser đang được lực lượng quân đội và cảnh sát một số nước sử dụng thường chỉ bắn ra tia điện (ở khoảng cách gần) làm bất tỉnh đối phương. Phiên bản mới của loại súng này đang được phát triển, có khả năng làm tê liệt một đám đông (dùng để dẹp bạo loạn) từ khoảng cách xa.

Quân đội Mỹ cũng đang phát triển cái gọi là “Hệ thống từ chối hoạt động” (ADS), sử dụng tia sóng âm để gây đau đớn mà không làm thương đối phương; và một hệ thống có tên là PEP – sử dụng tia laser để trấn áp mà không làm thương đối phương. Tuy nhiên, người ta lo ngại rằng các hệ thống vũ khí này rất dễ bị lợi dụng cho những mục đích khác.

Laser từng được coi là loại vũ khí làm lóa mắt,chẳng hạn như laser chói, laser PHASR di động và loại tia laser ACCM sử dụng trên máy bay trực thăng. Hiện thì chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động của loại laser tới sức khỏe con người nhưng người ta lo ngại rằng chúng có ảnh hưởng đặc biệt xấu tới chức năng của mắt người.

Cũng có những loại vũ khí hóa học không gây sát thương như hợp chất gây mê được sử dụng trong cuộc trấn áp khủng bố tại nhà hát Dubrovka Moskva (Nga) năm 2002. Các nhà nghiên cứu hóa học của Mỹ thậm chí còn nghĩ tới một dạng hóa chất có thể làm lũng loạn đội ngũ kẻ địch bằng cách biến họ thành… “gay” trong một khoảng thời gian nhất định. Loại vũ khí bằng âm thanh LRAD không gây thương tích cũng được cảnh sát một số quốc gia sử dụng. Hiện cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập tới mức độ tổn hại tới sức khỏe con người của những dạng vũ khí kiểu này.

Đằng sau cuộc chiến

Mặc dù học thuyết “đánh nhanh rút gọn” đang khá phổ biến trong những cuộc chiến hiện nay, chẳng hạn như cuộc chiến chớp nhoáng giữa Nga và Grudia hồi đầu tháng 8/2008, hay như cuộc tấn công của Israel vào dải Gaza hồi cuối tháng 12/2008, nhưng tổn thất đằng sau những cuộc tấn công kiểu này vẫn rất lớn. Nó không chỉ tác động tới con người mà còn ảnh hưởng tới nông nghiệp, môi trường, và thậm chí là cả lịch sử của một đất nước. WHO ước tính chỉ riêng năm 2002 mà đã có tới trên 700 nghìn người bị chết bởi chiến tranh và bạo lực.

Nhiều năm sau cuộc chiến, vấn đề mìn chiến tranh vẫn là đề tài luôn được bàn luận, bởi nó vẫn hiển hữu trong lòng đất, hàng ngày đe dọa mạng sống con người. Giải pháp gỡ mìn hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các loại máy dò đặc biệt, máy quét NMR hoặc quét tia laser. Người ta từng bàn về Hiệp ước Ottawa nhằm cấm sử dụng mìn và thay vào đó là những thiết bị hoặc vũ khí không dây chết người.

Một nguy cơ khác đó là phóng xạ uranium sử dụng trong các loại vũ khí chống tăng. Lượng phóng xạ này sẽ tồn tại trong đất một thời gian rất dài. Tuy chưa có những nghiên cứu về tác hại của loại phóng xạ này nhưng người ta tin rằng nó sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe con người. Một số quốc gia đã có kế hoạch sử dụng vonfam để thay thế cho uranium.

Cho tới nay đã có những đánh giá đầy đủ về tác hại tới thần kinh con người sau chiến tranh. Các nhà nghiên cứu đã dẫn chứng những tác động tiêu cực tới giấc ngủ của những người lính tham chiến và những nhân tố khác dẫn tới tình trạng bắn nhầm giữa các binh lính.

Hủy diệt hàng loạt

Cho tới nay, có lẽ hậu quả nghiêm trọng nhất và sâu sắc sau chiến tranh chính là bom nguyên tử. Mặc dù quả bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945 nhưng cho tới nay những tác động phóng xạ của nó vẫn còn hiển hữu. Chiến tranh lạnh là khoảng thời gian các cường quốc xây dựng và phát triển kho vũ khí hạt nhân ngày càng phình to của mình. Trong số này phải kể đến Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô cũ. Ngày nay thống kê sơ bộ đã có tới 9 nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân, đó là chưa kể tới các ngờ vực về một số quốc gia bí mật thử nghiệm nguyên tử và mua các đầu đạn hạt nhân. Đó là chưa kể tới lực lượng khủng bố vốn rất quan tâm tới loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.

Ngoài vũ khí hạt nhân, người ta còn nhắc tới những tác động hủy diệt của loại vũ khí hóa học và sinh học. Chính quyền Mỹ thì tin rằng chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 đã sử dụng đến cái gọi là vũ khí hóa học. Tuy nhiên, luận điểm này cho tới nay vẫn chưa được kiểm chứng. Trong khi đó các tài liệu cho rằng khoảng 30 nghìn quân nhân người Anh đã thử nghiệm một loại hơi độc bằng ga trước năm 1989 và đã để lại những di chứng rất nặng nề. Ngày nay, hơi gas độc bị cấm sử dụng theo Hiệp ước Vũ khí hóa học, tuy nhiên các nguy cơ về vũ khí sinh học vẫn còn đó, và tại mỗi sự kiện lớn của quốc gia như World Cup hay Olympics đều có những đơn vị chống khủng bố sinh học và hóa học.

vnmedia


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề