Vĩnh Phúc: Dân chặt chuối cho trâu bò ăn vì không có người mua

Thương lái Trung Quốc không thu mua, người dân Vĩnh Phúc chỉ còn nước vứt chuối cho trâu bò ăn hoặc thậm chí phải cố ăn thay cơm.

 Đến thời điểm này hàng năm, người dân xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc rất trông chờ vào thương lái Trung Quốc để bán được chuối với giá cao. Tuy nhiên, năm nay đợi mãi vẫn chưa thấy có động tĩnh gì, nông dân trong xã thấp thỏm lo âu vì không bán được hàng. Nhiều buồng chuối căng mịn đem ra cho trâu bò ăn, thập chí trâu bò còn ngao ngán không ăn vì… “ngán”.

Mọi loại chuối đều rớt giá thê thảm

Xã Liên Châu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc nằm ven bên bờ sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 60km. Ở đây, có cả một vựa chuối bạt ngàn, người dân thu nhập chính dựa vào chuối là chủ yếu.

Nhà nào cũng có một vườn chuối đủ loại, ít thì răm ba mẫu, nhiều thì 10, 15 mẫu, thậm chí 20 mẫu chỉ chuyên trồng chuối. Cả năm “chăm” chuối chỉ mong bán được hàng ở dịp cận Tết này, vậy mà nhiều nhà lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì ế.

Đất đai thổ nhưỡng của vũng này là đất đỏ, rất khó khăn trong việc trồng lúa, nên dân trong xã chỉ còn biết trồng ngô, khoai làm chủ đạo kinh tế. Giá ngô thì thấp, giá khoai thì bấp bênh, nhiều nhà chuyển hẳn sang trồng chuối, hoặc xen canh giữa các loại cây lương thực khác.

Cả một vườn chuối trơ gốc, quả rơi rụng

Theo tin nhanh ông Trần Văn Cách (60 tuổi), một người dân trong xã cho biết: “Trồng chuối tuy không vất vả bằng trồng ngô hay trồng lúa nhưng bị phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố, thời tiết, môi trường, cây giống”.

Nhà ông Cách có 15 mẫu ruộng trồng hầu hết các giống chuối, chuối tây, chuối tiêu hồng,… Mọi năm cho năng suất khá cao thu về hàng trăm triệu mỗi vụ. Tuy nhiên năm nay ông Cách đang phải đau đầu để nghĩ đầu ra cho chuối nhà mình.

Tìm đến nhà Ông Nguyễn Văn Lộc, trường thôn 6 xã Liên Châu, ông này cho hay: “Mọi năm, cứ đến tháng này kéo dài tới hết tháng giêng âm lịch là thương lái Trung Quốc đến đây đánh hàng về rất đông. Người dân chỉ mong họ về để bán được với giá cao”. Ông này cũng cho biết: “Năm ngoái, ở thôn này có bao nhiêu chuối là họ mua bấy nhiêu về”.

Lý giải nguyên nhân vì sao người dân ở đây lại quá kì vọng vào thương lái nước ngoài như vậy, ông Lộc cho rằng, các thương gia trong nước đang “bỏ quên Liên Châu” vì…. ở đâu cũng có chuối.

“Xã Liên Châu nằm giữa Trung Tâm Hà Nội và Thành phố Vĩnh Yên, các vùng ven của thành phố thiếu gì chuối mà bán mà phải tìm về tận đây mua. Mà người dân ở đây có đánh ô tô từ đây lên thành phố thì cũng phải đội giá lên vì chi phí vận chuyển còn lấy sức đâu ra để cạnh tranh” – ông Lộc ngao ngán nhận định.

 

Ông cũng nói: “Chúng tôi có ít mối khách hàng quen trong nước lắm, mà nếu bán trong nước thì họ thường mua lẻ, ít khi mua buôn số lượng lớn, nên chỉ mong giao dịch bên kia biên giới thôi”.

Quả đẹp như thế này, giá còn chưa tới 30.000 đồng/buồng.

Theo tin tức ghi nhận từ pv Báo Người Đưa Tin, giá chuối tiêu hồng tại đây rớt giá một cách thảm hại, mỗi buồng chuối xanh, quả to đều, đẹp giá chỉ 25.000 – 35.000 đồng/buồng/9 nải. Buồng nhỏ thì chỉ còn giá 10.000 – 15.000 đồng/buồng. Trong khi mọi năm, chúng phải có giá trị gấp 3, thậm chí gấp 4 lần hiện tại.

Bà Hồng, một người dân trong thôn khẳng định: “Mọi năm, một buồng chuối to, 9 nải không bao giờ có giá dưới 100.000 ngàn, càng về gần tết càng đắt. Có thời điểm giá 300.000 đồng/buồng mà không có mà bán. Không chỉ chuối tiêu hồng, mọi chủng loại chuối ở đây đều rớt giá thê thảm như thế”.

Không bán được chuối, người dân đem cho trâu bò ăn đỡ phí

Cho dù giá xuống thấp kỉ lục như vậy nhưng đem bán cũng chẳng có ai mua, vì trong làng, trong xã, nhà nào cũng trồng chuối. Ngoài ra, cũng vì không có thương gia nào bỏ mối bán buôn lên thành phố. Người dân lao đao vì không có thu nhập đầu ra, chót đầu tư lớn vào hàng nghìn mẫu chuối, nay nhìn chúng rơi rụng đầy đường mà xót lòng.

Ông Nguyễn Văn Tân (1959), phó thôn 6, xã Liên Châu nhìn vườn chuối của mình mà ứa nước mắt: “Chót đầu tư cả trăm triệu vào 10 mẫu đất trồng chuối mà giờ nhìn cho qua rơi xuống đất mà thấy đau lòng”.

Người dân khốn khổ vì chuối rơi nhiều, chỉ còn cách đem cho bò ăn

Đến tận vườn nhà ông Tân, chúng tôi ghi nhận hàng chục mẫu ruộng đang nằm chờ chết, hàng tá cây bị teo lá, chết buồng non. Có cây, chưa ra quả đã chết, có cây vài ba buồng cũng chết quả. Quả lẻ thì rơi đầy đường.

Ông Tân buồn bã: “Chuối rơi thế này chỉ còn nước đem cho trâu bò ăn hộ, nhưng có khi chúng còn không ăn thèm ăn vì ‘ngán’ cũng nên”.

Ngoài ra, thêm một nguyên nhân khác mà ông Tân cho rằng, chuối Liên Châu đang bị “chết yểu”, là do khói bụi từ các lò gạch lân cận đang giết dần, giết mòm các vườn chuối: “Quả không to được, chỉ bé bằng một nửa đã bị chín ép, rơi rụng xuống là do môi trường ô nhiêm, khí thải, nhiệt độ từ các lò gạch ép quả chưa lớn đã chín”.

Ông này khẳng định: “Đã nhiều lần chúng tôi yêu cầu các chủ lò gạch, chính quyền chấm dứt hoạt động của những lò gạch nhưng không mấy hiệu quả. Nhưng để lò gạch tồn tại ngày nào, chúng tôi chết ngày đó”.

Ông Tân với vườn chuối đang chết dần của mình

Trước thông tin, người dân xã Liên Châu chặt bỏ cây chuối đem cho vật nuôi ăn vì không bán được, nhiều người nông dân trong xã bức xúc khẳng định, chuyện chặt bỏ cây là bịa đặt.

Ông Nguyễn Văn Tân cho rằng: “Là nông dân ai đi nỡ chặt đi thành quả lao động của mình. Chúng tôi ở đây chỉ đem chuối rụng cho gia súc ăn chứ tuyệt nhiên không bao giờ làm cái chuyện thất đức đó. Mà đấy, mọi người xem, từ đầu làng tới cuối xã, chỗ nào mà chẳng có chuối rụng. Có khi trâu bò làng này chắc ăn ngọt thịt lắm vì ở đây, nuôi gia súc bằng chuối” – ông Tân chia sẻ.

Trước nghịch cảnh đó, nhiều gia đình đã phải ngập đầu trong nợ nần. Ông Trần Văn Cách đã phải cắm sổ đổ để lấy chi phí đầu tư nhưng nay chuối không bán được, hàng tháng ông vẫn phải “è cổ” ra trả lãi ngân hàng. Ông Cách than thở: “Chán lắm, chú ạ. Bán không được, vứt đi cũng không xong”.

Những buồng chuối này được chặt về chỉ để cho trâu, bò ăn cho đỡ phí.

Hoàn cảnh của xã Liên Châu đang đi tới bước đường cùng, chuối bán không có người mua, bán phá giá rồi nhưng thị trường vẫn ảm đạm. Túng quấn đem chuối cho gia súc ăn không xuể, nhiều gia đình còn phải ăn chuối thay cơm. Ông Nguyễn Văn Lộc đau đáu tâm sự: “Chưa bao giờ chuối Liên Châu khổ trăm bề như thế”.

Nguồn nguoiduatin.vn.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 33 phản hồi cho bài viết “Vĩnh Phúc: Dân chặt chuối cho trâu bò ăn vì không có người mua”:

  1. Che Thai Nguyen viết:

    chung quy cũng tại dân trí thấp quá

  2. Dân trí hay quan trí hả chú Chè ?

  3. Che Thai Nguyen viết:

    Quan hay dân thì cũng chỉ một chữ tham !

  4. Chú nói vậy hòa cả làng và như vậy, người ta cần quan để làm gì ?
    Để tham à ?
    Nhà nước có cả một guồng máy từ bộ ngoại thương đến bộ nông nghiệp rồi bộ giao thông …Tất cả nhằm một việc là để chuối và chè có thể xuất khẩu bán ra tiền để bộ tài chính thu thuế.
    Tuy nhiên bởi vì ở ta, thằng này lại làm việc thằng kia nên cuối cùng rút ra chả thằng nào làm cái việc mà nó được nhận và đó là do quan trí chứ chửi dân tham thì đâu và thời nào chả vậy.

  5. Che Thai Nguyen viết:

    Chính trị quá… đơn giản chút đi tham trồng chuối bán cho bọn tầu bây giờ nó ko mua thì vứt đi quan hệ gì tới bộ ngoại thương với bộ nông nghiệp ???

  6. Chú Chè nghĩ ngắn nên nói vậy chứ chú có thấy bên Nga hay bên U nơi chú ở, bọn Tàu hay bọn nước láng giềng sang đó thu mua nông sản hay không ?

  7. Tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phải có quản lý nhà nước, nhất là giúp dân hai là không để lọt thuế và ba là để đảm bảo kiểm tra và thực hành các điều luật cùng quy định liên ngành mà chính VN cũng đã luôn ban hành.

  8. Che Thai Nguyen viết:

    lạc đề rồi “Thương lái Trung Quốc không thu mua, người dân Vĩnh Phúc chỉ còn nước vứt chuối cho trâu bò ăn hoặc thậm chí phải cố ăn thay cơm.”

  9. Che Thai Nguyen viết:

    Ko chỉ có chuối ..râu ngô non, lá điều,măng tre..vv

  10. Lạc là sao ?
    Tại sao người dân Vĩnh Phúc lại phải chờ thương lái TQ ?
    Thương lái VN đâu ?
    Các cơ quan thu mua của VN đâu ?
    Nước ta hay nước TQ ?
    Đến thế mà còn cãi sao ?

  11. Che Thai Nguyen viết:

    nếu cơ quan nhà ncs khuyến khích trồng ,cấp vốn… sau đó ko thu mua thì hãy trách còn tự mình làm sao đổ cho ng khác dc ???

  12. Chú quay lại cái còm đầu của tôi.
    Tôi đã lên án các quan đã không làm tròn trọng trách của mình và để thả cho người dân làm ăn trực tiếp với thương lái TQ là không được.
    Đã bao lần bị lừa và tại đây, ta hỏi cái quản lý nhà nước ở đâu khi dân cứ thi nhau chặt móng trâu xong lại đào rễ cây rồi nuối ốc vàng ….
    Như thế thì còn gì là quốc gia và trách nhiệm này là của quan chứ ?

  13. Che Thai Nguyen viết:

    Thôi tôi nghĩ trình của bác thừa hiểu chuyện này mà tranh luận làm gì cho mất tg …Thân !!!

  14. Hehe. Anh tưởng chú không hiểu thật. Hóa ra ….

  15. Chuyên Dương viết:

    Quan nhưng do dân nữa a Châu ạ

  16. Thanh Doan viết:

    Quan di thu mua thi chi mua re (phai chi tra cho rat nhieu ban ,nganh nhu anh Chau noi) .Ban truc tiep cho nguoi tieu dung (lai buon Tau) thi gia cao hon.Tau no lam vai lan roi khong mua nua de ep gia ( bai lam an ).Khong ban duoc thi cho trau bo an,doi tiep,gia len moi ban .Chang co van de gi.Ket qua van the.Toi ma la nong dan cung lam the.Viec d. gi phai ban re

  17. Do quan là chính. Như nhà kia có trẻ con hư thì cha mẹ là nguyên nhân, dĩ nhiên đứa trẻ cũng chả tốt lành gì.

  18. Nam Đặng viết:

    Riêng vụ này tôi ủng hộ bác Chè . Đây là căn bệnh adua , bầy đàn của dân ta . Không chịu tư duy , suy nghĩ xem làm gì . Hễ thấy làm gì có lợi một tí (( lợi trước mắt )) là đua nhau vào làm , bất biết hậu quả . Nên cái kết là như vậy .

  19. Nam Đặng viết:

    Thương lái Trung Quốc họ không có những cam kết cụ thể . Đây là do dân mình tự phát , nên không thể trách ai được . Mặc dù sâu xa thì có thể họ có ý đồ rất độc ác .

  20. Kiem Xuan Hoang viết:

    thấy người ta cắt quần bò làm quần xooc bán chạy là đua nhau cắt bàn ko cần biết xu hướng mốt là gì… Dược vài hôm bọn thanh nhiên ngố hậu xô viết hết mua là quần bị cắt rồi là vứt đi. ở ô đét xa chuyện này xảy ra rồi? a dua thế thôi…

  21. Chuyên Dương viết:

    Cẩn thận phạt tiền đấy mấy bác

  22. Ngo Vu viết:

    tinh tien giang vua phat 5 trieu VND / 1 nguoi , vi vao fb noi xau lanh dao tinh

  23. Thanh Doan viết:

    Chuoi tuoi khong ban duoc thi bien no thanh chuoi kho,doi duoc gia ban….. Thieu gi cach giai quyet.Chu yeu doi thu mua trong nuoc boc lot dan lao dong hoi qua

  24. Chuyên Dương viết:

    Khó lắm anh ơi. Vào mùa này Vn mình bắt đầu trở lạnh, ít nắng. Ở đó nhà nào ít cũng gần héc ta nhà nào nhiều cả dăm héc ta chuối. Mỗi héc ta 45-50 tấn chuối. Sức đâu mà sấy được anh. Lại còn lò sấy, công cụ để sấy. Có vài yến cau tươi mà gọt vỏ rồi bổ rồi bày ra nong phơi khắp nhà. Tối đến đốt than để sấy trông như trông con mọn. Nói chung không làm được.

  25. Nam Đặng viết:

    Thật ra có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến thương lái TQ họ không chịu thu mua hàng nông sản của Việt Nam mình . Trong đó cũng có thêm một nguyên nhân nữa là do chất lượng sản phẩm của mình quá kém . Chắc bác còn nhớ đã có bài báo Việt mà em quên kh nhớ báo nào , nói rằng do bị phía TQ không nhập dưa hấu , bị tắc một ngày ở cửa khẩu mà dưa đã bị thối . Thử hỏi chất lượng như thế thì ai là người chấp nhận . Nói đi cũng phải nói lại , họ mua hàng của mình đã thối và hỏng khi trên đường vận chuyển rồi .

  26. Chuyên Dương viết:

    Cụ ăn đồ TQ ngay tại đất TQ chưa?

  27. Nam Đặng viết:

    Bá cáo : tôi đã ăn và ăn rất nhiều rồi ạ . Túm nại nà : ta & bạn thằng năm Lạng kẻ nửa cân . Điêu toa và đểu cáng như nhau . Nó cho mình ăn thuốc độc thì mình cũng chả kém tí nào .

  28. Chuyên Dương viết:

    Thế nên TQ bảo chất lượng sp là kg đúng. Họ lồng chính trị vào kinh tế thôi. Ngày xưa bán lạc óc cho TQ dân tham phun cả nước vào lên Lạng sơn TQ vẫn nhập tất nhiên là loại lạc mọc mầm. Cua thì bọc trong dây chuối. Sau này ta tiến bộ nhiều phun có tý thuốc giúp họ (vì đằng nào sang TQ họ chả phun tiếp) thế mà họ loại. Mình có phải loại không biết điều đâu? Mình nhập lại từ họ khoai, táo, lê, nho để cả tháng thối ruột nhưng vỏ vẫn đẹp. Còn có cả vụ bành tổ ngũ đại chân gà nữa nghe đâu kém Cụ hơn mươi tuổi.

  29. Nam Đặng viết:

    Tếu tí cho vui , chứ thật ra dân mình còn khổ nhiều nếu cứ thấy ông bạn đểu thu mua cái gì là lao hết vào . Chết là chuyện đương nhiên .
    Quê tôi , hồi rộ lên chuyện gỗ sưa . Mả mẹ nó , nó mang bán gỗ giống cho từng nhà rồi hứa hẹn sau này thu mua . Rồi nó bán cho phân bón vv & vv . Cuối cùng , ăn cứt cho nó hết . Nhà nhà , cây cối hoa quả trong vườn chặt hết …. Giờ thì cũng ngồi ngóng nó trở lại thu mua , cơ mà nó bảo phải gỗ thân to nó mới mua …..

  30. Chuyên Dương viết:

    Thì cho con cho cháu nó huởng lo gì Cụ. Gỗ cổ thụ chứ có phải cây ăn quả đâu mà sợ nó thối.

  31. Nam Đặng viết:

    Cơ mà vườn ngày trước thì hoa quả đầy , giờ muốn ăn thì mua của thằng bạn tốt nhé . Hehe . Khôn nhẻ ?. Đúng là : ngu thì chết chứ bệnh tật giề .

  32. Chuyên Dương viết:

    Cụ cho em hỏi nhá. Học sinh học kém tại thầy hay tại trò?

Trả lời Trần Phúc Châu Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề