Vì sao khách du lịch Trung Quốc bị kỳ thị?

Lớn tiếng nơi công cộng, thô lỗ, bất lịch sự, hành xử vô ý thức, ngang bướng… là những ấn tượng sâu sắc về khách du lịch Trung Quốc khi ra nước ngoài.

Không có một quốc gia nào trên thế giới dửng dưng trước những khoản tiền lớn dành cho du lịch của người Trung Quốc, nhưng họ không ưa sự hỗ loạn và rắc rối mà những du khách người đại lục mang đến cho thành phố của họ và những vị khách du lịch khác.

“Tại sao họ có thể hành xử như vậy?” không ít người thắc mắc, thậm chí còn cáu giận đến mức quát lên trước một hành động không đẹp của du khách đến từ Trung Quốc.

Mới đây, Thụy Sĩ đã phải mở thêm 20 chuyến tàu đặc biệt chỉ để phục vụ khách Trung Quốc hay Thái Lan phải ban hành tài liệu hướng dẫn riêng dành cho du khách đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới.

Đó là những bằng chứng mới nhất cho thấy, khách Trung Quốc đang khiến các nước phải “đề phòng”.

Theo trang South China Moring Post (SCMP), dường như mỗi câu chuyện về cách hành xử thiếu lễ độ của người Trung Quốc đều nhanh chóng bị phơi bày lên mặt báo. Thậm chí, SCMP còn liệt những thông tin này vào nhóm 10 bài báo được đọc nhiều nhất.

Cách hành xử thiếu ý thức của người Trung Quốc thường xuyên bị phơi bày trên mặt báo.

Tại sao người Trung Quốc lại thô lỗ?

Yong Chen – nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Hong Kong và là người dành nhiều thời gian nghiên cứu về du lịch cho hay, giáo dục làm nên sự khác biệt.

“Không phải bất cứ vị khách du lịch Trung Quốc nào cũng thô lỗ và những người được giáo dục tốt thường cư xử phù hợp hơn”, Yong Chen nói.

Đây có thể là lý do giải thích vì sao những vị khách tuổi từ trung niên trở lên – những người được cho là bị tước đoạt hoặc nhận được rất ít sự giáo dục trong suốt thời kỳ biến động chính trị của Trung Quốc có xu hướng hành động ngang ngược hơn.

Nhiều người trong số này không nói được tiếng Anh, ngay cả tiếng phổ thông Trung Quốc, họ cũng không thành thạo. Sự am hiểu về đất nước và văn hóa nơi họ đến thăm, có lẽ là điều đã lỗi thời hoặc không tồn tại.

Coi thường các quy định

Jenny Wang – một người Bắc Kinh đặt đại lý du lịch tại Maldives cho hay, một số khách du lịch thường nhắm mắt làm ngơ trước các quy định của địa phương nơi họ đến thăm.

Một người đàn ông Trung Quốc gần đây đã lớn tiếng quát mắng đe dọa những nhân viên người Trung Quốc ở Maldives vì nhà hàng của họ đã kín chỗ, không còn chỗ cho ông ta. Hành động mắng nhiếc, đe dọa chỉ dừng lại cho đến khi một trong số họ phải bật khóc.

Thói vô kỳ luật, vô ý thức của khách du lịch khiến địa phương nơi họ đến tham quan “dị ứng”.

“Họ (du khách Trung Quốc-PV) nghĩ rằng họ có tiền và họ muốn gì cũng được”, Wang cho biết. “Nhưng có một điều khách Trung Quốc không muốn làm với ví tiền của họ, đó là tiền “bo” cho phục vụ.”

Mặc dù hầu hết các đại lý du lịch ở Trung Quốc đều giới thiệu với khách của họ về văn hóa “bo” cho người phục vụ họ ở nước mà họ sẽ đến, song hầu hết họ chỉ chi một số tiền rất ít hoặc nói không với nét văn hóa này.

Theo Wang, nhiều người Trung Quốc không quen với khái niệm thưởng tiền cho phục vụ như một cách để cảm ơn. Họ không hiểu hoặc không muốn hiểu rằng những người làm việc ở các khu nghỉ dưỡng của Maldives chủ yếu sống nhờ tiền “bo”.

Điều này ngày càng tạo ra sự căng thẳng giữa khách Trung Quốc và những người phục vụ họ. Những nhân viên cung cấp dịch vụ thường chỉ thích những người đến từ các nước có văn hóa “bo”.

Nhưng với khách Trung Quốc, họ phải theo sau và yêu cầu công khai về khoản thưởng mà tất nhiên, họ phải được.

Không luật lệ

Các sinh viên trường đại học Ewha ở Seoul, Hàn Quốc gần đây đã phải lên tiếng phàn nàn về một đoàn khách du lịch Trung Quốc.

Theo truyền thông Hàn Quốc, đoàn khách du lịch này dường như chưa thỏa mãn với việc chụp ảnh trong khuôn viên trường, nên đã đi thẳng vào thư viện để thực hiện mục đích của mình mà không được sự đồng ý của sinh viên.

“Nếu có thể, chúng tôi chỉ muốn dành khuôn viên trường chỉ để phục vụ sinh viên”, đại diện trường đại học cho hay. “Chúng tôi muốn ưu tiên quyền được học tập trong một môi trường yên tĩnh và an toàn của học sinh.”

Và để giải quyết vấn đề này, trường Ewha đã phải đặt những biển hiệu với các ngôn ngữ khác nhau, chỉ rõ nơi nào là nơi dành cho khách du lịch, nơi nào không được xâm phạm.

Những tâm biển hướng dẫn bằng các thứ tiếng dành cho khách du lịch khi tham quan trường Ewha.

Phải chấp nhận khách Trung Quốc “xấu xí” đến bao giờ?

Trung Quốc và người dân của nước này đang phải trả giá cho hành vi xấu xí của khách du lịch.

Một cuộc thăm dò gần đây Đại học Hong Kong tiến hành cho thấy, khoảng 40% người dân xứ Cảng thơm giữ thái độ tiêu cực, thiếu thiện cảm đối với người Trung Quốc đại lục.

Trang tin SCMP cũng tiến hành một cuộc thăm dò trực tuyến với đề tài “Điều gì làm cho người Hong Kong không thích người Trung Quốc đại lục?”

Chỉ trong vòng vài giờ, đã có đến 50% độc giả trả lời cho rằng, tất cả xuất phát từ cách ứng xử thô thiển, thiếu ý thức của khách du lịch.

“Các cơ quan chính phủ và các đại lý du lịch ở Trung Quốc cần chủ động hướng dẫn cho những vị khách trước khi họ đến một vùng đất nào đó”, Yong Chen nói.

Tuy nhiên, Jenny Wang dường như không tin vào sự thay đổi tích cực. “Khách du lịch Trung Quốc có một chặng đường dài phải đi để thay đổi cách nhìn của cộng đồng quốc tế.”

Nguồn Trí thức trẻ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 14 phản hồi cho bài viết “Vì sao khách du lịch Trung Quốc bị kỳ thị?”:

  1. Xuân Xuyên viết:

    Ngồi tàu điện ngầm vắt chân lên ghế,hút thuốc lá bỏ mẩu thuốc vào đĩa bát,khạc nhỗ ầm ĩ nơi công cộng,móc ngoáy mũi rồi búng không cần biết đích là đâu,nhất là lúc ngáp thì thoải mái như nồi giả cầy mở vung hết cỡ. Ôi! Ki-tai ơi là Ki-tai…

  2. Chuyên Dương viết:

    Ôi anh ơi bên này nó nói chuyện ầm ĩ trên xe buýt dạo trước có thằng còn nhổ nước bọt nữa cơ. Nói chung là kém hơn Vn mình nhiều.

  3. Nga Bich viết:

    Chính xác ki-tai mất lịch sự hơn VN mình nhiều lần

  4. Thang Le viết:

    Công bằng mà nói thì khách du lịch VN còn kém xa họ về ý thức!

  5. Chuyên Dương viết:

    Nếu so sánh khách du lịch Bắc Kinh với Hà nội thì Bắc Kinh lịch sự hơn. Nhưng nếu so khách du lịch nông thôn thì khách du lịch sự hơn tý khakhakha

  6. Xuân Xuyên viết:

    Du lịch: nôm na là đi chơi có lộ trình theo lịch.- Nghĩa la: đi tơi để lộ hết cái lịch sự quê mình cho người khác đánh giá.

  7. Thang Le viết:

    Bởi thế VN ta xuất khẩu được nhiều cái mà thiên hạ không có 😛

  8. Loan Tô viết:

    chó chê mèo rậm lông

  9. Thang Le viết:

    Đề nghị giữ lịch sự Loan Tô!

  10. Xuân Xuyên viết:

    Hihi. Quá đúng luôn bác Thang Le ợh. Vì nền giáo dục của Vn sau bao nhiêu năm xuất khẩu sản phẩm tự sản của mình ra nước ngoài,nay đã thành đặc sản của thế giới, và là hàng độc quyền nội địa.

  11. Cũng giống Việt nam cả thôi .đi đâu ,ở đâu cũng chen lấn ,xô đẩy ,nói to ,tranh giành nhau .Chán .

  12. Chuyên Dương viết:

    Thật ra bao nhiêu năm ta tự sướng nào là cần cù, chăm chỉ, thông minh, hòa hiếu… cái gì tốt đẹp nhất là Vn nên khi hòa nhập và được kiểm chứng khi đi du lịch nước ngoài mới tá hỏa chúng ta kém thế, dễ bị lừa thế. Đã có nhiều bài báo nói về điều này kg phải bươi móc mà giúp ta nhìn thẳng và công nhận sự thật. Nhg nhiều người nhảy dựng lên kg tin vào sự thật thậm chí thóa mạ và kết tội cho người viết là phản quốc. Ôi buồn làm sao

  13. Dung Le viết:

    Chao ôi! Chê người Trung Quốc ư? Người Việt thì sao nhỉ? Nhiều người còn tệ hơn.

  14. Thanh Ha Pham viết:

    Chang biet nhieu tien den co naoz?!song thieu van hoa ,que mua van hoan que mua.

Trả lời Duyen Pham Thi Lam Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề