Vạch trần cuộc đấu tranh giả dối phổ biến của Nga ở Ukraina

Một đám đông ồn ào của những người biểu tình ủng hộ Nga tụ tập bên ngoài tòa nhà hội đồng thành phố Kharkiv miền đông Ukraina, họ xem và cổ vũ cho một người đàn ông trẻ 20 tuổi, mặc một chiếc áo khoác theo phong cách quân sự màu xanh lá cây, gỡ lá cờ Ukraina xuống và thay thế bằng lá cờ Nga. Hành động đáng ngạc nhiên diễn ra vào ngày 01 tháng 3 năm 2014, chỉ vài tháng sau khi cuộc biểu tình lớn chống lại quyết định của Tổng thống Victor Yanukovych khi ông ta từ bỏ một thỏa thuận về các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên minh châu Âu – để ký kết thỏa thuận hợp tác hơn nữa với Nga.
Tuy nhiên, khi tin tức về công dân Kharkiv nâng cao lá cờ Nga trên tòa nhà hội đồng thành phố đã xuất hiện trên Internet trong ngày hôm đó thì Ukraina có nhiều lý do để nghi ngờ cuộc biểu tình này. Sau đó điện Kremlin đã tiến hành một cuộc chiến hybrid với Ukraina để làm mất uy tín làn sóng ủng hộ châu Âu – Euromaidan, kể từ khi bắt đầu vào tháng 11 năm 2013.
Một tuần sau, StopFake.org, một trang web được điều hành bởi các nhà báo Ukraina nhằm bác bỏ thông tin bị bóp méo về các sự kiện ở Ukraina, phát hiện ra rằng cuộc biểu tình ủng hộ Nga tại Kharkiv đã được dàn dựng. Nhà hoạt động Ukraina vẫy cờ Nga trên đỉnh tòa nhà hội đồng thành phố hóa ra là một chàng trai trẻ đến từ Saint Petersburg mang tên Michael Ronkainen. StopFake báo cáo rằng nhà hoạt động Nga đã hóa mình trong một hình ảnh anh ta đưa lên trang Vkontakte cá nhân (một trang mạng xã hội của Nga tương tự như Facebook).
Theo Tetiana Matychak chủ bút tờ báo StopFake cho hay chính độc giả đã phản hồi những câu chuyện giúp các nhà báo so sánh và xác thực cụ thể những sự việc tại miền Đông Ukraina. Các độc giả này đã nhận thức được những nỗ lực của Nga trong việc bóp méo và lừa dối thông tin. “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên, nhưng chúng tôi đã kiểm tra các thông tin rất cẩn thận và kết luận rằng độc giả của chúng tôi đã đúng,” Matychak nói.
Sau khi “nhà hoạt động Kharkiv” bị phơi bày, nhiều độc giả đã bắt đầu gửi nhiều câu chuyện, hình ảnh đến cho StopFake, trong đó có những cuộc biểu tình nâng cao lá cờ Nga và ủng hộ Nga tại Donetsk. Trong cuộc biểu tình đó nhiều người đã tham gia chiếm giữ các tòa nhà chính phủ. StopFake với sự giúp đỡ từ các độc giả đã sớm phát hiện ra rằng nhà hoạt động cầm cờ, Rostislav Zhuravlev, đến từ thành phố Ekaterinburg của Nga và là một người bạn của thống đốc tự xưng của vùng Donetsk.

Một người biểu tình ủng hộ Nga thay thế cờ Ukraina bằng một lá cờ Nga trên đỉnh tòa nhà hội đồng thành phố Kharkiv. (Instagram / Vonoru)

Một người biểu tình ủng hộ Nga thay thế cờ Ukraina bằng một lá cờ Nga trên đỉnh tòa nhà hội đồng thành phố Kharkiv. (Instagram / Vonoru)

Mạng xã hội truyền thông của Zhuravlev tràn ngập những tuyên truyền chống Ukraina bằng nhiều bài viết của ông kêu gọi các độc giả hãy giải phóng Novorossiya, vùng Đông Ukraina đã rơi vào tay của phiến quân ly khai ủng hộ Nga ngay sau khi cuộc biểu tình Euromaidan. Ly khai tìm cách tuyển dụng những người đàn ông trẻ tuổi tự nguyện tham gia cuộc chiến ở Đông Ukraina.
Ví dụ như Ronkainen đăng tải một bức ảnh gặp một sĩ quan cảnh sát tại sân bay quốc tế Los Angeles trên mạng Instagram kèm theo lời nhận xét: “Tôi đã gặp một anh chàng điềm tĩnh [tên] John. Sau khi anh ấy thay đổi quan điểm, John hứa sẽ đến Donetsk để đấu tranh cho Novorossiya.”
Những câu chuyện về hai nhà hoạt động Nga chỉ là một trong số những thông tin giả trong cuộc chiến truyền thông xuyên tạc, bóp méo và bôi nhọ mang tính tuyên truyền về tình hình ở Ukraina và nó được sản xuất chủ yếu do các phương tiện truyền thông chính thống của Nga. Trong hơn một năm nay, các nhà báo và các nhà hoạt động từ StopFake đã nỗ lực để vạch trần những thông tin bị bóp méo và xác định các báo cáo và bình luận thực hiện thông qua việc xác minh cẩn thận và kiểm tra thực tế.
“Nếu chúng tôi tìm thấy 100 phần trăm bằng chứng những tin tức là giả, chúng tôi viết một bài viết về nó,” Matychak giải thích. “Chúng tôi thảo luận về tất cả các chủ đề và liên kết chúng lại với nhau, sau đó tôi đưa ra quyết định cuối cùng nếu tin tức này có giá trị vạch trần hay không và nếu những câu chuyện có giá trị sẽ được xuất bản.”
Khi Matychak và các đồng nghiệp của cô bắt đầu làm việc tại StopFake, họ chỉ nhằm mục đích làm việc trên trang web hai hoặc ba tháng, nhưng công tác tuyên truyền gia tăng và lan rộng một cách nhanh chóng ngoài tầm kiểm soát nên họ không thể dừng lại như ý định ban đầu.
“Chúng tôi thấy các số liệu thống kê,” cô nói. “Rất nhiều thông tin giả đến từ các phương tiện truyền thông Nga, họ tìm cách tạo ra các tác phẩm tuyên truyền về những kẻ thù của Liên bang Nga như Ukraina, Georgia, NATO, Hoa Kỳ. Các quốc gia và các tổ chức không phải là kẻ thù thực sự của Nga nhưng Kremlin đã dùng công tác tuyên truyền biến họ thành kẻ thù đối với nhân dân Nga. Tôi có thể nói chắc chắn rằng Ukraina sẽ không tấn công Nga mà Ukraina chỉ chiến đấu khi bị tấn công.”
Matychak đưa ra các dẫn chứng thuyết phục rằng việc Kremlin tài trợ cho công tác tuyên truyền đã truyền cảm hứng cho các nhà hoạt động ủng hộ Nga tham gia vào cuộc biểu tình dàn dựng giả vờ là công dân Ukraina. “Nhiều người đến từ Nga, đến Kharkiv, Donetsk và Luhansk,” Matychak nói. “Đó là sự khác biệt giữa cuộc biểu tình ở Kiev và ly khai Đông Ukraina. Ở Đông Ukraina đã có rất nhiều người biểu tình của Nga. Những người đã nghe những câu chuyện về Ukraina về chính quyền quân sự qua truyền thông Nga.”

Những hình ảnh phản chiếu của Maidan

Theo Nataliya Gumenyuk, một nhà báo Ukraina và đồng sáng lập đài tin tức trực tuyến Hromadske TV, các nhà hoạt động ủng hộ Nga đã sử dụng một số chiến thuật bất bạo động, như tuyên truyền cho cuộc nổi dậy ở miền Đông: Những người biểu tình đa dạng về ngành nghề, tạo ra rào chắn bằng lốp cao su, tấm bê tông… nhằm tạo ra sự nhận thức rằng họ đang tham gia vào cuộc đấu tranh phổ biến tương tự như của những người biểu tình ở Maidan. Mặc dù các nhà hoạt động ủng hộ Nga đôi khi biến các cuộc biểu tình của họ trong trạng thái hòa bình và giống như bầu không khí bất bạo động của Maidan, nhưng một số khía cạnh quan trọng nhất của đấu tranh bất bạo động đã không còn – cụ thể là tính tự phát và tính xác thực, Gumenyuk giải thích.
Trong một cuộc hội thảo trực tuyến năm 2014 về cuộc Cách mạng Maidan do Trung tâm quốc tế về xung đột bất bạo động, Gumenyuk xây dựng dựa trên một số phương cách hoạt động của những người ủng hộ Nga. Điều đó đã phản ánh sự khác biệt với Maidan. “Đã có những báo cáo của người biểu tình đến từ các làng và ở lại trong thành phố Luhansk bằng những chiếc lều – đây là sự tuyên truyền cho mục đích công khai – họ chỉ về nhà vào buổi tối sau khi các máy ảnh không còn ở đó,” cô nói. Trong khi đó, các rào chắn ở Donetsk đang “xây dựng với mục đích xấu và không phục vụ mục đích thiết thực, đặc biệt là luôn được canh chừng và bảo vệ bởi những người đàn ông có vũ trang.” Điều này trái ngược với những người ở Maidan, hàng rào được tạo ra để ngăn chặn cảnh sát đàn áp cuộc biểu tình.
Trong một sự kiện đặc biệt vô lý, theo Gumenyuk, một số người dân ở Donetsk tặng quần áo mùa đông ấm áp cho những người biểu tình – cũng giống như những người ủng hộ Maidan đã làm tại Maidan trong những tháng mùa đông. Tuy nhiên sự khác biệt ở đây là sự đóng góp ủng hộ Nga “diễn ra vào tháng tư, khi thời tiết ấm hơn và quần áo mùa đông không cần thiết.”

12112085_1163993673614139_5688580639858106980_n

Những hành động đó đã dẫn đến việc tạo ra những gì mà Gumenyuk gọi là “hình ảnh phản chiếu của Maidan,” một nỗ lực để cung cấp tính hợp pháp cho phong trào kháng chiến ủng hộ Nga. Không giống như các cuộc biểu tình diễn ra ở miền Đông Ukraina, Maidan là một phong trào của quần chúng. Theo Gumenyuk những người biểu tình ở Maidan theo tinh thần và mục đích đích thực điều mà các cuộc biểu tình ủng hộ Nga luôn thiếu.
Tuy nhiên, bộ máy tuyên truyền của Nga đã rút kinh nghiệm từ chuyến đi tại cuộc biểu tình. “Sau khi công bố thông tin về người biểu tình và các câu chuyện khác,” Matychak giải thích, “nhà hoạt động Nga tại Ukraina đã thận trọng hơn và khôn ngoan hơn. Ví dụ nhiều người trong số họ đã không đăng tải những hình ảnh của họ trên mạng xã hội.”

Sự lạm dụng của chiến thuật bất bạo động

Theo Jamila Raqib, giám đốc điều hành Viện Albert Einstein, một tổ chức phi lợi nhuận tại Boston nghiên cứu về hành động bất bạo động cho rằng “Các chính phủ và những người trong lịch sử thường cố gắng làm suy yếu phong trào bất bạo động bằng cách buộc tội họ được tạo ra và được tài trợ từ chính phủ nước ngoài. Đặc biệt các phương tiện truyền thông do điện Kremlin tài trợ đã đóng một vai trò hàng đầu trong những nỗ lực như vậy, họ thường xuyên ghi vào bản tin “phương Tây thúc đẩy các cuộc biểu tình phổ biến nhất diễn ra vào đầu những năm 2000 tại Serbia, Georgia và Ukraina.” Một số cơ quan truyền thông của Nga lại tập trung vào sáng lập Viện Albert Einstein ông Gene Sharp. Ông được coi là lý thuyết gia hàng đầu về cuộc xung đột bất bạo động.
Trong một báo cáo được công bố hồi đầu năm nay, nhà đối lập dân sự học giả Maciej Bartkowki giải thích rằng mối bận tâm của Kremlin với các cuộc cách mạng màu xuất phát từ nỗi sợ hãi là “một sự bùng nổ tương tự của sự bất mãn phổ biến ở Nga.” Tuy nhiên, bất chấp cố gắng của Nga để công nhận cuộc đấu tranh không bạo lực mà Kremlin ủng hộ như bài báo của Bartkowski đã công bố đầu năm nay, “sự tương đồng của đại chúng trong sự ủng hộ của quần chúng sẽ có ý nghĩa tối thượng trong việc thành công của hoạt động lật đổ chính quyền Ukraina trong kế hoạch của Nga.”
Kết quả là, điện Kremlin đã dựa vào việc huy động chính trị của một thiểu số trung thành và những dư luận viên tại Donetsk và Luhansk. Phân tích của Bartkowski cho thấy hành động như vậy sẽ “cung cấp một tấm vé thông hành về bất bạo động có hiệu quả cho các phiến quân và các lực lượng đặc biệt của Nga, đã cho phép họ hành động trong một mặt tiền hợp pháp của cơ sở.”
Giữ dân Nga trong bóng tối
Trong cuộc xung đột gần đây ở Ukraina, Putin dựa nhiều vào chiến tranh thông tin được tiến hành trên phương tiện truyền thông xã hội và chính thống. Theo Barkowski, mục tiêu của ông là để “đánh lừa kẻ thù, làm mờ ranh giới giữa thực và ảo tưởng, chia rẽ giữa các đồng minh phương Tây và giữ người dân Nga trong bóng tối (bịt kín thông tin).” Cuối cùng, chiến lược của ông Putin đã cực kỳ hiệu quả. Chiến tranh thông tin của Nga đã làm nhiều người tin vào truyền thông của họ. Vào đầu mùa thu năm ngoái uy tín của ông Putin lên cao chót vót, 88% người dân Nga ủng hộ. Mặc dù có cuộc khủng hoảng tài chính nhưng vẫn có hơn 70% người Nga ủng hộ đối với chính sách của Putin tại Ukraina.
Vào tháng Tư năm 2014 nhà báo David M. Herzenhorn của tờ New York Times mô tả chiến tranh thông tin của Kremlin là “một chiến dịch tuyên truyền bất thường mà các nhà phân tích chính trị nói rằng nó phản ánh một sự trơ tráo quan điểm của một phần các quan chức Nga. Và trong những ngày gần đây, nó đã thành công lớn – ít nhất là cho khán giả trong nước của Nga – trong một bức tranh của sự hỗn loạn và nguy hiểm ở Đông Ukraina, mặc dù lực lượng ủng hộ Nga tạo ra cuộc xung đột bằng cách chiếm giữ các tòa nhà công cộng và thiết lập các rào chắn.”
Raqib cũng nghĩ rằng những cuộc phản đối của các nhà hoạt động ủng hộ Nga ở Đông Ukraina được tổ chức rất hiệu quả. Nhưng điều đáng báo động là nó có thể là xu hướng trên toàn cầu. “Chính phủ đang nghiên cứu về vấn đề này,” cô giải thích. “Họ nhận ra rằng họ cần phải sử dụng một số yếu tố của đấu tranh bất bạo động để chống lại phong trào bất bạo động.” Đây là vấn đề mà cộng đồng bất bạo động cần hiểu rõ hơn để chống lại một cách hiệu quả của xu hướng ngày càng phát triển: Chiến tranh lai.
Trong khi các học giả và các nhà báo như Gumenyuk và Bartkowski đang làm cho khu vực đó có những bước tiến thì các nhóm kiểm soát phương tiện truyền thông đám đông có nguồn gốc như StopFake đang tạo ra một tác động đáng chú ý trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh. “Chúng tôi đang đấu tranh tuyên truyền và không cần biết nó đến từ đâu,” Matychak nói. “Hy vọng chính của chúng tôi là thu hút sự chú ý của các tổ chức truyền thông nước ngoài và khuyến khích họ không chỉ xác minh tất cả các thông tin, mà còn để học hỏi từ kinh nghiệm của chúng tôi và bảo vệ đất nước của họ từ bất kỳ loại tuyên truyền nào.”
Matychak tin rằng chiến thắng sẽ đến với các phong trào bất bạo động tại Ukraina vì nó là sự thật. “Ukraina không tấn công. Họ chỉ tự vệ và họ cố gắng để làm điều đó bằng cách sử dụng sự thật vì dối trá chỉ giành chiến thắng trong ngắn hạn. Những người sử dụng chân lý luôn luôn giành chiến thắng về lâu dài.”

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Vạch trần cuộc đấu tranh giả dối phổ biến của Nga ở Ukraina”:

  1. Ng quang x viết:

    Nhung bai viet cua cong dong nguoi viet o odeesa ve tinh hinh Ukraine thuc ra khong dang tin cho lam vi ho viet theo mot su kiem duyet nao do va thuong khong trung thuc

Trả lời Ng quang x Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề