Ukraina sẽ không cho phép ông Putin xích lại gần phương Tây

Ngay cả khi Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga với Ukraina để có thể xây dựng một liên minh với các cường quốc phương Tây nhằm đánh bại Nhà nước Hồi giáo – mặc dù những gì ông làm là không rõ ràng – nhưng Ukraina sẽ không để cho ông được toại nguyện.

Vào lúc gần 24h ngày 21-11 kẻ nào đó đã phá hoại hai trụ điện cuối cùng trong khu vực Kherson làm bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập của Ukraina chìm vào bóng tối. Người dân bán đảo được nghe thông báo phát đi từ loa: Các cơ quan chức năng đang làm hết sức mình để giải quyết tình trạng này, hãy bình tĩnh, ngày 23 tháng 11 tất cả mọi người và công chức sẽ nghỉ làm. Theo Bộ Năng lượng Nga thông báo vào sáng nay có 1,66 triệu người, 150 trường học không có điện, nhiên liệu để vận hành cho các trạm phát điện chạy bằng tuốc bin khí và dầu diesel chỉ còn lại cho 29 ngày. Theo chính phủ khu vực bán đảo chỉ sản xuất được 30% lượng điện cho nhu cầu. Các nhà chức trách Nga tại Crimea hoàn toàn bất lực và chỉ còn biết chờ đợi Ukraina khôi phục lại nguồn cung cấp.

Vào tháng 9-2014 khi cuộc chiến ác liệt diễn ra ở miền Đông Ukraina giữa quân đội và ly khai ủng hộ Nga dưới sự hỗ trợ của quân đội Nga thì tại Kiev Quốc hội tuyên bố bán đảo là một khu kinh tế tự do, sẽ cho phép lưu thông hàng hóa từ Ukraina sang. Đây được coi là khu kinh tế tự do bên Nga điều này giúp cho các nhà sản xuất Ukraina có cơ hội xuất khẩu miễn thuế với Nga mặc dù về kỹ thuật việc miễn thuế chỉ có hiệu lực đối với Crimea.

Bốn tháng sau đó, Chính phủ Ukraina đã phê chuẩn một thỏa thuận có thời hạn một năm với nhà cung cấp điện lớn của Nga là Inter RAO để cung cấp điện cho Crimea và phần còn lại cho Ukraina. Quốc gia này không sản xuất đủ lượng điện phục vụ cho nhu cầu của họ và phải phụ thuộc vào nguồn than đá nhập khẩu từ Nga để vận hành các nhà máy nhiệt điện.

Mặc dù hai nước trong tình trạng xung đột và chịu sự xâm lược quân sự của ông Putin nhưng hai nền kinh tế vẫn gắn bó chặt chẽ với nhau, cụ thể kể từ tháng 1 đến tháng 8 mặc dù tổng xuất khẩu tụt giảm tới 2/3 nhưng trị giá vẫn lớn hơn xuất khẩu vào Ba Lan, Đức và Pháp cộng lại. Moscow vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Kiev về xuất nhập khẩu. Đây là thực tế khó khăn cho Ukraina khi họ đặt ra mục tiêu phải hội nhập vào Liên minh châu Âu.

Ngày 20 tháng 9, các nhà hoạt động Crimean Tatar và nhóm dân tộc chủ nghĩa cực hữu cánh phải Ukraina quyết định chặn xe chở lương thực, thực phẩm vào Crimea. Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch phong tỏa vô thời hạn trên bán đảo này của các nhà hoạt động xã hội. Theo như tuyên bố của họ có đến 80% lượng thực phẩm đã được đưa vào Nga thông qua Crimea nhằm kiếm lời từ chênh lệch giá. “Chúng tôi không thể để bọn ăn cướp đã ngược đãi đồng bào ta ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ăn lãi”, Mustafa Jemilev, một cựu chiến binh Tatar nhà hoạt động bị Nga cấm nhập cảnh, giải thích tại một cuộc họp báo.

Những người Tatar và Right Sector đã dựng lên những trạm kiểm soát trên các ngả đường dẫn đến bán đảo: Cấm xe tải ra vào. Chính phủ có thể giải tỏa những trạm này nhưng quyết định không can thiệp vì họ đủ sức mạnh, hơn nữa Jemilev và một lãnh đạo Tatar Refat Chubarov hai người đã đứng ra “phong tỏa thực phẩm” đều là nghị sĩ thuộc đảng của Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko. Ngay sau khi bắt đầu phong tỏa, Poroshenko bổ nhiệm Jemilev đứng đầu Hội đồng Chính sách chống tham nhũng của Ukraina. Trong một cuộc họp với Jemilev và Chubarov, Poroshenko hứa sẽ thông qua đạo luật hủy bỏ đặc quyền khu vực kinh tế tự do của Crimea.

Cuộc phong tỏa có lẽ làm các công ty Ukraina thiệt hại nhiều hơn quyền lực của Nga bị ảnh hưởng tại Crimea: Các cửa hàng trong bán đảo chứa đầy hàng hóa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù giá cả đắt đỏ hơn. Tuy nhiên các nhà hoạt động đang duy trì các trạm kiểm soát có trong tay một thứ vũ khí mạnh hơn. Vào ngày 13 công ty năng lượng Ukrenergo – Ukraina thông báo rằng nước này không còn cần thiết nguồn điện từ Nga vì một số tổ máy điện hạt nhân mới được hòa mạng. Chỉ một tuần sau hai trụ điện chính đầu tiên trong khu vực Kherson đã bị phá hoại.

Kiev đã phái đơn vị thuộc Vệ binh Quốc gia đứng đầu là Ilya Kiva, một anh hùng trong cuộc chiến miền Đông cũng từng là một nhà lãnh đạo cánh phải, để lập lại trật tự cho khu vực này cũng để phong tỏa hiện trường tránh người chết oan vì vướng phải dây điện cao thế treo lủng lẳng. Tuy nhiên đơn vị này bị những người hoạt động bịt mặt tấn công trong đó có một quân nhân bị đâm. Sau khi Kiva rời khỏi hai trụ điện còn lại phát nổ. Thay vì nổi giận và đe dọa bắt những người phá hoại, Kiva gửi thông điệp trên Facebook nửa như xin lỗi nửa như thông cảm với những người biểu tình. “Việc phong tỏa tiếp tục! Crimea không có ánh sáng! Tôi đi ngủ.”

Bộ trưởng năng lượng Ukraina, Vladimir Demchishin hôm nay cho biết điện có thể được khôi phục trong 72 giờ tới nhưng những thợ sửa chữa phải cần sự hộ tống và bảo vệ của cảnh sát để vào vào khu vực này. Điều này cho thấy việc khôi phục không phải trong thời gian sắp tới. Lực lượng cảnh sát quốc gia đưa ra một tuyên bố vào cuối ngày thứ bảy nói rằng: “Tất cả những vấn đề về cung cấp năng lượng cho các lãnh thổ bị chiếm đóng phải được xử lý ở cấp chính phủ, cảnh sát quốc gia không liên quan đến các hoạt động chính trị và không can thiệp vào công việc của họ.”

Jemilev đã hứa sẽ để các đội sửa chữa làm việc, nhưng ông nhấn mạnh rằng nguồn cung cấp năng lượng từ Ukraina cho Crimea nên chấm dứt, nên không rõ việc sửa chữa sẽ diễn ra trong thời gian sớm hay không. Rõ ràng chính phủ Ukraina không sẵn sàng cấm cách nhà hoạt động phong tỏa vì vậy cuộc sống tại Crimea do Nga chiếm đóng khó có thể trở lại bình thường. “Người dân ở Crimea phải chịu phần trách nhiệm về quyết định của họ vào năm 2014,” nhà báo Vakhtang Kipiani viết trên Facebook.

Nga đã biết trước Crimea sẽ bị cắt điện nên họ đã đặt một đường cáp điện cao thế đi qua eo biển Kerch nối liền từ lục địa Nga sang Crimea. Tuy nhiên dự án bị chậm trễ vì Nga không có loại cáp dày, công nghệ hoặc chuyên môn cần thiết để đặt nó. Trước đó châu Âu, các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc ban đầu quan tâm đến dự án nhưng sau khi lệnh cấm vận có hiệu lực họ đã rút lui. Bộ Năng lượng Nga cho biết hiện tại công ty của Nga đã tự xây dựng “cây cầu năng lượng” mà không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, mặc dù theo phóng viên điều tra Ukraina đã thông báo rằng một công ty Trung Quốc đang làm việc. Trong mọi trường hợp sớm nhất phải cuối năm nay cáp ngầm mới được lắp đặt xong và có thể đi vào hoạt động tuy nhiên Crimea khó có thể chờ đợi lâu hơn.

Thời gian vừa qua Nga và Ukraina liên tục đưa ra các đòn cấm vận trả đũa lẫn nhau. Tháng trước du lịch đã bị cắt đứt. Ukraina đòi phạt nặng các máy bay của Nga đến Crimea tuy nhiên Nga đã từ chối thanh toán và Ukraina đã cấm các hãng hàng không Nga. Moscow đã trả đũa bằng lệnh cấm các hãng hàng không Ukraina bay đến Nga. Sang năm tới Nga sẽ áp đặt thêm một lệnh cấm vận đối với các nhà xuất khẩu thực phẩm của Ukraina tương tự như trong trường hợp các nhà sản xuất thực phẩm phương Tây.

Tuy nhiên tình hình năng lượng Crimea rất nguy hiểm và cấp bách hơn bất kỳ lệnh cấm nào. Những người ủng hộ việc sáp nhập cũng là những người ủng hộ Putin đang hy vọng Tổng thống của họ sẽ đối phó được với những mối đe dọa như vậy. Tất cả những gì Putin có thể làm là gấp rút đưa quân vào Ukraina để lật đổ chính phủ Kiev. Tuy nhiên kể cả Nga có kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Ukraina đi chăng nữa thì họ sẽ đi vào con đường mạo hiểm khi phải đối đầu với những người yêu nước trong khi các nhà lãnh đạo Ukaine là một phần trong đó.

Cho dù là thế nào đi nữa kể cả khi cuộc khủng hoảng được giải quyết, Ukraina cũng không thể để điểm nóng bị chìm vào quên lãng. Poroshenko và các chính trị gia ở Kiev rất cần sự chú ý từ quốc tế trong cuộc đấu tranh chống lại Putin, chứ không phải vấn đề tham nhũng dai dẳng và những cản trở làm tê liệt quá trình cải cách của họ. Họ hiểu rằng Putin không muốn có hành động quyết liệt vì ông đang muốn xích lại gần phương Tây bằng hành động tấn công Nhà nước Hồi giáo. Poroshenko không thể cho phép Nga làm điều đó vì nó có thể làm chính phủ của ông mất đi sự hỗ trợ từ phương Tây.

Bản thân ông Putin đã tự chứng minh rằng: ông không có đường lui. Ông sẽ gia tăng áp lực lên Kiev và có thể sẽ đẩy mạnh họat động chống lại Ukraina thậm chí sẽ thảo luận về một liên minh như liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Các nhà lãnh đạo phương Tây không nên mong đợi những nhượng bộ từ Putin. Họ phải hoặc từ chối lời đề nghị về một liên minh chặt chẽ hơn từ ông Putin hoặc phải gây áp lực, họ cần phải hiểu rằng Putin sẽ không nhượng bộ bất cứ điều gì.

Đức Dũng

Bài viết được tham khảo từ nguồn Bloomberg


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 22 phản hồi cho bài viết “Ukraina sẽ không cho phép ông Putin xích lại gần phương Tây”:

  1. Chuyên Dương viết:

    Đằng nào Nga cũng không thực hiện thỏa thuận Minsk mà.

  2. Thang Le viết:

    Và Ukraine cấm vận hàng hóa đến Crimea.

  3. Lưu Linh viết:

    Quan trọng là Eu sẽ thấy lợi hại gì thôi.

  4. Lưu Linh viết:

    Ý em là nó thấy lợi hay hại để gần hay không chứ Ua còn đang phụ thuộc chúng nó thế thì làm gì có tiếng nói.

  5. Chuyên Dương viết:

    Cả hai bên đều thiệt hại nhưng bên sai phải nhượng bộ bên đúng. Còn nếu kg nhượng bộ sẽ chiến tiếp. Cuộc chiến có lúc nới lúc xiết nhưng sẽ không buông. Sau chiến tranh TG Mỹ cấm vận LX có lúc dỡ lúc cấm. Nga muốn xích lại gần phương Tây nhưng mâu thuẫn là luôn chọc ngoáy phương Tây.

  6. Lưu Linh viết:

    Hai bên đều phải nhượng bộ là đúng. Nhưng anh nói Nga luôn chọc ngoáy phương Tây thì em không đồng tình lắm. Xét cho cùng là phương Tây và Mỹ chọc vào Nga trước đó chứ?

  7. Chuyên Dương viết:

    Nga nói đánh IS nhưng lại đánh đứa con đỡ đầu của liên minh. Nga nói muốn đem hòa bình cho Syria nhưng bảo vệ Assad bằng được.

  8. Minh Tran Quang viết:

    Y cua Lưu Linh la truoc khi say ra chien su tai syri bac Chuyen Duong

  9. Chuyên Dương viết:

    Nói chung chuyện này dài dòng cứ xem tin hàng ngày thôi. Nước nào cũng đều có mưu đồ riêng nước nào hùng mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội và nhiều đồng minh nước đó sẽ trên cơ.

  10. Lưu Linh viết:

    Nhất trí với bác với cmt trên. Thằng nào cũng mưu đồ hết vậy nên mới khổ những nước bị mang ra làm quân cờ.

  11. Chuyên Dương viết:

    Chú lại lợi dụng rồi. Mưu đồ có kiểu lợi dụng cho mình và mưu đồ có lợi cho cả hai. Nước nào hèn mới bị mang ra làm quân cờ thôi chú ợ.

  12. Lưu Linh viết:

    Bác lại nghĩ oan cho em rồi. Từ suy nghĩ chủ quan của em thì vài sự kiện gần đây được các nước lớn dùng như chơi cờ nên em nói vậy thôi 🙂

  13. Chuyên Dương viết:

    Thật ra nói quân cờ, tay sai toàn là những kiểu áp đặt vô căn cứ. VD đơn gian thôi là một người làm thuê cho ông chủ, họ làm việc cho ông chủ để kiếm tiền thì sao gọi là tay sai (tất nhiên là việc đúng pháp luật)? Chưa nói gì đến một quốc gia có các ban bệ, nhiều người, họ phải tính nát óc cái gì lợi cái gì hại đâu có kiểu lãnh đạo độc tài thao túng.

  14. Lưu Linh viết:

    Em không nói họ tự là quân cờ 🙂 mà là người ta dùng họ như quân cờ. Coi họ như quân cờ. Nhưng nhiều khi biết mưu đồ người ta dùng mình như vậy nhưng kệ và ỡm ờ thì cũng là tự biến mình thành quân cờ đúng ko anh ? 🙂

  15. Chuyên Dương viết:

    Mình rất vui khi anh em tuy khác quan điểm những luôn hòa nhã.

  16. Chuyên Dương viết:

    Bạn giỏi lắm à Tất Thắng?

  17. Tất Thắng viết:

    Tôi ko phải bạn ông,cũng như ông nêu giỏi đã ko phải ở xứ này

Trả lời Minh Tran Quang Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề