Tuyệt vọng của Putin. Phương Tây đã từ chối nói chuyện với Moscow

Mọi hành động của Tổng thống Nga kể từ sự sáp nhập Crime hóa ra là những sai lầm tốn kém, và sự can thiệp quân sự ở Syria cũng không là ngoại lệ.

Chính sách đối ngoại của Nga đã thực hiện một vòng xoay bất ngờ, ngoài ra, tuần trước đã bị giáng một đòn nặng khi Hoa Kỳ thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Tổng thống Putin rằng ông ta muốn gửi một phái đoàn do Thủ tướng Dmitry Medvedev đến Washington. Sáng kiến ​​này đã được chuẩn bị rất kém và những thành quả thu được của Putin sau cuộc gặp với Obama bên lề Đại hội đồng LHQ, hóa ra là khá cay đắng, vì vậy, để nối lại các cuộc đối thoại song phương hầu như không còn có ý nghĩa.

Tuy nhiên, ông Putin đã cho biết là ông không hiểu lý do tại sao Hoa Kỳ từ chối, còn ngài Medvedev đã tuyên bố rằng ông ta rất bực mình, và cũng như nói là lập trường của Mỹ “yếu” và “ngu xuẩn”.  Với sự tin tưởng chắc chắn rằng Washington sẽ không dám từ chối Putin cho thấy rằng điện Kremlin không biết Hoa Kỳ đang chiếm vị trí nào trong cuôc chiến tranh ở Syria, cũng như ảo tưởng cho mình rằng Nga lại một lần nữa cho thấy là họ rất mạnh.

Do sự can thiệp quân sự của Putin ở Syria đã đẩy sự suy luận rằng chính sách của phương Tây đối với việc giải quyết cuộc khủng hoảng đã không biện hộ được cho mình: Mỹ đã thất bại trong việc đánh thắng IS, còn EC được tràn ngập người tị nạn. Dường như tận dụng lợi thế của sự nhầm lẫn này là đơn giản. Các lực lượng của phe đối lập ôn hòa đang lộn xộn, do đó, với sự hỗ trợ của một số phi đội máy bay chiến đấu của Nga lực lượng chính phủ Syria có thể thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng và quyết đoán. Tuy nhiên, Moscow dường như không để ý tới sự phẩn nộ ra sao của thế giới Ả Rập đối với sự can thiệp của Nga và Iran trong vấn đề Syria. Vì vậy, tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Muhammad đã giải thích cho ông Putin những hậu quả gì sẽ phát sinh sau các hành động của ông ta. Moscow cũng có thể đánh giá thấp nỗi tức giận và lo lắng ra sao do sự gây ra sự can thiệp quân sự trắng trợn này của Thổ Nhĩ Kỳ, và chắc chắn không mong đợi rằng điều đó sẽ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ và EU cố gắng thương lượng một giải pháp cho vấn đề người tị nạn.

Mỹ và EU vẫn như trước thâm chí không thể có một kế hoạch tương tự cho việc chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria, nhưng mỗi ngày Nga không kích oanh tạc Syria đang củng cố niềm tin của phương Tây rằng sự phục hồi một đất nước đã bị tàn phá có thể bắt đầu chỉ với sự ra đi của chế độ Assad. Putin đã không biết để thuyết phục Mỹ và EU rằng sự can thiệp quân sự của Nga đã biến nhà độc tài Syria quay sang phần cần thiết của việc giải quyết tai họa, mà chính bản thân ông Assad phải gánh chịu. Nghiêm trọng hơn nữa thất bại của nhà lãnh đạo Nga là ông ta không thể tận dụng lợi thế can thiệp quân sự Syria, như một đòn bẩy để thay đổi quan điểm của phương Tây về Ukraina và buộc phương Tây phải chấp nhận việc ngừng bắn hiện như một giải pháp cuối cùng đi vào ngõ cụt của cuộc xung đột.

Vai trò của Nga trong cuộc xung đột Ukraina đã một lần nữa nhấn mạnh vào tuần trước: ngày 13 Tháng 10, đã công bố kết quả một cuộc điều tra vụ máy bay MH17 rơi vào 17 Tháng Bảy 2014 do Hà Lan dẫn đầu. Cuộc điều tra đã xác nhận rằng chiếc máy bay bị bắn hạ bởi tên lửa đất-đối không bắn từ một tổ hợp phức tạp “Buk”. Tập đoàn Almaz-Antei, nhà sản xuất tổ hợp tên lửa “Buk”, đã cố gắng bác bỏ những kết quả điều tra bằng việc phát hành bản báo cáo riêng của mình, nhưng cái đó đã không giúp Nga tránh khỏi những cáo buộc rằng chính Nga chịu trách nhiệm về thảm kịch.

Sự suy thoái ngày càng sâu của nền kinh tế nước Nga đang ngăn cản việc thao diễn địa chính trị của ông Putin, nền kinh tế mà ông đang cố gắng để “bắt đầu mở miệng”, khi cho rằng đỉnh cao của cuộc khủng hoảng đã qua. Năm nay, sáu lần chính phủ Nga đã sửa đổi các dự báo cho sự phát triển của nền kinh tế theo hướng co lại, và có lẽ trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục xuống đáy, nếu xu hướng này tiếp tục. Những thao tác với các chỉ số kinh tế vĩ mô có thể giúp che giấu động lực tụt giảm, nhưng thực tế việc giảm nhanh chóng của ngân sách sẽ không thể che giấu, và đầu tiên là các chương trình xã hội phải gánh chịu. Những niềm hy vọng về sự phục hồi của giá dầu lên cao đang tan chảy, được thay thế bởi những lo ngại rằng Saudi Arabia và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ đẩy Nga ra khỏi thị trường châu Âu, theo truyền thống được coi là lĩnh vực làm ăn của mình. Ngay cả tập đoàn khổng lồ Gazprom, tập đoàn mà lãnh đạo nhà nước rất quan tâm ưu ái, đang lâm vào tình cảnh thiếu hiệu quả và thiệt hại mà chính phủ dường như sẵn sàng suy nghĩ về việc phân chia độc quyền không lành mạnh này.

Kéo dài thời gian suy thoái kinh tế không làm giảm ham muốn tham lam cho những người bạn của ông Putin, thậm chí thực tế rằng các nhà điều tra Mỹ đã nghiên cứu rất chặt chẽ các mô hình rửa tiền trong các ngân hàng có tiếng ở châu Âu. Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny đã công khai dùng các dữ kiện trong chiến dịch chống tham nhũng của mình đã giáng những đòn mạnh vào uy tín của các người có danh tiếng nặng ký trong vòng vây cánh của Putin, như ông Vladimir Yakunin, nguyên là người đứng đầu cơ quan Đường sắt Nga. Phản ứng của xã hội về việc tiết lộ sự giàu có bất hợp pháp vẫn còn chậm chạp, nhưng đang được pha tạp với những mối quan tâm ngày càng tăng gây ra bởi sự sụt giảm trong doanh thu. Theo những khảo sát của Trung tâm Levada, 70% tin rằng cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ kéo dài hơn một năm, và 23% trong số đó tin rằng khủng hoảng sẽ kéo dài trong nhiều năm. Tiếp nhận thụ động – là  phản ứng điển hình lên triển vọng ảm đạm này, nhưng lãnh đạo đất nước cần phải ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối có thể, tăng cường loan báo tuyên truyền “chiến thắng”.

Ngày nay, Syria là nguồn chính của những tin tức tốt về những chiến công ” rất tuyệt vời” của Không quân Nga, bởi vì Ukraina đã trở nên lỗi thời trong chương trình tuyên truyền của Nga. Nhưng các vụ đánh bom của truyền hình có thể duy trì sự nhiệt tình trong dân số chỉ trong một gia đoạn hạn chế của thời gian, nhưng còn nguy cơ những tai nạn và sự chết chóc mỗi ngày sẽ tăng lên. Chiến dịch cứu trợ chế độ Assad sẽ kết thúc ra sao, không rõ, và kế hoạch rút lui khỏi đầm lầy Syria chính quyền cũng không có nốt. Kể từ khi khởi đầu của sự sáp nhập Crime mọi hành động tích cực của điện Kremlin hóa ra là một sai lầm tốn kém, và Putin sẽ không thể thoát ra trong tình trạng hiện nay, khi nâng đặt cược và chứng tỏ rằng ông đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro, mà những rủi ro đó đối thủ của ông xét thấy là không thể chấp nhận. Suy giảm nền kinh tế buộc ông ta phải thử nghiệm với các phương tiện quân sự cho việc đảm bảo nền chính trị, nhưng cơ sở tài nguyên đang nhanh chóng thu hẹp biến những đường đi nước bước có tính toán của ông ta thành sự giả dối,  mà sự giả dối đó sẽ được phanh phui. Cuộc đối thoại ở cấp cao nhất không có ý nghĩa mấy, bởi vì không thể thuyết phục được ông Putin từ bỏ tiếp tục tham gia vào các cuộc xung đột, nhưng việc từ chối đối thoại với nhà lãnh đạo Nga có thể làm sâu sắc thêm sự tuyệt vọng của ông ấy.

N.Vinh (theo Politica)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 13 phản hồi cho bài viết “Tuyệt vọng của Putin. Phương Tây đã từ chối nói chuyện với Moscow”:

  1. Chi Ho viết:

    – Bashar Al-Assad Sang Moscow hôm thu´ 3,, Ngày 20/10/2015 tiêp´ kiên Putin –

  2. Vu Anh Nguyen viết:

    cuộc xâm lược ở Syria ??????
    Nga vào Syria theo yêu cầu của Tổng thống hợp pháp Syria. Có mấy nước trong liên minh chẳng được phép của chính quyền hợp pháp tự động ném bom trên lãnh thổ nước khác

  3. Xâm lược nên dành cho liên minh các nước do Mỹ dẫn đầu . Nga được chính phủ hợp pháp Syria mời sang , trong khi liên quân thì đem bom đạn sang một nước có chủ quyền mà không hề đượ sự đồng ý của nước đó .

  4. Vậy bây giờ chúng ta cùng chờ cái ngày quân đội NGA ca khúc khải hoàn đi. Vì nếu Nga được lòng dân Syria thì đâu có khó khăn để thống nhất 1 quốc gia đang bị chia 3 chia 4.

  5. Khanh Le viết:

    Đúng rồi chờ thôi, Nga vào Syria theo lời mời của chính phủ Syria, nên ko thể gọi là xâm lược được

  6. Vinh Nguyen viết:

    Chuyện thấy bẩu có mời hay không thì không ai chắc chắn biết được, ví dụ như ông khách khệnh khạng bảo mày phải mời anh đi để anh còn có cớ làm cái này cái nọ thì sao? cho nên không ai chắc. Mình chỉ thấy ví dụ tình trạng biển đông không ai mời mà hôm nay hay tối qua gì đó Tổng thống Hoa Kỳ đã ký quyết định vùng 12 hải lý ở Trường sa cho phép hải quân Mỹ tuần tra, nếu đợi ai đó mời thì anh Khựa có lẽ nuốt tươi vùng biển đảo này từ lâu rồi. Mà có mời thì chưa chắc anh Nga đã có mặt.

  7. Ủa thế Mỹ đưa tàu vào biển Đông thì tốt còn Tàu nó đưa tàu vào là xâm lược hả ? Còn bao nhiêu đảo Đài Loan với Philippin nó nuốt của VN , hai thằng đó là đệ ruột của Mẽo , liệu Mẽo có hy sinh đệ của mình để giúp VN không ?

  8. Khanh Le viết:

    Đang chuyện Nga lại lái sang chuyện Tàu, báo cáo bác nếu có gì thì bọn e là sỹ quan dự bị động vien sẽ được gọi, còn các bác có về giúp bọn e ko?

  9. Vinh Nguyen viết:

    Không biết các chú đánh đấm ra răng, và đã tham gia đánh đấm chưa, chỉ thấy quan điểm ủng hộ những kẻ xâm lược thì thấy các chú đánh như vậy là được

  10. Khanh Le viết:

    Thôi thế là e biết câu trả lời rồi

  11. Minh Tran Quang viết:

    Cac bac tranh luan nhieu $ lai len roi day

  12. Chuyên Dương viết:

    Thật sự anh em mình tiếng Việt không phong phú. Nên khi dịch kg tránh đc sai. Về dùng từ xâm lược trong bài này là không thỏa đáng. Mà từ can thiệp quân sự sẽ chuẩn hơn. Cám ơn bác Vuanh. Tuy nhiên em cũng nói điều này để bác hiểu: Khi đã dính đến nghề báo không nên chỉ trích hay công khai cái sai của đồng nghiệp. Vd ông đất việt hay Petrotimes khi đăng bài sai sẽ không có ông Tuổi trẻ, vietnamnet công khai nói cái sai của họ (em nói trong một quốc gia không phải hai nước thù địch). Có một luật bất thành văn “nước sông không phạm nước giếng” vì khi đã công khai như vậy sẽ xảy ra một cuộc bút chiến. Tất cả các bên sẽ huy động mọi sức mạnh để bảo vệ họ và tìm mọi sơ hở của đối phương. Điều đó là không cần thiết. Nếu bác có thiện ý đóng góp hãy liên lạc với ban biên tập.

  13. Nguyen Van Minh viết:

    Chính quyền Nga không can thiệp quân sự ở Ukraina và Syria đâu mà họ viện trợ nhân đạo đấy! Nói chuyện với 10 thằng Nga đang ở Việt Nam chúng đều bảo vậy.

Trả lời Vinh Nguyen Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề