Trung quốc – Pakistan: Mối quan hệ chiến lược trong bóng tối

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan đã khơi gợi khá nhiều mỹ từ , như “Anh em chí cốt” mà “tình huynh đệ keo sơn” còn “cao hơn cả dãy Hy Mã Lạp Sơn và sâu hơn cả đại dương.” Tuy nhiên, những biểu hiện trước công chúng của mối quan hệ gắn bó này lại ít được chau chuốt.

Biểu hiện đầu tiên là chuyến thăm lúc đi lúc không của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Sau khi bị buộc phải hủy chuyến đi hồi năm ngoái do những cuộc biểu tình chống chính phủ ở Islamabad, đã có nhiều lời đồn đoán về lý do tại sao lại khó khăn để lên lịch trình lại. Những đồn đoán này lên cao điểm suốt dịp lễ ăn mừng ngày Quốc Khánh của Pakistan vào tháng 3, sau khi các quan chức của Pakistan lần đầu tiên đề nghị ông Tập làm khách mời danh dự, đối ứng lại chuyến thăm thành công của tổng thống Barack Obama đến Ấn Độ vào tháng 1.

Việc không xuất hiện của Tập đã nhận được những lời “miệt thị” của người dân Trung Quốc. Đây là một mối quan hệ mà những màn diễn kịch trước công chúng nhìn chung chưa bao giờ là dấu hiệu đáng tin cậy biểu hiện những điều thực chất. Những khía cạnh quan trọng nhất của mối quan hệ này không chỉ khó thể hiện qua những bức ảnh chụp mà cũng thường liên quan đến những điều mà cả hai bên đều ít nói đến nhất.

Chuyến thăm đầu tiên đến Pakistan của ông Tập cho thấy một sự khó khăn trong việc sắp xếp vốn không thường thấy trước đó. Ban đầu chuyến thăm được lên lịch vào tháng 9, nằm trong chuyến thăm đến Nam Á, chuyến thăm sau đó đã bị hủy một cách đáng xấu hổ vào phút cuối cùng sau khi các cán bộ an ninh quyết định rằng các cuộc biểu tình khiến ông Chủ tịch không thể di chuyển một cách an toàn ở khu vực Islamabad. Hiện tại chuyến thăm có vẻ được dời lại vào tháng 4, điều này có thể sẽ xoa dịu những dư luận đồn đoán. Nhưng những tháng trước chuyến thăm xuất hiện đầy những câu hỏi về vấn đề tại sao ông Tập, người vốn đã đến khắp các nước từ Cuba đến Maldives vẫn chưa đến thăm “Người anh em chí cốt” của Trung Quốc.

Những lời đồn đoán

Có một số thách thức thường thấy. Các quan chức ở Bắc Kinh rõ ràng là không thích thú với việc để hớ hênh hình tượng một chủ tịch Trung Quốc tham dự một lễ diễu hành nghi thức quân đội trong ngày Quốc Khánh vốn chứa đầy rẫy các thứ trang thiết bị của Trung Quốc. Hơn nữa, cuộc đấu tranh quyền lực ở Pakistan giành lộ trình kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan trị giá 45.6 tỷ đô la Mỹ dẫn đến nguy cơ phải che đậy chuyến đi do những tranh cãi về chính trị, trong khi đang đạt được thỏa thuận chi tiết cho nhiều vấn đề lần đầu tiên mà chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc này đặt mục tiêu phải đạt được, điều mà vốn đã được chứng minh là sẽ khó khăn.

Tuy nhiên những tin đồn không chỉ dừng lại ở đây – có phải điều đó phản ảnh việc ông Tập mong muốn tập trung nhiều hơn cho việc tăng cường thắt chặt quan hệ với Ấn Độ trước chuyến thăm của ông Modi vào tháng 5 hay không? Phải chăng đây là một biểu hiện cho thấy Trung Quốc đã thất vọng với Pakistan vì các khía cạnh trong các dự án liên kết của hai nước này? Và có phải Pakistan đang bị mất vị trí ưu tiên, hay ngay từ đầu nước này đã chưa bao giờ là ưu tiên số một?

Trong bối cảnh Trung Quốc chấp nhận cách hình tượng hóa và những đòi hỏi kèm theo những chuyến viếng thăm của lãnh đạo nước này một cách nghiêm túc, thì những câu hỏi này cũng là tự nhiên thôi. Nhưng, trong mối quan hệ Trung Quốc và Pakistan, những chuyến thăm song phương hiếm khi nào là một tín hiệu tốt. Nếu một người thử đánh giá mối quan hệ này qua những dịp gặp gỡ được sắp xếp trước thì họ có thể sẽ tự hỏi liệu hai nước này có đúng là bạn của nhau hay không.

Trước đây cũng có một sự mỉa mai khác liên quan đến Thủ tướng Lý Khắc Cường, người từng có chuyến đi vào tháng 5 năm 2013 diễn ra suốt thời kỳ chuyển giao sau các đợt bầu cử của Pakistan, đảm bảo rằng việc chuẩn bị trên quy mô xứng tầm với chuyến thăm của một thủ tướng là hoàn toàn không thể. Đã không có mấy nỗ lực nhằm che giấu sự thật rằng điểm đến chính của ông Lý là Ấn Độ.

Người tiền nhiệm của ông Tập, ông Hồ Cẩm Đào, đã phải đến Pakistan vào năm 2007 để đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ đồng ý cho phép thành lập các lò phản ứng hạt nhân gây tranh cãi mà Pakistan đã tìm kiếm bấy lâu như một phản hồi đáp lại đối với thỏa thuận hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ. Nhưng điều này đã không xảy ra. Tệ hơn nữa là chuyến thăm của ông Giang Trạch Dân vào năm 1996, phát biểu trước quốc hội thúc giục Pakistan không ưu tiên cho Kashmir, một thông điệp được các nghị viên tham dự ngày hôm đó tiếp thu trong lặng im. Trong nhiều khía cạnh, đó là một nốt trầm cho mối quan hệ đó.

Những chuyến viếng thăm của các lãnh đạo Pakistan có một quá khứ thăng trầm. Tướng quân đội cuối cùng Ashfaq Pervez Kayani thấy rằng chuyến viếng thăm chia tay của ông năm 2013 bị che mờ bởi vụ tấn công tự sát ở Thiên An Môn mà các quan chức Trung Quốc đã đổ lỗi cho một nhóm quân đội có trụ sở đóng tại các khu vực sinh sống của các bộ lạc ở Pakistan.

Chuyến viếng thăm đầu tiên của Asif Ali Zardari gặp rắc rối do một cuộc khủng hoảng tù nhân ở Swat Valley và quyết định của ông không đến Trung Quốc cho chuyến thăm hải ngoại đầu tiên. Những nỗ lực của ông đảm bảo an toàn cho khoản nợ song phương đã bị phản đối kịch liệt. Các chuyến thăm của lãnh đạo Pakistan suốt những thời gian xảy ra mâu thuẫn còn đáng thất vọng hơn – suốt những thập kỷ đó, các tướng quân đội và chính trị gia đã bay đến Bắc Kinh để tìm kiếm sự ủng hộ và ra về tay không.

Tầm quan trọng mang tính chiến lược

Đối với những ai đánh giá mối quan hệ này qua những lăng kính trên, câu chuyện là cả một sự mê mờ của phía Pakistan và sự thất bại của Trung Quốc trong việc thực hiện lời hứa vào những lúc Pakistan đang gặp khó khăn. Liên tục thêm vào những con số đầu tư và thương mại xuống thấp, và những căng thẳng ở các thời kỳ đối với những vấn đề chống khủng bố, có thể nói rằng “tình anh em keo sơn” đó không như người ta vẫn thấy.

Nhưng trên thực tế, việc Trung Quốc tránh né bày tỏ ủng hộ một cách hung hăng và mang tính phô trương về mặt chính trị đối với Pakistan không có nghĩa rằng sự hậu thuẫn liên tục và khéo léo này là kém quan trọng hơn về mặt chiến lược. Cả hai bên đều có lý do hợp lý để giữ mối quan hệ hợp tác đó ngoài tầm ống kính truyền thông.

Hỗ trợ về mặt quân đội của Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào việc xây dựng thực lực cho Pakistan hơn là can thiệp trong thời gian xảy ra những mâu thuẫn hoặc đàm phán chính thức. Suốt nhiều thập kỷ, Bắc Kinh là nhà cung cấp vũ khí tuyệt đối đáng tin cậy duy nhất của Pakistan, và báo cáo gần đây nhất của SIPRI cho thấy Trung Quốc đã bán cho Pakistan hơn phân nữa số vũ khí mà Pakistan nhập khẩu trong vòng 5 năm qua. Thời hoàng kim của mối quan hệ này là khi hai bên hợp tác trong chương trình tên lửa và hạt nhân của Pakistan vốn là thế mạnh của Trung Quốc, công nghệ và vật liệu đóng một vai trò quan trọng – tuy nhiên họ sẽ không hướng đến những bữa tiệc tùng ăn mừng trước công chúng.

Những điều nhạy cảm tương tự cũng áp dụng với cả những dự án quốc dân chính như đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân ở Chashma. Thậm chí việc xây dựng đường cao tốc Karokaram từ năm 1966 đến 1979 cũng được giữ bí mật suốt nhiều năm. Việc Pakistan chuyển giao công nghệ Tây phương cho Trung Quốc như tên lửa đạn đạo, máy ly tâm hoặc vật liệu từ những chiếc trực thăng tàng hình của Hoa Kỳ cũng là những chủ đề không thể phát biểu trước công chúng.
Việc giữ bí mật là quan trọng khi nhắc đến việc sắp xếp ngoại giao của Pakistan nhằm hỗ trợ cho Trung Quốc. Chuyến thăm bí mật của ông Henry Kissinger đến Bắc Kinh vào năm 1971 trong khi tạo thông tin giả như thể đang nghỉ dưỡng tại một thành phố nghỉ dưỡng tại Pakistan đã mở đường cho việc mở lại quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc, trong khi đó cuộc gặp bí mật của Bandar Bin Sultan tại Đại Sứ quán Trung Quốc ở Islamabad đã thấy được tia hy vọng cho việc tăng doanh số tên lửa đạn đạo của Trung Quốc bán cho Ả Rập Saudi vào thập niên 1980. Gần đây, các quan chức Trung Quốc đã có nhiều cuộc họp mặt với Taliban ở Pakistan mà không để thu hút sự chú ý.

Do có quá nhiều vấn đề nhạy cảm giữa Trung Quốc và Pakistan, Bắc Kinh đã tìm cách giảm thiếu tối đa nguy cơ bị chỉ trích từ bên ngoài, cụ thể là từ Hoa Kỳ, vốn sẽ làm đình trệ những nỗ lực của cả hai bên. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã can thiệp mạnh mẽ nhằm chỉ trích hai nước này. Khi đối mặt với những phản đối, ví dụ như trường hợp này, khi Hoa Kỳ trừng phạt Trung Quốc vào thập niên 1990 sau khi nước này chuyển tên lửa cho Pakistan, Trung Quốc đã vẫn bất chấp mà tiếp tục thực hiện.

Những năm sau này sẽ chứng kiến những kế hoạch tinh vi tương tự vẫn sẽ diễn ra: Việc mở rộng hợp tác hạt nhân trong dân cư giữa Sino – Pakistan mà không có sự đồng ý của Hiệp Hội Những Nhà Cung Ứng Hạt Nhân (Nuclear Suppliers Group). Một số dự án hạ tầng mới ở Kasmir. Sự khởi động trong hợp tác hải quân của cả hai bên trong thời kỳ Trung Quốc đang tìm cách xây dựng các cơ sở hải ngoại đáng tin cậy cho Hải Quân Tự Do Nhân Dân còn Pakistan thì đang tìm cách phát triển năng lực hạt nhân trên biển. Việc Trung Quốc tăng cường liên hệ với Taliban và vai trò đang lên của Trung Quốc trong tiến trình hòa bình của Afghanistan cũng nằm trong những kế hoạch đó.

Bắc Kinh đã sẵn sàng cởi mở đối với những việc này hơn vài năm trước đây. Tuy nhiên, thể hiện những việc này trong chuyến thăm của Tập sẽ là một bước đi quá xa. Cho dù mối quan hệ gắn bó của Trung Quốc – Pakistan đã được chứng minh là đã phục hồi thế nào đi nữa thì phần lớn mối quan hệ này vẫn phải được tiến hành trong bóng tối.

Andrew Small là một đồng nghiên cứu gia về các vấn đề ở Đại Tây Dương cho chương trình Châu Á của German Marshall Fund, cũng là chương trình mà ông đã dẫn dầu từ năm 2006. Nghiên cứu của ông tập trung vào các quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Châu Âu và Trung Quốc, chính sách của Trung Quốc ở Nam Á và Đông Nam Á, và vai trò của Trung Quốc ở những nước ở thế yếu và hay có vấn đề. Ông là tác giả quyển sách “The China–Pakistan Axis: Asia’s New Geopolitics.”, tạm dịch là “ Quỹ đạo Trung Quốc và Pakistan: Quan hệ chính trị mới của Châu Á”. Bản quyền 2015 của YaleGlobal Online và MacMillan Center, Yale.

Đại Kỷ Nguyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề