Trung Quốc đầu độc cả thế giới với những sản phẩm nguy hiểm

Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú này còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Tàu Quốc thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.

GIAI ĐOẠN II:

Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, Trung Nam Hải cho các thương buôn Tàu Quốc tuồn “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc của Trung Quốc tượng trưng:

16

GẠO NHỰA TÀU:

Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung Quốc tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang /khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Tàu nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa Tàu đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.

16

SỮA ĐỘC MELAMINE:

Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu proteinhơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại này. Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng/ký. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.

17

LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM:

Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam. Mỗi năm đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa. Hàng ngày, con buôn người Tàu lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề… được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc này khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại này, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẻo đường khác nhau.

18

TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE CỦATRUNG QUỐC:

Loại hàng độc này tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ này. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận.Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Quốc chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.

19

TRÁI CÂY NHẬP LẬU TỪ TRUNG QUỐC:

Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản là mối quan tâm của người tiêu dùng như:

TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.

CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Trung Quốc, loại cam này quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.

QUÝT: Quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.

HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bảo quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.

DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Quốc, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand. Loại dưa hấu này hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.

20

III. ĐỀ CAO CẢNH GIÁC VŨ KHÍ SINH HỌC CỦA TRUNG QUỐC:

Tin Saigon cho biết: Căn bệnh tay chân và miệng đang hoành hành dữ dội tại VN trong 6 tháng vừa qua với 15.000 người mắc bệnh đa số là trẻ em, trong đó có 50 trẻ em tử vong. Theo phúc trình của viện Pasteur Saigon: tại thành phố Saigon và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tiền Giang có tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh cao nhất Việt Nam. Theo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thì 99% trẻ em tử vong vì chứng bệnh kỳ lạ này. Trẻ nhiễm bệnh này bị sốt cao, nổi mụt nước khắp cơ thể, thân thể đau nhức dữ dội và dẫn tới tử vong. Việc này, làm chúng ta liên tưởng tới khoảng thời gian đầu tháng 3 năm 2003, những ca bệnh SARS đầu tiên xuất hiện tại tỉnh QUẢNG ĐÔNG, miền Nam Hoa Lục. Từ đó, bệnh SARS bắt đầu lây truyền nhanh chóng các nước trên thế giới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mới đầu tiên của thế kỷ XXI. Người ta đặt nghi vấn: “Có phải virus gây bệnh Sars có nguồn gốc từ cái LAB bí mật nào đó của Trung Quốc bị rò rỉ và phát tán ra ngoài, gây khốn đốn cho nhân loại?” Chắc chắn là như vậy rồi! Trung Quốc ngày nay đang lâm vào 4 cơn khát: KHÁT ĐẤT – KHÁT DẦU – KHÁT NƯỚC – KHÁT MÁU. Nhưng, dã tâm của Trung Nam Hải là không bao giờ từ bỏ tham vọng “DIỆT CHỦNG DÂN VIỆT NAM” chết càng nhiều, càng tốt bằng VŨ KHÍ SINH HỌC để đưa dân Tàu ồ ạt di dân sang Việt Nam chiếm đất đai, tài nguyên của đất nước chúng ta. Vì vậy, xin đồng bào phải luôn luôn đề cao cảnh giác vũ khí sinh học của bọn quái vật Trung Quốc! Nếu như, tỉ lệ trẻ em nhiễm căn bệnh kỳ lạ này tiếp tục tăng cao, nguy cơ biến thành dịch lan tràn khắp nước, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Sài Gòn cần phối hợp với Viện Pasteur Saigon báo động với Tổ Chức Y TẾ Thế Giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Dịch Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) viết tắt “CDC” để tìm biện pháp giúp đỡ, xác định đặc điểm của loại virus này, nhằm chặn đứng kịp thời, trước khi quá muộn.

IV. KẾT LUẬN:

Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi xin nhắc lại lời của ông WINSTON CHURCHILL (1946) để thay cho lời kết: “Thế chiến thứ II đã không bao giờ xảy ra trong lịch sử nếu có những hành động ngăn chặn đúng lúc… nhưng không một ai muốn lắng nghe. Chúng ta phải chắc chắn điều này không tái diễn.” (There was never a war (WW II) in all history easier to prevent timely action…but no one would listen… we surely must not let that happen again.)

21

Và ông MICHAEL SCROCCARO – Giám đốc Sterling Communication – có viết bài bình luận “COMMENTARY: CHINA SIGNALS WAR, WILL THE WORLD LEARN FROM HISTORY?” Ông đã cảnh báo cảnh báo Phương Tây: “Tại sao Phương Tây đang tiếp tục làm ngơ trước những tín hiệu và bài học của lịch sử nữa chăng? Có phải vì những tin tức trong Trung Hoa lục địa không rõ ràng, không đủ sức thuyết phục để chúng ta lưu tâm sao? ”(So, why is the West ignoring the signs and lessons of history yet again? Could it be that news out of China is not clear or compelling enough to grasp our attention?”).

Viết theo các tài liệu tổng hợp, phân tích và nhận định – Bauxite Việt Nam


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề