Trump làm mặt lạnh với Ukraina ở New York

Ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã tạo ra những tranh cãi căng thẳng với Kiev khi ca ngợi Tổng thống V.Putin và quan điểm muốn gần gũi với Moscow kể cả họ sáp nhập Crimea cũng như can thiệp vào cuộc chiến ở miền Đông Ukraina.

Đã có lời mời ông Trump gặp Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tuần này, tuy nhiên ông Trump thậm chí còn không bận tâm gửi cho Kiev lời phúc đáp.

Phát ngôn viên của Tổng thống Ukraina nói về chính sách đối ngoại là họ đã tìm đến cả hai ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa để gặp gỡ Poroshenko. Theo quan chức này cho biết chỉ có bà Clinton đồng ý ngồi lại với Tổng thống Ukraina hôm thứ Hai. Về phía Trump đã không có câu trả lời rõ ràng.

Cho đến khi bài báo này đăng tải ông Trump vẫn chưa có phúc đáp với phía Ukraina. Nhưng theo lịch trình của cuộc vận động tranh cử ông Trump sẽ đến bang North Carolina, sau đó đến Ohio và Pennsylvania cho đến cuối tuần. Ông sẽ không có mặt ở New York khi kết thúc cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 26, cũng là ngày tranh luận đầu tiên của hai ứng cử viên Tổng thống.

Bà Clinton hôm thứ Hai đã gặp ông Poroshenko, cả hai đã thảo luận về tầm quan trọng của việc tiếp tục trừng phạt Moscow sau khi xâm lược và thôn tính Crimea năm 2014. Theo một thông cáo từ văn phòng Tổng thống, ông Poroshenko đã cảm ơn bà Clinton về việc tiếp tục ủng hộ Ukraina trong cuộc xung đột đang diễn ra và hai bên đã nhấn mạnh tới “sự quan trọng của tình đoàn kết với Ukraina trong việc chống lại sự xâm lược của Nga”.

Trong khi đó ông Trump ngược lại đã cổ xúy cho hành vi hiếu chiến của Nga đối với Kiev.

Các nhà lãnh đạo đang hội tụ tại Turtle Bay ở New York, trụ sở chính của LHQ đã bày tỏ sự không hài lòng. Đồng thời toàn thế giới báo động về chính sách đối ngoại gây tranh cãi hoặc gây sock của ông Trump và đặc biệt là Ukraina.

Trong một cuộc phỏng vấn với George Stephanopoulos trên ABC News vào cuối tháng Bảy, Trump nói rằng Putin “không đi vào (xâm lược) Ukraina,” mặc dù có những bằng chứng rõ ràng về quân đội Nga tiến vào bán đảo Crimea và miền Đông Ukraina vào hai năm trước. Khi Stephanopoulos phản bác lại lời của ông Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa phản ứng lại bằng sự biện hộ, “OK, uh thì, ông ấy đã ở đó bằng một cách nào đó, nhưng tôi không biết,” sau đó chì chiết thêm “toàn bộ một phần của thế giới là một mớ hỗn độn dưới thời Obama.”

Những lời bình luận của ông Trump đã bị Hoa Kỳ chỉ trích  dữ dội, sau đó ông đã lên Twitter để thanh minh về những phát ngôn khó hiểu của mình. Ông phân bua rằng “ý của tôi là Putin sẽ không đi vào (xâm lược) Ukraina một lần nữa trên cương vị Tổng thống.” Tuy nhiên ý kiến của ông Trump đã làm Kiev nổi giận, cựu Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk gọi tuyên bố của Trump là “vi phạm các nguyên tắc đạo đức và văn minh.” Đại sứ Ukraina tại Washington Valeriy Chaly nói với foreignpolicy (tại thời điểm ý kiến của Trump đang dấy lên lo ngại ở Kiev) rằng nếu ông Trump làm Tổng thống các chính sách của Mỹ sẽ thay đổi bằng việc hợp tác chặt chẽ hơn với Moscow và “chiếc hộp Pandora sẽ được mở ra dẫn đến những bất ổn lớn hơn trên thế giới”. (Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà nàng Pandora – người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được Zeus dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút “hy vọng” mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.)

Cuối tháng Hai năm 2014, ngay sau khi lật đổ cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych, Moscow đã lập tức triển khai quân đội không phù hiệu vào Crimea và sau đó sáp nhập bán đảo vào tháng Ba năm 2014. Điện Kremlin cũng đưa quân vào miền đông Ukraina để chiến đấu bên cạnh ly khai thân Nga, cuộc chiến bắt đầu vào tháng Tư năm 2014. Mặc dù Kremlin lặp đi lặp lại nhiều lần phủ nhận sự hiện diện của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraina. Tuy nhiên hành động này đã được khẳng định nhiều lần và được theo dõi rộng rãi thông qua các tài khoản của những người lính Nga ‘trên các mạng truyền thông xã hội.”

Mặc dù vậy Trump thường xuyên ca ngợi Putin trong suốt chu kỳ bầu cử năm 2016, khen ngợi của Tổng thống Nga là một “nhà lãnh đạo mạnh mẽ” là người “làm việc tốt hơn Tổng thống Obama của chúng ta.” Ứng cử viên đảng Cộng Hòa cũng đưa ra các phát ngôn hớ trong suốt chiến dịch tranh cử của mình. Như để tăng thêm “tình huynh đệ” gần đây nhất tại diễn đàn truyền hình trực tiếp của NBC, ông Putin đã ca ngợi ông Trump là “nhà lãnh đạo xuất sắc” và là một “thiên tài.” Trong thực tế phát ngôn của ông Putin vào tháng 12/2015 đã bị dịch sai, khi đó ông Putin nói rõ ràng rằng “ông Trump là một người đầy màu sắc”. Tuy nhiên sau đó lãnh đạo Nga lên tiếng ủng hộ Trump như một hành động muốn xây dựng lại mối quan hệ giữa Moscow và Washington.

Người quản lý chiến dịch tranh cử của Trump, Paul Manafort, đã can thiệp vào việc soạn thảo chiến dịch các cuộc vận động tranh cử của Trump. Ông này bị cáo buộc làm việc như một vận động hành lang cho cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thân Nga trong hơn một thập kỷ. Các cuộc vận động tranh cử đi trái với nền tảng của đảng Cộng hòa ví dụ ông Trump tuyên bố “sẽ không ủng hộ vũ khí sát thương cho Ukraina, trong khi các nghị sĩ của đảng này luôn kêu gọi Tổng thống Obama phải trừng phạt Nga hơn nữa và hỗ trợ vũ khí phòng thủ sát thương cho Ukraina để chống lại sự xâm lược của Nga. Tuyên bố của ông Trump giống như một động thái vuốt ve Putin. Poroshenko có một yêu cầu lâu dài với chính quyền Obama về hỗ trợ vũ khí chết người nhưng cho đến nay vẫn chưa được cấp.

Trong những phát ngôn khác trong chiến dịch ông Trump tuyên bố sẽ không can thiệp nếu Nga xâm lược thành viên Nato, trong khi Mỹ phải có trách nhiệm bảo vệ các thành viên trong khối – trừ khi những nước này hoàn thành nghĩa vụ của mình về ngân sách quốc phòng. Ông cũng bóng gió sẽ rút quân đội Mỹ khỏi châu Âu khiến các nước Đông Âu nói rằng tuyên bố của ông Trump giúp Moscow khôi phục lại đế chế Liên xô.

Đức Dũng (theo foreignpolicy)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Trump làm mặt lạnh với Ukraina ở New York”:

  1. Ng quang viết:

    Trump phát biểu nhố nhăng nếu trump làm tt Mỹ chắc putin sẽ lập lại đe chế liên xô và lúc đo thế giới lại quay lại của thế kỷ 19 ,lúc đo vị thế  siêu cường số 1cuar Mỹ chắc không giữ được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề