Tập Cận Bình cảnh cáo ai khi tuyên bố rắn về “thái thượng hoàng”?

Có trường hợp đạp lên cơ chế dân chủ tập trung, bày ra chế độ ‘gia trưởng’, lời nói một người là tất cả, trịch thượng, tự mình làm ‘thái thượng hoàng’, thế lực vươn rất xa, ‘theo ta thì sống nghịch ta thì chết’, âm mưu bày ra cái gọi là ‘quyền lực tuyệt đối’, ý đồ ‘độc bá’…

Nếu một lãnh đạo quyền cao chức trọng có vấn đề thì rất dễ làm hư hỏng đội ngũ bên dưới, làm loạn kỷ cương.

Lãnh đạo cao nhất của một đơn vị phải chịu sự giám sát rất ít, việc tuân thủ kỷ cương pháp luật chủ yếu dựa vào tự giác. Như vậy liệu có thể không sai phạm, không có vấn đề được không?

Chúng ta bắt buộc phải dùng chế độ cứng rắn để kiểm soát các lãnh đạo, bảo đảm các ‘quyền lực số 1’ sử dụng quyền hạn đúng đắn, liêm khiết.”


Ông Tập Cận Bình nhắc tới thái thượng hoàng trước Bộ chính trị Trung Quốc ngay trong ngày Bắc Kinh tuyên bố điều tra tướng Từ Tài Hậu, 30/6/2014. Ảnh: AFP

Ông Tập Cận Bình nhắc tới “thái thượng hoàng” trước Bộ chính trị Trung Quốc ngay trong ngày Bắc Kinh tuyên bố điều tra tướng Từ Tài Hậu, 30/6/2014. Ảnh: AFP

Cảnh cáo lãnh đạo Trung Quốc về hưu?

Trong tuyên bố trên, “thái thượng hoàng” là từ lần đầu tiên xuất hiện trong một văn kiện về các phát biểu của lãnh đạo cao nhất Trung Quốc.

Dù Bắc Kinh không lên tiếng xác nhận, nhưng cách gọi trên không khỏi khiến truyền thông quốc tế liên hệ đến các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã về hưu nhưng vẫn không từ bỏ quyền lực và gây ảnh hưởng lên môi trường chính trị của những người đương nhiệm.

Thêm vào đó, việc phát ngôn đanh thép trên được nêu ra trước Bộ chính trị Trung Quốc cùng thời điểm “hổ béo quân đội” Từ Tài Hậu bị xử lý, đã nhanh chóng đưa tới mối liên hệ về nhân vật “thái thượng hoàng” ở cấp cao hơn ông này.

Đặc biệt hơn nữa, chỉ gần 1 tháng sau đó, Bắc Kinh đã tuyên bố lập án điều tra Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Ủy ban chính pháp trung ương. Chu là “con hổ” có chức vụ cao nhất bị Trung Quốc xử lý vì tham nhũng kể từ năm 1949.

Hồi tháng 10/2015, báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo đã đăng tải bài xã luận tỏ thái độ cứng rắn, được cho là lần đầu tiên giới lãnh đạo nước này công khai lên tiếng chỉ trích hiện tượng “người đi mà trà vẫn nóng” nêu trên.

Bài viết này cũng được truyền thông quốc tế đánh giá là lời cảnh cáo của ông Tập đối với các lãnh đạo Trung Quốc đã về hưu, bao gồm người tiền nhiệm vốn được cho là còn duy trì nhiều quyền lực như ông Giang Trạch Dân.

Cũng trong cuốn tuyển tập phát hành đầu năm 2016, CCDI tiết lộ một tuyên bố quyết liệt khác của ông Tập Cận Bình hôm 13/1/2015 nhằm vào 5 “con hổ” bị Bắc Kinh xử lý tính đến thời điểm đó.

“Những vụ cán bộ cao cấp vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng như Chu Vĩnh Khang,Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh… đã phá hoại kỷ luật chính trị và quy củ chính trị, cần phải hết sức chú ý.”

Quyền lực của những người này càng lớn, chức vụ càng quan trọng thì lại càng không xem kỷ luật và quy củ chính trị ra gì, thậm chí đến mức tác oai tác quái, gan to tày trời!” ông Tập gay gắt nói.

Cuốn sách tổng hợp những lời “giáo huấn” và tuyên ngôn chống tham nhũng quyết liệt của Tập Cận Bình được Bắc Kinh tung ra ngay đầu năm 2016 cũng được xem là sự hưởng ứng với tuyên bố “không giảm cường độ, tốc độ ‘đả hổ’ trong năm mới” của ông.

Theo Trí thức trẻ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề