Tại sao Odessa không lặp lại số phận giống như Donetsk?

Một năm về trước, nhiều người nghĩ rằng Odessa có thể lặp lại số phận giống như Donetsk và các thành phố khác ở miền đông Ukraina. Hãng tin DW tìm ra lý do tại sao điều này không xảy ra và phong trào ly khai ở thành phố này như thế nào.

Odessa, khu vực đại lộ Primorsky. Tại đài tưởng niệm người sáng lập thành phố- Công tước Richelieu, một người đàn ông trung niên đang bày bán những huy hiệu kỷ vật. Bên trái- những huy hiệu của Liên Xô, bên phải- Đức Quốc xã. “Hàng Liên Xô đắt tiền hơn, bởi vì đó là những bản gốc chính hiệu, hàng huy hiệu Nazi sản xuất nhái tại Ba Lan giá rẻ hơn”- Người đàn ông chia sẻ. Những Huân chương Sao Đỏ,  Búa Liềm trong bối cảnh Ukraina hiện nay trông có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng cả người bán lẫn người mua dường như không bận tâm về điều đó. Người đàn ông cố gắng im lặng, không muốn thể hiện quan điểm chính trị, nhưng xét qua một vài câu nói, ông ta giữ quan điểm ủng hộ Nga.

Một lúc sau, tại bờ tường cầu thang Potemkin xuất hiện một người phụ nữ lớn tuổi với một tấm bảng đề: “Nga, quân xâm lược, nguyền rủa mày”. Việc biểu tình một mình của bà ta không làm thu hút sự chú ý xung quanh.

Bầu không khí lo lắng và sợ hãi.

Dường như có điều này trong tinh thần của người dân Odessa. Người dân với những quan điểm khác nhau, nhưng họ không giao tiếp với nhau bằng nắm đấm mà vẫn sinh hoạt chung sống một cách hòa bình. “Odessa – không phải thành phố của Ucraina hay của Nga mà là thành phố của Châu Âu – phóng viên Vera Zaporozhets cho biết. Ở đây có một ý thức chung, sự chiến thắng”. Điều này cũng được khẳng định qua nghiên cứu của những nhà xã hội học. “Sự phân cực trong bộ phận dân chúng trên quan điểm thân Nga hay ủng hộ Ukraina không có, Odessa – một thành phố rất thực dụng – ông Alexander Khudenko, giáo sư xã hội học, Đại học Tổng hợp  Quốc gia Odessa nhận xét – Thành phố mang tinh cách châu Âu, một thành phố thương mại”. Tại sao lại xảy ra vụ xung đột giữa những người thân Nga và những người ủng hộ Ukraina làm chết nhiều người xảy ra một năm về trước, người dân Odessa cho đến nay vẫn không thể hiểu nổi.

0,,18423335_404,00

ông Alexander Khudenko, giáo sư xã hội học, Đại học Tổng hợp Quốc gia Odessa

Sự kiện đẫm máu ngày 2/5/2014 dường như đã làm thay đổi tính cách thành phố này. Odessa vào mùa xuân năm 2014 và hôm nay – như mọi người đang nói ở đây, đó là “hai sự khác biệt lớn”. “Chúng tôi không đưa ra được câu hỏi tại sao bởi vì một lý do: người dân vẫn sẽ không nói bất cứ điều gì – nhà xã hội học Elena Knyazev cho biết – Thật không may, người dân Odessa hôm nay đã trở nên không còn cởi mở như trước”. Theo bà, nếu trong các cuộc biểu tình trên quảng trường Maidan ở Kiev mọi người nói về nó một cách cởi mở, thẳng thắn. Nhưng bây giờ ngay cả trên xe buss mọi người đều né tránh khi nói về chính trị. Trong một năm qua, mức độ lo lắng, sợ hãi tăng cao”- Knyazev cho biết.

“Odessa trong một năm qua rơi vào trạng thái sốc” – ông Gregory Kvasnyuk cho biết. Nhà chính trị gia kinh nghiệm 66 tuổi này không có sự sợ hãi một điều gì đó giống như mọi người, nhưng ông lựa chọn sự im lặng, ông nói “không tạo một sự gây sự thừa”.  Kvasnyuk là đại biểu Hội đồng thành phố Odessa thuộc phe đảng thân Nga “Rodina”, có văn phòng trong một khu nhà sang trọng có bảo vệ. Trong sự kiện tại Odessa ngày 2/5/14, ông Kvasnyuk đổ lỗi cho chính quyền Ukraina và gọi những người biểu tình ủng hộ Ukraina là “phát xít”. Khi được hỏi ông ta có muốn Odessa tách khỏi Ukraina và sáp nhập theo Nga, Grigory Kvasnyuk- cựu cảnh sát điều tra đã trả lời với một nụ cười: “Hôm nay là ngày thứ Bảy. Thứ hai lúc nào thì trụ sở SBU (An ninh Ukraina) mở cửa làm việc? vào lúc 9 giờ? và tôi sẽ phải có mặt ở đó nếu như tôi đã nói những điều mà thực sự tôi đang nghĩ “, và chỉ khi thấy micro thu âm được tắt đi, ông ta mới nói bóng gió rằng ở Odessa có những người đang chờ đợi những “cơn gió từ phía đông”.

0,,18423336_404,00

Gregory Kvasnyuk

Đa số…

Sau sự kiện lực lượng ly khai thân Nga chiếm quyền kiểm soát Donetsk và Lugansk vào mùa xuân năm 2014, nhiều người nghĩ rằng Odessa sẽ là thành phố tiếp theo. Các phương tiện truyền thông đề cập đến Odessa như là một phần của “Nước Nga mới” – gồm tám tỉnh khu vực miền đông và miền nam Ukraina trong kế hoạch Moscow muốn tách khỏi sự kiểm soát của Kiev.

Thoạt nhìn, những nỗi sợ hãi có lý do của nó. Odessa trong tiềm thức được thành lập và phát triển hưng thịnh trong thành phần đế quốc Nga, tượng đài Catherine II được thiết lập ở trung tâm thành phố một vài năm về trước như nhắc nhở về điều đó.

0,,18423321_404,00

Đài tưởng niệm Catherine Đại đế tại Odesa

Đại đa số người dân Odessa nói tiếng Nga. Tại đây đã từng có sự ủng hộ mạnh mẽ cựu Tổng thống Yanukovych và Đảng khu vực, đối với chính quyền Maidan họ vẫn có sự ngờ vực. Tuy nhiên “Cộng hòa Nhân dân Odessa” cho đến nay vẫn chưa diễn ra.

Nếu như so sánh thời điểm vào mùa xuân năm 2014, ý tưởng về việc tách rời khỏi Ukraina. Tại Donetsk có khoảng 20% dân số ủng hộ, còn tại Odessa tỷ lệ này ít hơn nhiều lần – từ 5-7%. “Câu hỏi tách ra khỏi Ukraina thậm chí không được thảo luận, tại đây người dân thấy hài lòng khi là công dân của Ukraina”- nhà xã hội học Knyazev cho biết. Ngoài ra tỷ lệ ủng hộ ly khai thấp như vậy có lẽ phụ thuộc thành phần dân số Odessa, đại đa số tại đây là người Ukraina – chiếm 70%, người Nga – 23%.

… Và tấm gương của nước láng giềng Transnistria.

Nhà báo Sergei Dibrov đánh giá tình hình trong một lời giải thích sau. “Ly khai ở Odessa, có rất ít cơ hội thành công, chủ yếu bởi vì Odessa có địa phận tiếp giáp với Transnistria và chúng tôi biết được kết cục cuộc sống của các vùng lãnh thổ không được quốc tế công nhận – nhà báo này cho biết. Ngoài ra, một nửa nền kinh tế của Odessa – đây là một trung tâm quá cảnh hàng hóa, cảng biển, nút giao thông đường sắt, cắt đứt các dòng chảy này sẽ là một thảm họa cho nền kinh tế “. Điều thứ ba, ông Dibrov tin rằng, giới tài phiệt Odessa đã biết được hậu quả “những trò chơi” kết thúc dành cho giới tài phiệt Donbass như thế nào- “mất hoàn toàn sự kiểm soát và tài sản”.

Theo nhận định của nhà báo này, cơ hội tốt nhất của kế hoạch “mùa xuân Nga” ở Odessa là ngày 03 Tháng Ba 2014. “Khi đó, có một cơ hội có thể gây áp lực lên các đại biểu của Hội đồng nhân dân Tỉnh, để có thể đưa ra quyết định về việc trưng cầu dân ý, giống như đã từng áp dụng ở Crimea, nhưng điều đó đã không được thực hiện – ông Dibrov cho biết – Họ đã nhận ra rằng, điều này là không cần thiết”. Nhà báo này khẳng định rằng, sự kiện bi thảm ngày 2/5 đã trở thành “điểm chốt kết thúc vấn đề này”.

Lực lượng ủng hộ Ukraina đã sẵn sàng cho những hành động cứng rắn.

Thực tế là thời điểm tháng ba, tháng tư năm 2014, sự nguy hiểm của chủ nghĩa ly khai ở Odessa cao hơn so với ngày xảy ra sự kiện 02/5, đó là xác nhận của những nhà hoạt động ủng hộ Ukraina, có trụ sở tại đường phố Zhukovsky, 36. “Trong tháng ba, một ONR (Cộng hòa Nhân dân Odessa) đã suýt xảy ra, Ruslan Forostyak một thành viên nói – Chúng tôi đã đấu tranh với điều đó, tạo ra một hệ thống các trạm kiểm soát, tiến hành công việc tuyên truyền, giải thích với mọi người”. Đôi khi công việc được diễn ra như thế  này- Forostyak mỉm cười nói: “Tôi đến, đập tay lên bàn và nói: bánh mì khô, nhà tù”.

“Tỷ lệ người dân yêu nước ủng hộ Ukraina có nhiều thay đổi lợi thế cho chúng tôi” – Eugene Rezvushkina, một doanh nhân và cựu lãnh đạo của “Avtomaydana” Odessa cho biết. Theo ông “lực lượng ủng hộ Nga trong thành phố không đủ sức mạnh để nâng thành một cuộc nổi loạn”. Trên khuôn mặt Rezvushkina hằn lên một vết sẹo – vết tích bị một người ủng hộ Nga bắn bằng một khẩu súng lục trong cuộc đụng độ ngày 02 tháng Năm 2014. Nhà hoạt động yêu nước ủng hộ Ukraina thừa nhận rằng, lực lượng ủng hộ Ukraina sau đó đã có những hành động cứng rắn, nhưng bổ sung thêm: “Chúng tôi đã không bắt đầu cuộc chiến tranh này”.

Những gì Odessa mong muốn từ Kiev

Tách khỏi Ukraina, phần lớn người dân Odessa không muốn. Tuy nhiên tư tưởng tự chủ được nhiều người ủng hộ. Odessa muốn tự chủ, độc lập khỏi Kiev, trước tiên là trong vấn đề quản lý kinh tế. Sergey Lisov – doanh nhân nổi tiếng của Odessa cho biết. Theo ông “Odessa – thành phố của tự do, tự do là điều rất quan trọng ở đây” bởi vậy có “một phần rất nhỏ” muốn theo Nga.

Ký Giả (theo DW)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 3 phản hồi cho bài viết “Tại sao Odessa không lặp lại số phận giống như Donetsk?”:

  1. Huy viết:

    Cam on cac ban kygia.net. Đây là trang web đưa tin trung thực nhất về tình hình ukraine mà mình biết.Vinh quang thay Ukraine.

  2. Bien Xanh viết:

    Cảm ơn tác giả, hôm nay đúng 1 năm sự kiện tòa nhà công đoàn nhưng mọi thứ vẫn còn nguyên mới, đã có lúc tưởng chừng như Odessa sẽ trở nên mất kiểm soát trong khi Kiev vẫn còn lục đục. May sao trưởng công an tỉnh đã được thay thế kịp thời trấn át hết những tư tưởng ly khai phản động giúp cửa ngõ biển của Ukraina được bảo toàn…

  3. Huy viết:

    O viet Nam chung minh duong nhu chi nghe tuyen truyen Nga. Lúc nào cũng bon phát xít đốt người biểu tình ở lò lửa Odessa.

Trả lời Huy Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề