Năm 2003, tôi cùng với Daniel Smirnov, một cộng sự cùng làm việc cho một tờ báo, mà hiện nay không còn tồn tại nữa, có tên là “thời điểm”, phát hiện ra rằng ở đâu đó tại Iraq, tại một căn cứ quân sự của Mỹ có giam giữ một công dân của Latvia có tên là Maris Bergholz. Mẹ của anh ta có đưa cho chúng tôi đọc lá thư của chính anh ấy, lá thư được chuyển về cho bà thông qua Hội Chữ thập đỏ. Trong thư, người sinh viên học khoa xã hội học 23 tuổi, đã kể rằng anh bị tra tấn, đánh đập và bị lạm dụng. Mười hai năm sau, Maris Bergholz là người đầu tiên trở thành shaxid (kẻ sẵn sàng tử vì đạo) trong lịch sử của đất nước Baltic nhỏ bé này. Vadim Radionov viết trên tạp chí “Spectrum”.
Câu chuyện của một người sinh viên.
Câu chuyện này, theo tôi, rất ấn tượng, và đã trở thành lời nói “mở đầu” cho những gì đang xảy ra ở châu Âu. Câu chuyện đó, nếu không giải thích tại sao rất nhiều người da trắng châu Âu đi đến Syria và gia nhập Nhà nước hồi giáo cực đoan mà đang bị cấm ở Nga thì ít nhất cũng đưa ra một số lý giải về hiện tượng này.
Bergholz trong lá thư gửi cho mẹ anh đã kể rằng anh đã đi đến Trung Đông như một khách du lịch, bởi vì vào thời gian này, Hoa Kỳ tuyên bố rằng cuộc chiến đã chấm dứt, và anh sinh viên đó đã quyết định tìm hiểu xem, ở đó có thực sự bình an và hòa bình hay không.
Tại vùng đất của Iraq Kurdistan người sinh viên Latvia đã bị một đội tuần tra của Mỹ bắt được – anh ta ngay lập tức bị coi là một người Hồi giáo, anh bị giam giữ, và sau đó, như anh ấy kể, bắt đầu bị đánh đập. “Họ đã sử dụng cánh cửa của chiếc xe jeep để đánh tôi vào đầu” – những dòng được ghi trong bức thư của anh đã làm cho tôi ghi nhớ sâu sắc.
Người mẹ Bergholz đã mang lá thư đó tới tòa soạn báo, bởi vì bà cho rằng nếu không có sự tham gia của các nhà báo, thì sự giải cứu con trai mình từ nhà tù của Mỹ, như chính con trai bà đã gọi như vậy, là không thể – vai trò của dư luận xã hội trong vấn đề này là rất quan trọng.
Sự công khai trong các phương tiện truyền thông thực sự đã lay chuyển các chính trị gia của Latvia. Với nước Mỹ, họ không muốn tranh cãi, nhưng có những trường hợp, những vụ việc rõ ràng mà theo đó họ không thể không lên tiếng. Cái tên họ Bergholz đã vang lên từ khán đài của quốc hội Latvia, và câu chuyện đã được lan truyền nhanh chóng trên các kênh của truyền thông quốc tế.
Sau đó, vào năm 2003, chúng tôi đã tìm thấy Marisa Bergholz ở một trong những căn cứ của Mỹ, anh ấy thực sự bị giam giữ.
Những cuộc thương lượng kéo dài với sự tham gia của Bộ Ngoại giao của Latvia, Bộ Ngoại giao Mỹ, các tướng lĩnh và các nhà ngoại giao Mỹ đã mang lại kết quả mong đợi – người sinh viên ngành Xã hội học ban đầu đã được dẫn độ sang Kuwait, và sau đó được bàn giao cho chính quyền Latvia.
Phần đầu tiên của câu chuyện lịch sử về Bergholz đã có một “kết thúc có hậu.” Nhưng ngay sau đó mới rõ rằng câu chuyện chưa phải là kết thúc -giống như trong bộ phim Mỹ, Bergholz là người đã tiếp nối câu chuyện với ngụ ý rằng có nhiều sự bất ngờ sẽ xảy ra. Khi chúng tôi gặp anh ta tại sân bay, anh ấy đã ra khỏi máy bay trong bộ đồng phục nhà tù của Mỹ, và câu đầu tiên anh ta nói với các phóng viên: ” Nếu Mỹ muốn chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố, thì cứ trong mười quả tên lửa, sẽ có hai chiếc nhắm bắn vào Nhà Trắng ở Washington”
Câu nói này đã gây ra mối quan ngại của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Riga, nhưng rồi không có biện pháp chế tài nào theo sau. Bergholz đi dần vào dĩ vãng, và sau đó người ta dần quên anh ấy – đã có những tin đồn rằng anh ta đã cải sang đạo Hồi, đã đi đến Trung Đông, đã nghiên cứu tôn giáo đạo Hồi.
Chỉ đến năm 2015, trên các trang web của Trung tâm văn hóa Hồi giáo của Latvia đã có một tin nhắn ngắn nói rằng Maris Bergholz trở thành Shaheed Latvian đầu tiên – tức là kẻ sẵn sàng tử vì đạo.
Người cựu sinh viên Latvian đã chết ở đâu đó và trong hoàn cảnh nào, cho đến nay chưa được sáng tỏ, nhưng các cơ quan tình báo và những người hồi giáo địa phương tin rằng điều này đã xảy ra ở Syria, nơi Bergholz, theo một số báo cáo, đã chiến đấu trong hàng ngũ của IS.
Thay vì “sex trên điện thoại “
Tiếp tục tìm hiểu câu chuyện trên bằng cách phỏng vấn người thân và bạn bè của cựu sinh viên Begholtsa, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã khiến một chàng trai Latvian bình thường quyết định lựa chọn con đường trở thành một kẻ đánh bom tự sát và lý do tại sao tổ chức khủng bố cực đoan này đang thu hút vào hàng ngũ của họ một số lượng lớn những người da trắng có nguồn gốc Thiên chúa giáo.
Tôi có một người bạn – nhà báo quốc tế tên là Abbas Juma. Anh ấy là người chuyên hoạt động ở Trung Đông và rất thông thạo tiếng Ả Rập. Khi biết về lịch sử của Begholtsa, anh ấy không mấy ngạc nhiên: Con đường mà dẫn dắt người châu Âu văn minh da trắng vào hàng ngũ của người Hồi giáo cuồng tín, là một con đường mòn. Con đường này có phần tương tự như những con đường đưa dân tỵ nạn đến với châu Âu.
Nghịch lý ở chỗ là cả hai dòng người đều trốn chạy khỏi cách sống của họ – và, trên thực tế, trong cả hai trường hợp, họ đều hoàn toàn tin tưởng rằng điểm cuối của con đường – đó chính là Shangri-La (thiên đường-ND) của họ.
“Những người châu Âu trong quan niệm của họ (quan niệm của những lính mới của IS – Tác giả lưu ý) – là những người tiêu dùng buồn tẻ, bị tước mục tiêu cuối cùng, không có lý tưởng cụ thể để mà vì nó có thể hy sinh cuộc đời – Abbas giải thích -.. Và đây là những điều rất thiếu ở người trẻ tuổi và cuồng nhiệt. Họ thực sự chán ngấy hình mẫu vô nghĩa của cuộc sống, không có định hướng, không có sự lãng mạn. Thanh niên châu Âu hiện đại, sống trong môi trường đủ tiện nghi, trở nên ích kỷ dúm dó. Ngay cả đến quan hệ tình dục cũng phải sử dụng điện thoại (sex by fone). Vâng, bạn thấy đấy, liệu có đáng vì điều này mà hy sinh cả cuộc sống chăng? và nếu chết không vì cái gì, vậy tại sao phải sống? để làm gì? Đến với IS, họ tìm thấy tất cả mọi thứ mà cơ thể trẻ trung của họ đang thèm khát: vị ngọt của chiến thắng trước kẻ thù đáng nguyền rủa, phụ nữ, tiền, mục đích trong cuộc sống, lý tưởng. Hơn thế nữa, ngoài tất cả những điều này,… còn đến được thiên đường”.
Ngoài ảo giác về ý nghĩa của cuộc sống, những người hồi giáo có thể cung cấp cho họ một cảm giác của sự hiệp nhất. Tại châu Âu, chữ “tôi”, chứ không phải “chúng ta”, luôn luôn chi phối cuộc sống. Chủ nghĩa cá nhân luôn luôn đi kèm một cảm giác khó chịu: bạn luôn phải tự mình lựa chọn, luôn sợ mắc sai lầm. IS giải quyết những vấn đề này, làm cho bạn là một phần của đám đông, rõ ràng, thoải mái và quần chúng hóa, hơn nữa luôn có một kẻ thù chung – phương Tây, thậm chí cả thế giới phi-hồi giáo.
“Câu chuyện lịch sử rất ấn tượng đã diễn ra với anh chàng này – Abbas tiếp tục. – Và thậm chí nếu như anh ta không bị cánh cửa của xe jeep đánh vào đầu đi chăng nữa, thì tôi chắc chắn rằng, những hành động của chính quyền Mỹ đã gieo vào linh hồn của anh ấy những hạt giống của sự nghi ngờ, oán hận và giận dữ. Sau đó những bài giảng tôn giáo, những khóa đào tạo tuyển dụng Sheikh đã đóng vai trò xúc tác như một nguồn nước để giúp các hạt giống nảy mầm và mọc rễ “.
Thế lực đen tối
Các chuyên gia tin rằng nếu một người châu có một sự quan tâm tới Hồi giáo cực đoan, thì anh ta ngay lập tức được đưa vào một môi trường thù hận với thế giới phương Tây. Tức là, anh ta lập tức được đề nghị phải xác định rõ quan điểm: hoặc là với chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi.
“Người hồi giáo trên khắp thế giới đang trải lòng căm thù phi thực tế đối với tất cả mọi thứ được kết nối với Hoa Kỳ và phương Tây. Đây là mảnh đất rất màu mỡ cho những kẻ khủng bố. Điều đó đã giúp tôi lý giải hiện tượng khi mà một số lượng lớn người dân Syria (trong cùng Rakka – một địa điểm nổi tiếng ở Syria) với vòng tay rộng mở đã tiếp nhận những thành viên của Quốc gia Hồi giáo IS “- ông Abbas nói.
Eugene Ehrlich là một phóng viên chiến trường. Ông làm việc ở Iraq, Syria, Israel và Palestine. Ông đã chứng kiến tận mắt những vụ ném bom vào Baghdad vào năm 2003, và trên đống hoang tàn đổ nát đó, nhà nước Hồi giáo IS đã sinh ra như thế nào.
“Tôi sẽ trung thực: Tôi không hiểu lý do tại sao người da trắng lại gia nhập đội quân của những kẻ khủng bố Hồi giáo – Eugene thừa nhận – Tôi chỉ có thể suy đoán về mức độ cảm xúc – không có đủ các mục tiêu trong cuộc sống, sự lãng mạn, sự nghiêm túc. Đó là trường hợp của những người châu Âu bản địa. Thé còn đối với những người Hồi giáo sinh ra ở châu Âu, câu chuyện còn sâu sắc hơn nhiều… “.
Theo Ehrlich, châu Âu chỉ vô ích lãng phí thời gian và nỗ lực để cố gắng “đàm phán” với những người Hồi giáo trên lãnh thổ của họ.
“Những người châu Âu đang nhầm lẫn trong lý thuyết của họ về ” nồi hầm ” các giá trị của con người. Con người no đủ, họ tin như thế, sẽ không bao giờ đi bắn giết, anh ta sẽ có một cái gì đó để mất. Tuy nhiên cuộc sống cho thấy một bức tranh khác hẳn. Người ăn mày vui sướng trước bất kỳ một cơ hội nào đó để tồn tại. Kẻ no đủ, sau khi no chán, sẽ bắt đầu suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Sự giáo dục trong các gia đình hồi giáo khá bảo thủ và nghiêm khắc, và thanh niên hồi giáo không trở thành những người châu Âu với tầm nhìn mở rộng và tự do lên sự vật. Và ngay lập tức IS đã tìm đến với họ với những ý tưởng rõ ràng và cụ thể “, -. phóng viên giải thích.
Những ảo tưởng về ý nghĩa
Một vài ngày trước trên Radio Baltkom chúng tôi nói chuyện về lòng thù hận của con người trên các mạng xã hội với các bác sĩ tâm thần Ariel Reznik-Martov. Tất cả mọi thứ đã trở nên khá tầm thường. Có những người viết bình luận trên Internet, họ thường nói, “phá hủy tháp,” và thay vì là một kẻ có văn hóa, thông minh lại là một kẻ “lưu manh thô tục”.
Ví dụ, tôi cảm thấy sốc trước bình luận của một phụ nữ có vẻ dễ mến, nhưng rất thô tục khi quát lên với một bệnh nhân ung thư, khi mà ý kiến của anh ấy về chủ đề chính trị đã không làm cô ta hài lòng: “hãy câm miệng đi, mày đừng suy nghĩ về nó nữa, mà hãy gột rửa linh hồn đi” – cô ấy viết.
Có rất nhiều những ví dụ như vậy, nhưng tất cả trong số đó, theo tôi, đều được đưa đến một mẫu số chung – ảo tưởng về giá trị bản thân và khả năng ảnh hưởng đến những người khác. Ở một mức độ nào đó thì đây cũng chính là sự tìm kiếm ý nghĩa.
Không phải tất cả, tất nhiên, đều tìm đến IS, cũng như không phải tất cả trong thực tế đều thực hiện dục vọng tưởng tượng của họ, nhưng có những người, để xả tung hận thù của họ, cố gắng tìm kiếm ý nghĩa của sự tồn tại của chính mình. Trên thực tế, theo tôi nghĩ, số lượng những người đó nhiều hơn nhiều so với con số thống kê.
Một mặt, sự độc ác sẽ ăn mòn con người từ bên trong, và mặt khác, một khi không có ý nghĩa khác, nó sẽ trở thành sự lựa chọn duy nhất cho anh ta để khẳng định mình. IS như đối với nhiều người là một sự “hưng phấn” – là đích cuối của sự tìm kiếm cảm xúc truỵ lạc của họ.
Một công dân của Latvia Oleg Petrov, người đã một vài năm trước đây là phụ trách Trung tâm văn hóa Hồi giáo ở Latvia, bình luận về việc vụ xả súng các họa sỹ vẽ tranh biếm họa của tạp chí Charlie Hebdo ở Paris, cho rằng việc giết hại những người này là sai lầm – có thể chỉ cần đơn giản là bẻ gẫy các ngón tay của họ. Một năm sau đó, anh ta đã phát đi một thông điệp video từ Syria, nơi anh ta gia nhập hàng ngũ của IS. Petrov tuyên bố rằng đã nói dối trong ngày hôm đó – anh ta hoàn toàn khen ngợi các hành động của những kẻ khủng bố và ủng hộ việc bắn giết những kẻ ngoại đạo. Tôi không chắc chắn, nhưng tôi nghĩ rằng sự tức giận của anh ta đã tìm được một lối thoát, còn cuộc sống chỉ là ảo giác về ý nghĩa. Đánh giá những gì mà tôi thấy trong đoạn video, Oleg Petrov ở trong trạng thái tinh thần tốt khi thốt ra những lời này.
Maris Bergholz đã chọn cái chết của mình. Nhưng, đáng tiếc, những người như thế thường chọn cái chết, trong khi theo đuổi ý nghĩa không rõ ràng, không chỉ cho mình mà còn cho một vài hàng chục người khác, khiến cho những người ấy không còn cơ hội lựa chọn cái của riêng mình. Điều đáng buồn nhất đó là các ảo tưởng của một số người này biến thành hiện thực nghiệt ngã đối với những người khác.
Nguyễn U Quốc chuyển ngũ theo http://obozrevatel.com
Trả lời