Tại sao Nga ủng hộ cuộc bầu cử của phe ly khai? Kịch bản nào dành cho vùng Donbass Ukraine?

Mặc dù không nhận được sự ủng hộ và công nhận của công luận Quốc tế, dưới sự hỗ trợ của Nga, ngày 2/11 cuộc bầu cử Cộng hòa nhân dân Donetsk, Lugansk tự xưng “DNR” “LNR” vẫn được diễn ra theo đúng kế hoạch của Nga.

Tại sao chính quyền điện Kremlin lại cần thiết cuộc “bầu cử” này của “DNR” và “LNR”?

Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, cuộc bầu cử được cho là có thể đào sâu thêm cuộc khủng hoảng quốc tế liên quan đến xung đột tại Ukraine. Rõ ràng với cuộc bầu cử này, Moscow cũng hiểu rằng sẽ phải chấp nhận đối mặt với một khó khăn và thách thức mới rất lớn trước mắt. Một mặt, đối với họ, đây là điều cần thiết, thể hiện một sự công nhận của họ. Mặt khác, hành động này sẽ gây ra sự phản ứng của Mỹ và các nước cộng đồng châu Âu. Sau cuộc bầu cử này, những vấn đề tiếp theo nếu như nó chỉ giới hạn trong sự phẫn nộ và lo lắng của công luận Quốc tế thì có thể là điều tốt đẹp đối với Nga. Nhưng vấn đề thực tế, có lẽ Nga sẽ phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt mới từ Mỹ và EU. Điều này đã được cảnh báo qua lời tuyên bố của ông Vygaudas Usackas, trưởng đại diện thường trực của EU tại Nga: Sự công nhận của Nga về cuộc bầu cử của phe ly khai Donetsk và Luhansk ngày 2/11 sẽ dẫn đến những biện pháp trừng phạt mới của EU chống lại Moscow.

Với tình hình căng thẳng như hiện nay, cũng như những khó khăn về kinh tế và tài chính, lẽ ra Nga cần tìm ra một lối thoát trong cuộc phiêu lưu Donbass, hạn chế những tổn thất cũng như giữ được thể diện đáng kể, nhưng điện Kremlin đã có một hành động hoàn toàn theo hướng ngược lại. Lý do tại sao? Hãy xem xét những đánh giá của những chuyên gia phân tích:

Theo ý kiến của ông Fyodor Lukyanov, tổng biên tập tạp chí “Nước Nga trong vấn đề chính trị toàn cầu”, Moscow cần thiết hợp pháp hoá nhân vật lãnh đạo ly khai, để họ có thể được xem là đại diện thể chế của một chính quyền địa phương, và hợp pháp trong khuôn khổ các cuộc đàm phán tiếp theo trong tương lai, và Moscow không có biện pháp nào khác ngoài sự cần thiết công nhận cuộc bầu cử này. Giáo sư tại Đại học châu Âu (St. Petersburg), ông Vladimir Gelman lại nhận định theo quan điểm của mình: Các nhà chức trách Nga đã tìm những giải pháp đối đầu vô cùng khó khăn. Họ sợ phải thừa nhận không chỉ với người dân Nga, mà còn với chính họ rằng chiến lược của họ ở Ukraine là sai lầm. Các nhà chức trách Nga đã hiểu được rằng đã không có con đường quay trở lại. Cách duy nhất – chấp nhận một cuộc đối đầu với phương Tây, nếu nó không phải là đối đầu quân sự.

Có thể nhận thấy một loạt các lý do khác nữa, để Moscow phải công nhận cái gọi là các cuộc bầu cử của phe ly khai như sau:

Thứ nhất. Việc Nga hợp pháp hóa cái gọi là chính quyền sau cuộc bầu cử “nước cộng hòa” sẽ cho phép họ bắt đầu một nguyên tắc mới trong cuộc chơi với các lãnh đạo ly khai. Mặc dù tất cả những nhân vật này phục tùng và hoàn toàn được kiểm soát bởi Moscow, tuy nhiên trong họ cũng tồn tại những chính kiến khác biệt cũng như tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Thứ hai. Chính quyền điện Kremlin cũng hiểu được rằng, lặp lại một kịch bản Crimea tại Donbas là không thể được. Với kịch bản cuộc bầu cử này, sẽ như là một thử nghiệm tạo Donbass Ukraine thành một Nam Ossetia và Abkhazia mới.

Những diễn biến phức tạp tại khu vực Donbass cùng với các cuộc bầu cử của “DNR” và “LNR” cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng và chính sách của lãnh đạo Ukraine. Một sự tuyên bố về sự bất hợp pháp và không công nhận là một hành động pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên điều quan trọng sẽ là quá trình cải tổ cơ cấu lãnh đạo đất nước sau cuộc bầu cử Quốc hội hôm 26/10 qua, sự đoàn kết, đồng thuận trong nội bộ lãnh đạo đúng thực sự theo đuổi một chính sách cải cách chiến lược như tổng thống Poroshenko đã nêu ra. Trong thời gian tới, Ukraine cần tập trung nguồn lực, củng cố quốc phòng nhằm năng cao khả năng chiến đấu của quân đội cũng như phát triển một học thuyết quân sự mới phù hợp với tác chiến hiện đại cũng như bối cảnh Ukraine hiện nay. Một kịch bản để giải quyết xung đột miền Đông Ukraine có thể sẽ giống như “kịch bản Croatia năm 1995. Năm 1991, Croatia bắt đầu nội chiến, quân đội chính phủ phải rút khỏi Krajina, 4 năm sau đó, quân đội Croatia lấy lại khả năng chiến đấu cùng sự hỗ trợ của các đối tác phương Tây, họ đã kết thúc cuộc chiến bằng chiến dịch Bão kéo dài đúng ba ngày. Đây là kết quả của một quá trình lâu dài.

Trước những diễn biến phức tạp như hiện nay tại miền Đông Ukraine, để giải quyết cuộc xung đột này, Ukraine cần có thời gian từ 3 đến 4 năm, chứ không thể trông chờ các giải pháp quân sự hoặc ngoại giao mang tính tức thời như hiện nay được.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 6 phản hồi cho bài viết “Tại sao Nga ủng hộ cuộc bầu cử của phe ly khai? Kịch bản nào dành cho vùng Donbass Ukraine?”:

  1. Anh Quan Nguyen viết:

    Mình dự đoán là sẽ có 1 Abkhazia thứ 2 mà 🙁

  2. Một thử nghiệm của Nga tạo một Nam Osetia và Abkhazia mới trên lãnh thổ Ukraine

  3. Trước đây, ông cutin từng tuyên bố “Nga không có ý định sáp nhập Crimea”, nhưng Crimea vẫn thuộc về Nga. Hiện nay, tương lai của vùng Donbass cutin vẫn vận hành với mấy thằng ngụy như vậy thôi!.loài lang sói mà..!!

  4. Anh Quan Nguyen viết:

    Thì cũng như trước đây , nói không có lính Nga ở Crimea đấy thôi . Đối với họ ( nước Nga) , đây là trò hề . Đối với Ukraine và thế giới , đó là hành động của kẻ cướp .

  5. Thanh Doan viết:

    Anh em giaithich ho: the tai sao bon no khong de den 7-12 ,chi muon hon 1 thang,do mang tieng sai luat??Day co phai la mo dau cua chien dich quan su lon ,thach thuc the gioi? The nhung tai sao lai co thoa thuan ve khi dot? hoi mau thuan

    1. Ly khai họ muốn đối trọng “bằng vai phải lứa” với những gì đang diễn ra ở Kiev, anh bầu cử thì tôi cũng bầu cử, tôi ko kém cạnh. Còn khí đốt lại là vấn đề kinh tế, người cần mua kẻ cần bán bác ạ.

Trả lời Phạm Ngọc Bảo Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề