Tôi từ lâu đã quan tâm đến hiện tượng này – tại sao các thống kê ở Ukraina nêu một đằng, còn trên thực tế lại hoàn toàn khác? Tôi nghĩ rằng tất cả những ai đã từng đi khắp đất nước, sẽ luôn phải trăn trở với điều này. Bạn đi vào thành phố mà theo thống kê chính thức là một thành phố nghèo nàn xơ xác. Khi bạn đến, tất cả mọi thứ nhìn có vẻ khá tốt đẹp và thậm chí rất giống khung cảnh ở châu Âu. Hoặc ngược lại – bạn đi đến trung tâm công nghiệp, nơi mà các ống khói công nghiệp khổng lồ liên tục nhả khói. Và khi đến nơi bạn sẽ nhìn thấy quang cảnh kinh dị, u ám và tan hoang.
Khi tôi bắt đầu viết blog, tôi từng mong muốn nó hoàn toàn dành cho các chủ đề về Donbass. Tôi đã viết về Donbass trong một vài năm, đi khắp khu vực, tôi đã thực hiện hàng ngàn bức ảnh. Mặc dù số liệu chính thức luôn nói lên rằng Donbass là đầu tầu của nền kinh tế Ukraina, nơi đó có mức lương cao nhất trong cả nước, trên thực tế, ở Ukraina không có khu vực nào mà lại không bị phá hủy và bị trầm cảm đến như vậy. Ngoại trừ Tp. Donetsk, Mariupol và một phần của Tp. Lugansk (có một vài vị trí) tại hai khu vực miền đông không thể có bất kỳ một thành phố nào, mà ở đó bạn cảm thấy được thoải mái. Tất cả các thành phố Donetsk và khu vực Lugansk trước chiến tranh đã hoang tàn như thể chiến tranh đã từng đi qua.
Lần đầu tiên tôi đến miền tây Ukraina vào năm 2008. Trước đó, tôi, giống như phần lớn các cư dân của Donbass, tôi đã bị thuyết phục rằng ở đó là một sự hoang tàn khủng khiếp và đói nghèo triền miên. Các khuôn mẫu về “bọn Bandera, bọn người mà không biết sản xuất bất kỳ một cái gì” được tuyên truyền một cách mạnh mẽ vào trong tiềm thức của quần chúng ở phía Đông, đến nỗi tôi thậm chí không nghi ngờ gì về tính chân thực của quan niệm đó. Nhưng khi tôi đến nơi, mới rõ ràng rằng trong thực tế không có ai ở đó sống bằng tiền lương chính thức và lương hưu, như được hiển thị trong thống kê.
Trước tiên làm thế nào để đánh giá xem thành phố đang phát triển, hoặc ngược lại – đang suy giảm? Để tiến hành đánh giá khách quan, trước tiên cần phải dựa vào báo cáo về khối lượng nhà ở được xây dựng. Nếu việc xây dựng đang triển khai tích cực, có nghĩa là thành phố đó là hấp dẫn đối với cuộc sống, thành phố đang phát triển và nhiều người sẵn sàng đầu tư vào bất động sản. Ở các thành phố miền Tây Ukraina, điều đầu tiên mà đập ngay vào mắt tôi, như với người đàn ông từ miền Đông tới, là số lượng lớn các dự án đang xây dựng. Lấy ví dụ, Khmelnitsky, nơi mà chúng tôi coi là thị trấn nghèo và nhàm chán, không hấp dẫn của một tỉnh lẻ. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ở đó đang xây dựng những khu dân cư lớn gồm các nhà mới, nhiều tầng và quảng cáo bất động sản treo xung quanh thành phố, thậm chí có rất nhiều quảng cáo ở thủ đô.
Trong Tp. Khmelnytsky chỉ có 260 nghìn người sinh sống. Tại khu vực Donetsk, có một số thành phố lẻ có thể được so sánh với thành phố trung tâm của khu vực này. Một số lượng dân số tương đương như thế đã sống trước chiến tranh ở Gorlovka. Nhưng ở Tp. Makeyevka dân số lớn hơn 100.000 người. Tuy vậy ở những thành phố này không hề có sự xây dựng những căn nhà mới. Tôi nhớ rằng không hề có bất kỳ một tòa nhà cao tầng nào, được xây dựng trong Makeyevka và Gorlovka vào những năm 2000. Trên khắp vùng Donbass đều thấy một quá trình ngược lại – nhiều người không sống ở đó nữa, nhiều người dân đã bỏ đi nơi khác. Đã có rất nhiều căn hộ bỏ hoang và những căn nhà đổ nát trong khu vực tư nhân. Và điều này đã diễn ra từ lâu, diễn ra từ trước khi xảy ra chiến tranh, không ai có thể dự đoán tương lai ở đó.
Mặc dù ở Gorlovka, cũng như ở Makeyevka, và cả ở Tp. Yenakiyevo ngành công nghiệp nặng hoạt động liên tục, than chất thành núi bên các hầm mỏ, nhưng không hiểu tại sao ở đó không hề xây dựng những căn nhà mới. Chắc hẳn là người dân ở đó không có nhu cầu xây dựng nhà ở và mọi người chỉ đơn giản là không có đủ khả năng để mua nó. Các thợ mỏ, các nhà hóa học và thợ luyện kim đã không có đủ tiền, mặc dù mức độ tiền lương trong khu vực Donetsk là cao hơn đáng kể về thống kê so với Khmelnitsky. Ở đây có một điều gì đó không thể giải thích nổi- Trong các thành phố thuộc miền Tây Ukraina mức độ tăng trưởng không biết lấy từ đâu ra, tiền xuất hiện dường như là từ không khí, và ở miền Đông, thu nhập của người dân chính thức cao hơn, công nghiệp phát triển, nhưng đồng thời nhiều người đã bỏ đi, dân số giảm và bất động sản không có gí trị cần thiết.
Nào hãy cùng phân tích xem bản chất của sự việc ở đâu?
Hãy xem Tp. Yenakiyevo, đây là một trong những trung tâm luyện kim của cả nước, ở đó cho đến năm 2014 có khoảng 100 nghìn người. Vào giữa những năm 2000, khi giá kim loại đều ở mức cao, các nhà máy địa phương tắm trong lợi nhuận. Giá trị của cổ phiếu EMZ trên thị trường chứng khoán PFTS tăng hơn 1000% trong năm 2007. Có vẻ như rằng thành phố đã phát triển. Nhưng trong thực tế, chủ sở hữu của EMZ Rinat Akhmetov thậm chí không bận tâm đến việc xây dựng trên khuôn viên của nhà máy hệ thống xử lý nước thông thường. Tổ hợp Yenakiyevo luôn trong tình trạng ô nhiểm và lỗi thời trong sản xuất công nghiệp, Các máy móc được thiết kế và lắp đặt từ thời những năm 1939. Bởi vì vậy, trong thành phố, cứ mỗi mùa đông, tuyết mỗi lần rơi đều có mầu đen, và tất cả các ngôi nhà ở trung tâm được bao phủ bằng một lớp bồ hóng. Và nếu nhà máy còn ở trong tình trạng như vậy, thì có ý nghĩa gì khi nói về phần còn lại của thành phố. Theo cảm nhận của tôi, Yenakiyevo cho đến năm 2014 là thành phố tồi tệ nhất để sinh sống trong khu vực Donetsk. Một số thay đổi tích cực tối thiểu chỉ được bắt đầu khởi xướng sau khi ông Yanukovych đã trở thành tổng thống, nhưng ngay cả dưới thời ông ta thành phố vẫn là dơ bẩn và cổ lỗ.
Đây là đường phố ở trung tâm, không xa chợ trung tâm. Đường xá thậm chí không được phủ Asphalt, xung quanh chỉ có một vài căn nhà tư xập xệ. Người dân sống tại một trong những trung tâm công nghiệp của đất nước như vậy đấy, nơi đó cho đến nay vẫn còn là nguồn gốc cho sự tăng trưởng nguồn vốn của nhà tài phiệt giàu nhất Ukraina. Hình ảnh này tôi thực hiện trong tháng 12 năm 2012. Kể từ đó đến nay, thành phố này thậm chí còn tồi tệ hơn.
Ж
Cư dân Yenakiyevo có lẽ cũng không thể hiểu hiện tượng này. Tại sao họ đã lao động rất nhiều trong các hầm mỏ và nhà máy, thế mà sống tồi tệ hơn so với những người ở những nơi mà nền công nghiệp nặng gần như không có? Chính sách của Đảng Các khu vực trong một thời gian dài giải thích cho họ rằng đó là do Donbass phải hạch toán chi phí của mình để bao cấp cho cư dân của khu vực miền Tây đói nghèo. Tuy nhiên, huyền thoại này không có gì phù hợp với thực tế. Trong thực tế, người lao động của những ngành công nghiệp Donbass khổng lồ đã nuôi béo duy nhất có ông chủ sở hữu của họ – tức là, các đầu sỏ chính trị Ukraina, kẻ mà đã tìm cách trốn thuế thông qua việc sử dụng các công ty nước ngoài (offshore) và đưa tất cả các lợi nhuận ra nước ngoài.
Dưới đây là một danh sách ví dụ các đối tượng nộp thuế lớn nhất trong năm 2012. Có hai công ty Donbass lớn thuộc Rinat Akhmetov – Metinvest và DTEK. Tuy nhiên, đóng góp cho ngân sách có thể so sánh với sự đóng góp của hai công ty thuốc lá – “JT quốc tế Ukraina” và “Philip Morris”. Trong thực tế, hai nhà máy thuốc lá nằm ở Kremenchug và Kharkov, đã trả 13,8 tỷ grivna cho ngân sách, còn tất cả vương quốc than đá- luyện kim ở Donetsk của tỷ phú Akhmetov chi trả -. 15,4 tỷ grivna. Rõ ràng rằng với đóng góp đó thì lấy đâu ra tiền để còn tài trợ và bao cấp cho những người dân ở miền Tây nghèo khó.
(Bảng minh họa đóng góp cho ngân sách của các đại công ty ở Ukraina 2012 –độc giả chú ý đến mục số 2 – Metinvest và số 4 Dtek, ND)
Tất nhiên, điều này không phủ nhận một thực tế rằng các nhà máy trong Yenakiyevo, Mariupol, Makeyevka và các thành phố khác đang thực sự làm việc và sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, các sản phẩm được xuất khẩu và là những nguồn chính đem lại ngoại tệ. Chỉ có điều là Ukraina nhận được gì tù những hoạt động đó? Tiền bạc dù sao vẫn chảy vào các tài khoản Offshore ở nước ngoài của các ông chủ tài phiệt.
Tôi sẽ không nêu cụ thể sơ đồ nhận và chuyển tiền vào offshore của tỷ phú Akhmetov và các chủ sở hữu khác trong ngành công nghiệp ở Donetsk. Những số liệu đó có đầy trên mạng. Trang “Ukrrudprom” mô tả tả rất chi tiết về các công ty “offshore” của Akhmetov, cách đây không lâu sau khi vụ bê bối với danh sách offshore Panama được công bố, mới phát hiện ra là Boris Kolesnikov đã chuyển bao nhiêu tiền vào công ty offshore “Conti” của mình. Không còn là điều bí mật rằng các đầu sỏ chính trị Ukraina đã trốn thuế trước đây ra sao, và đến nay họ vẫn tiếp tục trốn thuế, vẫn tiếp tục giấu và chuyển tiền của họ ra nước ngoài.
Những người dân thuộc miền Tây Ukraina đã kiếm tiền từ đâu? Họ làm thế nào có được tiền để mua bất động sản ở các thành phố và biệt thự ở tại các làng quê?
Hãy bắt đầu với một thực tế rằng các nền kinh tế của khu vực phía Đông và phía Tây của Ukraina có sự khác biệt đáng kể. Nếu cơ sở kinh tế của miền Đông – đó là ngành công nghiệp nặng, Các tập đoàn đầu xỏ thiểu số chính trị và các nhà máy khổng lồ, nơi có các tập thể của hàng chục ngàn người làm việc thì ở miền Tây mọi thứ đều rất khó hiểu. Phần lớn dân cư ở đó hoạt động dưới hình thức kinh doanh bán hợp pháp hoặc bất hợp pháp, và hầu hết các nền kinh tế nằm trong bóng tối.
Trong khía cạnh này không có những thống kê hợp lý, tôi kết luận như vậy là hoàn toàn dựa theo cảm tính của mình. Vấn đề là người dân ở các vùng miền Tây chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực kinh tế ngầm, ở đó tương đối dễ trốn thuế. Đó là các ngành như kinh doanh du lịch (cho thuê nhà ở, giao thông, việc cung cấp các dịch vụ khác nhau), buôn bán nhỏ, buôn lậu, khai thác bất hợp pháp hổ phách, khai thác gỗ bất hợp pháp hoặc thậm chí làm việc ở nước ngoài. Trong mỗi lĩnh vực có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn người làm việc. Và họ có xu hướng kiếm tiền rất tốt có thu nhập cao hơn nhiều so với số liệu thống kê. Tất cả những người này, tất nhiên, họ sẽ cười khảy khi nghe chuyện một thợ mỏ ở Krasnodon, những người đã đóng góp tích cực vào việc chuyển tiền ra nước ngoài của tập đoàn DTEK (AKHMETOV), nói rằng họ sống bằng tiền lao động của anh ta.
Trong thực tế, cả ở miền Đông lẫn miền Tây Ukraina đều trốn thuế. Và các đầu sỏ chính trị Donbass cũng như các nhóm buôn lậu nhỏ lẻ từ các khu vực Lviv đều giống nhau trong ý thức của họ là lừa nhà nước và không trả thuế cho ngân sách quốc gia. Nhưng sự khác biệt về cấu trúc của các nền kinh tế của phía Đông và phía Tây ở chỗ là trong trường hợp đầu tiên các doanh thu của kinh tế ngầm vẫn chủ yếu nằm trong tay của người dân địa phương, và trong trong trường hợp thứ hai – nằm hết trong tay chủ sở hữu của những xí nghiệp công nghiệp khổng lồ. Nếu như ở vùng Lviv và ở Volyn, hàng ngàn người dân có được doanh thu từ kinh tế ngầm bằng cách hàng ngày đào hổ phách hoặc buôn lậu thuốc lá điếu vào Ba Lan, thì một công nhân ở Yenakiyevo thuộc tổ hợp Nhà máy luyện kim không có gì để giấu diếm. Anh ta chỉ có được trơ trọi một mức lương cố định, còn ngoài ra chỉ có chủ nhân của anh ấy mới có doanh thu ngầm và khấu trừ chỉ lợi nhuận.
Hãy xem xét một ví dụ. Đây là Skhodnitsa. Một ngôi làng nhỏ trong khu vực Lviv gần Truskavets. Rất nhiều khách du lịch đến đây để uống nước khoáng và hít thở không khí miền núi trong lành. Nhìn bề ngoài có cảm tưởng như nơi đây không phải là một ngôi làng nằm ở Ukraina. Có thể giả định rằng bức ảnh này là một địa điểm trên đất Ba Lan hay Hungary. Vẻ đẹp của mặt tiền xấu đi một chút là do có sự xuất hiện một công trình xây dựng dang dở của một khách sạn tư nhân.
Skhidnytsia không sản xuất gì cả, ở đây không có nhà máy với ống khói khổng lồ. Nhưng ở đây, khắp nơi từ trong lòng đất chảy ra những mạch suối khoáng. Điều này thu hút khách du lịch và cũng cho phép người dân có cơ hội kiếm tiền từ dịch vụ du lịch. Rõ ràng, theo thống kê về Skhidnytsia – ở đó chỉ ghi là một làng quê Ukraina nghèo khó. Nhưng trong thực tế, khắp nởi đều thấy những căn nhà và biệt thự đẹp 2-3 tầng.Cũng có nhiều khu phức hợp khách sạn, nhưng tập trung ở đó là những khách hàng giàu có hơn. Đối với những người không có nhiều tiền, họ thường chọn thuê nhà ở khu vực tư nhân. Khắp nơi, trước cổng nhiều nhà có treo những thông báo về việc cung cấp nhà ở cho thuê. Hầu như mỗi nhà tư nhân là một khách sạn mini, nơi đó có các phòng cho thuê.
Kế hoạch kinh doanh tương đối đơn giản. Đầu tiên, một cư dân của làng đi làm việc ở Ba Lan, Italy hay Tây Ban Nha, nơi đó anh ta kiếm được một vốn khởi đầu. Sau đó anh ta dùng số tiền này để thay thế túp lều cũ của mình bằng cách xây dựng một căn biệt thự rộng rãi. Nhà xây xong, chủ nhân bắt đầu cho thuê chỗ ở và kinh doanh cho thuê đối với khách du lịch. Ngược lại với các Crimea, nơi mà mùa du lịch kéo dài chỉ trong 3 tháng, dân du lịch đi nghỉ ở vùng núi Carpathian cả vào mùa hè lẫn mùa đông. Mùa du lịch ở Skhidnytsia kéo dài quanh năm.
Ở đâu có dòng chảy của khách du lịch – ở đó có thương mại. Skhodnitsa nằm gần biên giới Ba Lan, vì vậy thị trường nội địa chủ yếu là giao dịch lậu. sản phẩm châu Âu được bán với giá vô lý, những gói cà phê có thể có giá rẻ hơn gấp đôi so với giá ở siêu thị Kiev. Trên khay, bạn có thể tìm thấy bất cứ điều gì bạn muốn – từ chai rượu Wishky không gắn mắc thuế tiêu thụ đặc biệt, mì sợi đặc biệt, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đến các hóa chất gia dụng. Đôi khi du khách xếp hàng để mua bán. Thương mại khá công khai. Không ai can thiệp vào kinh doanh vì lý do bán hàng lậu thuế.
Đương nhiên, tất cả điều này là bất hợp pháp. Và theo hướng ngược lại qua biên giới, buôn bán hàng lậu còn nhộn nhịp hơn với số lượng lớn.
Cư dân của Donbass cho rằng dân miền Tây đã xảo quyệt sống bằng tiền thuế của họ, sản xuất không có gì, và lừa dối nhà nước. Nhưng trong thực tế, chính nhà nước bị dân của cả hai miền lừa dối. Cư dân miền Đông, do không hiểu rằng chỉ góp phần làm giầu cho các công ty Offshore của tỷ phú Akhmetov và các đầu sỏ chính trị khác, đã ngẫu nhiên trở thành đồng phạm của sự làm giàu bất hợp pháp. Những người ở miền Tây, chủ yếu là lao động tự do, vì vậy thu nhập của họ dành cho chính bản thân họ, một phần để hối lộ cho các quan chức tham nhũng. Đó là những người được trả tiền hối lộ để tạo cho họ cơ hội làm việc.
Các tài phiệt Donetsk giấu lợi nhuận của họ trong tài khoản các công ty offshore của họ ở nước ngoài để trốn thuế. Còn kẻ đào hổ phách ở Volyn không cần bất kỳ ở offshore ở nước ngoài nào bởi vì ngành công nghiệp này là hoàn toàn trong bóng tối. Những đề án là khác nhau, nhưng ý nghĩa là như nhau – không phải thuế nộp vào ngân sách.
Ở miền Tây Ukraina, có một cái gì đó giống như tình trạng tự do, hỗn loạn. Ở miền Đông – đi theo trục thẳng đứng. Trong trường hợp đầu tiên, thu nhập từ các hoạt động của khu vực phi chính thức được phân chia giữa hàng ngàn người, trong trường hợp thứ hai – một nhóm nhỏ các ông chủ của cuộc sống, mà để duy trì vị trí này đã thường xuyên lừa rối giai cấp công nhân rằng họ sống tồi bởi vì phải nuôi nấng những kẻ “lười biếng-miền tây”.
Có lẽ đây là sự khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế của khu vực miền Đông và miền Tây của Ukraina, từ đó đã tạo ra các dấu ấn và cách sống của người dân địa phương.
Bài viết của blogger, nhà báo, phóng viên của nhiều báo và chủ biên tạp chí “chính quyền thứ tư” – Denis Kazan
Nguyễn Hoàng Lân dịch
theo http://politolog.net
Tác giả giỏi quá!