Rosneft: Sẽ không tiếp tục thăm dò tại Biển Kara trong năm 2015 vì thiếu công nghệ

Tập đoàn khai thác dầu mỏ do nhà nước kiểm soát Rosneft (ROSN.MM) sẽ không thể tiếp tục khoan ở Biển Kara trong năm nay. Sau phương Tây áp đặt trừng phạt Tập đoàn dầu mỏ Mỹ Exxon Mobil (XOM.N) đã ngừng hợp tác với Rosneft, gây trở ngại lớn cho tham vọng khai thác năng lượng của Nga. Theo hai nguồn tin từ tập đoàn này cho biết.

Việc chậm trễ thăm dò sẽ là một đòn giáng mạnh vào Rosneft, mục tiêu đầy tham vọng của Tổng thống Nga Putin là tăng sản lượng dầu mỏ nhằm thống trị thị trường dầu mỏ thế giới thông qua tìm kiếm tại Bắc Cực, nơi Moscow đánh giá có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Vào tháng Chín năm ngoái, Rosneft tuyên bố đã tìm thấy dầu ở Biển Kara sau khi khoan cùng Exxon tại khu vực Universitetskaya-1. Biển Kara là một phần của Bắc Băng Dương, nằm ở phía bắc Siberi. Nguồn tài nguyên dầu mỏ tại Biển Kara được ước tính lớn tới mức có thể so sánh với Ả Rập Saudi.

Tập đoàn Rosneft muốn khởi động lại công việc khoan trong năm nay tuy nhiên Exxon buộc phải ngừng hợp tác do tuân thủ lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ.

Theo nguồn tin thứ hai từ Rosneft cho biết “Năm 2015 sẽ không khoan thăm dò tại đây. Hiện tại chúng tôi không có giàn khoan thăm dò (công nghệ) và quá muộn để thực hiện dự án này. Dự án ban đầu được tạo ra bằng công nghệ của Exxon”.

Khi được hỏi về thông tin này tập đoàn Rosneft cho biết: “Trong năm 2015 Rosneft sẽ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan đến giấy phép thăm dò địa chất tại vùng biển Kara.”

Thông thường giấy phép cung cấp cho công ty sẽ kèm theo thời gian để hoàn thành công việc. Nhưng Rosneft đã không cho biết trong giấy phép cung cấp thời gian hoàn thành công việc là bao lâu. Có nghĩa trong năm nay Rosneft buộc phải gia hạn thêm thời gian khi không đặt mũi khoan nào tại Biển Kara.

Nguồn tin thứ hai của tập đoàn Rosneft cho biết thêm tập đoàn có dự định sẽ tiếp tục khoan trở lại vào năm 2016. Nhưng sản xuất để cung ứng ra thị trường vào thời điểm hiện tại (theo kế hoạch ban đầu) sẽ phải kéo dài qua năm 2020.

“Thông thường phải mất 8-10 năm kể từ khi khoan mũi khoan đầu tiên và thu được dòng dầu đầu tiên trên biển sau đó mới có thể cung ứng ra thị trường, nhưng hiện nay tình hình rất khó khăn”.

Nga là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới và đạt sản lượng  cao nhất kể từ thời kỳ hậu Xô viết. Trung bình khai thác dầu đạt 10.580 ngàn thùng một ngày vào năm ngoái.

Nhưng họ cũng cần phải tìm kiếm những nguồn tài nguyên mới như Bắc Cực hay dầu đá phiến bởi vì nguồn tài nguyên chính của Nga hiện nay tại Tây Siberia đang cạn kiệt.

Phải tìm kiếm giàn khoan

Rosneft đã sử dụng giàn khoan West Alpha – thuộc sở hữu của công ty Na Uy North Atlantic Drilling nó là một con tàu lớn, lưu lại trên biển trong suốt thời gian thăm dò.

Giàn khoan đã được kéo trở về Na Uy vào giữa tháng mười sau khi hoàn thành tốt công việc tại Biển Kara vào cuối tháng Chín. Giàn khoan này được  Exxon thuê cho đến tháng Bảy năm 2016.

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt công việc khoan thăm dò tại Biển Kara chỉ hoạt động một vài tháng trong năm. Universitetskaya-1 là dự án thứ hai ngoài khơi Bắc Cực của Nga sau khi dự án  Prirazlomnoye đã hoạt động. Dự án Prirazlomnoye thuộc sở hữu của công ty Gazprom Neft (SIBN.MM).

Theo nguồn tin đầu tiên cho biết để điều chỉnh các dự án tại Biển Kara (tìm giàn khoan tương tự) phải mất nửa năm hoặc một năm, nếu tìm được trong thời gian sớm nhất cũng phải vào tháng tám năm sau mới tiếp tục công việc. Rosneft sẽ phải tìm kiếm một giàn khoan giống như vậy mới có thể tiếp tục công việc.

“Chúng tôi mong đợi quyết định tung ra gói thầu sớm nhất cho các nhà thầu có giàn khoan vào tháng Tư và tháng Năm. Sự lựa chọn nhà thầu sẽ minh bạch. Có nhiều giàn khoan ở Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc hoặc có thể từ North Atlantic Drilling, từ Lukoil (LKOH.Mn) tại biển Baltics”.

“Có rất nhiều giàn khoan thăm dò và điều này không phải là một vấn đề lớn ngay cả khi nó không chuyên dùng cho những vùng biển đóng băng vì nó có thể được nâng cấp… Sau khi giá dầm giảm hợp đồng thuê giàn khoan thăm dò và cung cấp tàu biển sẽ rẻ hơn bằng một nửa so với trước đây”.

Biện pháp trừng phạt của phương Tây đã ngăn chặn các công ty phương Tây làm ăn hợp tác với các công ty của Nga bao gồm cả Rosneft, như mua cấm bán, trao đổi công nghệ trong việc tìm kiếm tại vùng biển đóng băng, công nghệ khoan nước sâu, công nghệ về đá phiến sét và nhiều công nghệ khác.

Valery Nesterov, một nhà phân tích của Ngân hàng Sberbank CIB cho biết thách thức chính là sẽ không tìm được giàn khoan phù hợp nhưng nó sẽ giải quyết và đảm bảo an toàn cho các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực mà Nga còn lạc hậu và thiếu chuyên môn.

 Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 37 phản hồi cho bài viết “Rosneft: Sẽ không tiếp tục thăm dò tại Biển Kara trong năm 2015 vì thiếu công nghệ”:

  1. Truong Minh viết:

    Ko chi Nga ma Mi cung thiet hai ve kinh te.

  2. Anh Già viết:

    Theo Tổng thư ký Opec thì trong nay mai (cũng hơi xa) giá dầu có thể nổ tung lên đến 200$/thùng. Và cũng theo ông này gia dầu hiện tại đã chạm đáy. Nhắc nhở ai đi xe phân khối lớn xem xét nhé.

  3. Phúc Lai viết:

    Bao giờ giá dầu lên hở Anh Già?

  4. Anh Già viết:

    Thì ông Tổng thư ký cứ bảo “mai”. Cái này em lại nhớ đến một người đòi tiền đi hỏi nợ đến trước cổng thì thấy con nợ treo biển “Mai trả nợ”. Hôm sau người đòi tiền đến cũng thấy dòng chữ đó. Chưa biết khi nào. Nên nhắc mọi người phòng xa.

  5. Le HongAnh viết:

    á à, nếu TTK Opec mà thấy Anh Già hớn hở sắm xe phân khối lớn thì thế nào ổng cũng nâng giá dầu lên. Nghe dụ khị 1 tai thôi ợ!

  6. Anh Già viết:

    Bác Le HongAnh ơi em đi xe “lên cửa trước xuống cửa sau” bây giờ em mới hiểu là bác không cần đội mũ bảo hiểm là vì bác đội cả cái trần xe. Nhưng dẫu sao em vẫn mong nó đừng tăng cho dân nhờ.

  7. Le HongAnh viết:

    Theo tớ nếu 10 năm tới không có công nghệ khai thác nguồn năng lượng nào khác thay cho giá dầu thì nó vọt tới 200 thật, còn ngày nay nó giảm chỉ đơn giản vì công nghệ hiện tại tiết kiệm nhiên liệu đến ngưỡng tối ưu mà kinh tế thế giới phát triển cũng đến bão hòa nên giá giảm. Tình cờ anh Nga lại dựa vào dầu khí nhiều nhất nên lãnh chút đạn chứ Tư bổn nó chỉ tiện thể kết hợp trừng phạt thôi. Nga mà biết điều tức tốc nghiên cứu vụ phản ứng hạt nhân lạnh thì phương tây lại hít khói, nhưng phe hậu cs thì rất lười khâu ứng dụng công nghệ!

  8. Anh Già viết:

    HIiiiii em xem phim cảnh sát hình sự thấy thế này “chờ ý kiến chỉ đạo của anh”.

  9. Phúc Lai viết:

    Chắc chắn là giá dầu phải lên lại chứ, khai thác cạn kiệt thì chỉ có ít đi. Giá giảm chỉ là tạm thời thôi.

  10. Le HongAnh viết:

    ý kiến chỉ đạo là: Chờ!!!

  11. Anh Già viết:

    Về tương lai con người sẽ có nhiều nguồn năng lượng thay thế “mai”. Các nước có năng lượng cũng sợ nhỡ chưa kịp khai thác con người đã cho các mỏ dầu vào “di tích lịch sử” thì sao? Lão nên nhớ khả năng con người là vô hạn. Vào 10 năm về trước điện thoại cảm ứng chỉ có trong “thời đại Đô rê mi” nhé.

  12. Phúc Lai viết:

    Chờ hả? Dân Hà Nội có câu: “Chờ “Nghị” quyết”.

    Còn giá dầu thì Phương Tây họ biết thừa là có xuống có lên, chứ không có cái gì mãi lên mãi xuống, về tài chính thì họ chẳng bậc thầy, chứ không phải cái ông Putin đi lướt vàng đâu. Họ tính đủ ghì giá dầu đủ cho Putin liêng biêng là được rồi chứ ghì giá thấp lâu làm gì.

  13. Anh Già viết:

    Cái này thì em gật đầu đồng ý cái rụp. Châu Âu vẫn muốn giá dầu thấp vì họ không có.

  14. Phúc Lai viết:

    Đúng rồi, giá dầu thấp thì Mỹ sướng nhất, vì kinh tế Mỹ tiêu thụ nhiều năng lượng nhất. Sau đó đến Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản…

  15. Anh Già viết:

    Dầu ở Mỹ rẻ nhất. Mà còn nhiều mỏ đã khai thác đâu, nên mấy anh Nga mới bảo đánh Alaska là vì vậy.

  16. Phúc Lai viết:

    Đúng rồi, hôm lâu lâu mình viết là trữ lượng dầu của Mỹ phần ngon nghẻ nhất còn nguyên ở Alaska, mấy chú thanh niên nhao nhao lên cho là mình… phò Mỹ. Thích có số liệu đàng hoàng.

  17. Le HongAnh viết:

    Có điều này ít ai để ý: tương lai chuyện giá dầu sẽ phụ thuộc Mỹ năng động với công nghệ mới đến đâu? Nếu giả sử Mỹ nắm được ứng dụng nguồn năng lượng mới thì kinh tế mỹ sẽ nhanh chóng làm dôi dư lượng dầu rất lớn, khi ấy anh nào sống nhờ nó mới thực sự chết nhanh. Trong 10 năm có thể hiện thực điều này.

  18. Anh Già viết:

    Em thì nghĩ thế này. Khi nào Mỹ khai thác cấp tập, khai thác ngày đêm không ngơi nghỉ, hết công suất là khi đó Mỹ sẽ không dựa vào nguồn năng lượng dầu mỏ.

  19. Phúc Lai viết:

    Đều có lý cả, nhưng đó là những chuyện của 10 năm sau, chuyện của hôm nay là “Nga (của Putin) chịu được giá dầu thấp bao lâu nữa?”

  20. Le HongAnh viết:

    ậy… mỹ nó không đào nền nhà vậy đâu. rất nhiều hệ lụy khi khai thác kiệt cả khu vực mỏ dầu đấy. Nga chịu giá dầu thấp vô tư, vấn đề là ở chỗ bầu cử tới có ai xông ra đấu lão Pu không thôi.

  21. Anh Già viết:

    Trữ lượng dầu mỏ của Ả là hơn 270 tỷ thùng dầu. Mỗi ngày khai thác 9,6 triệu thùng. Một tháng khai thác 288 triệu thùng, một năm khai thác 3 tỷ 456 triệu thùng dầu. Vậy khoảng hơn 70 -100 năm sau Ả sẽ hết sạch dầu. Có lẽ 10 năm nữa nếu có duyên anh em mình cố gắng nuôi râu từ bây giờ mà vuốt nhỉ.

  22. Le HongAnh viết:

    với lại dầu khí dùng như ngày nay là rất phí, chẳng qua chưa có nguồn thay thế. Nếu có năng lượng mới thì dầu mỏ sẽ được dùng cho công nghệ khác, rất lạ là khác, chả ai vất bỏ mỏ dầu cả!

  23. Anh Già viết:

    Dầu khi đó dùng cho khảo cổ các hang đá, dùng làm đuốc. Chứ ai dùng dầu làm gì nữa anh. Hôi lắm.

  24. Phúc Lai viết:

    Không rõ anh Le HongAnh căn cứ vào đâu bảo “Nga chịu giá dầu thấp vô tư?”

  25. Anh Già viết:

    Lão không biết à? Nga bán chịu cho Transnistria 5 tỷ USD, bán rẻ dầu và khí cho Belarus, gạ Hàn Quốc Nhật bản gia nhập liên minh kinh tế Á-Âu bằng giá dầu và khí đốt. Dân Nga thui lợn bằng Gaz, sưởi ấm bằng Gã, mở cửa sổ bật bếp Gaz… nếu mà không chịu được giá dầu thấp sao hào phóng như thế chứ?

  26. Le HongAnh viết:

    Năm nay Nga hụt ngân sách do giá dầu chừng 10% dù dầu chiếm phân nửa GDP. Nếu phải chịu trong 2015 nữa thì cũng không lâu bởi giá thấp không đứng nổi 1 quý, chỉ là không lên quá cao nữa. Đầu vào của dầu hiện dao động 30-55 usd/thùng, tùy thuộc tự có công nghệ khai thác hay nhập. Nga còn có thể tăng sản lượng bù chút thiếu hụt. Tuy vậy chịu khó coi tụi dầu khí Nga trên web thì biết nó không lo nhiều, dù sao kinh tế Nga vốn ở mức thấp nên ảnh hưởng cũng bù trừ nhau: bán dc ít tiền đi nhưng chi phí cho sản xuất khác lại giảm v.v…Thôi làm vc chút, xin lão PL lúc khác có time đề cập sau

  27. Phúc Lai viết:

    Chưa rõ ý bác Le HongAnh lắm, tức là hết quý này giá dầu lên ợ?

  28. Le HongAnh viết:

    à, nó sẽ đứng ở trên 50 khá lâu chừng 2 quý, cuối năm có thể đến 60-70 thôi

  29. Le HongAnh viết:

    tớ chỉ khoái xăng VN đưng 15K/l, rẻ quá chạy nhiều lại hay phải sửa xe

  30. Phúc Lai viết:

    Thế thì Bạch Hổ của Việt Nam chết trước anh Le HongAnh ạ. Còn Dung Quất của lão Hổ Già được lợi.

  31. Le HongAnh viết:

    BH đang chết dần, còn BSR chết từ đầu mà, chỉ là con bị tật mấy cũng phải cố nuôi thôi

  32. Le HongAnh viết:

    trên báo ta thi thoảng đưa tin đấy: BH phí khai thác cao, còn BSR năm nay lỗ tiếp mấy trăm tỷ…

  33. Phúc Lai viết:

    Ai không thích điều này bác Le HongAnh?

  34. Anh Già viết:

    EM bận mất rồi tiếc quá chẳng mấy khi được nói chuyện với các anh. Em xl nhé anh Le HongAnh và Phúc Lai.

  35. Phúc Lai viết:

    Tui đi ngẩu, good nite!

  36. Le HongAnh viết:

    ai k thix điều gì? tớ thix giá xăng vừa phải, và đừng để kiểu lên nhanh xuống chậm, giá thấp lâu thì VNA sẽ phải hạ vé MB, tha hồ bay qua lại nam bắc

  37. Le HongAnh viết:

    ngẩu là thiên chức căn bản nhất của đời người…

Trả lời Anh Già Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề