Quyết tâm tăng vũ khí – hạt nhân, Nga không ngờ tài chính vơi dần

Nga sẽ cạn tiền nhanh hơn quá trình tái vũ trang và gia tăng kho vũ khí hạt nhân, – New York Times

Sức mạnh quân sự trong năm qua đã trở thành một chủ đề   quan trọng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây, nhưng kế hoạch của Nga tái vũ trang  và tăng cường kho vũ khí hạt nhân không tương xứng với khả năng tài chính của họ.

Theo báo cáo có sự tham khảo Tsenzor.NET ZN.UA.

Trên các trang của New York Times nhà báo Neil Makfarkyuhar đã nhận định như vậy khi nhắc lại những tuyên bố của Moscow dự định bổ sung kho vũ khí 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục  địa có chứa  đầu đạn hạt nhân. Một ngày trước đó Hoa Kỳ đã quyết định đưa vũ khí hạng nặng vào các nước vùng Baltic và Ba Lan. Và cũng trên lãnh thổ Ba Lan đã xuất hiện  5000 binh sĩ thuộc  Lực lượng Phản ứng NATO nhằm  ứng phó với khả năng  xâm lược có thể  của Nga.

Một số chuyên gia đã nói về khởi đầu của một cuộc “chạy đua vũ trang” mới vì căng thẳng quân sự giữa Nga và phương Tây trên nền tảng  cuộc chiến tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, cuộc đua  này diễn ra với một tốc độ chậm hơn so với thời chiến tranh lạnh. Vì một bên không thực sự muốn chi tiêu khoản tiền khổng lồ vào vũ khí, còn bên kia  thì thậm chí không có số tiền cần thiết theo yêu cầu.

Nga, do các vấn đề kinh tế,  không thể đủ khả năng để đặt mua ngay cả  vũ khí  mà Putin đã lên kế hoạch đến năm 2020. Sáu tháng trước đây, ông đã nói về 50 tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân. Bây giờ, con số đó giảm  mười. Đồng thời, ít nhất một quan chức cấp cao trong các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga công nhận rằng “ví tiền” của đất nước không thể đáp ứng cơn đói của điện Kremlin.

Các mối đe dọa từ “nhà nước Hồi giáo” và chương trình hạt nhân của Iran đang đẩy Moscow và Washington xích lại để hợp tác. Nhưng cùng một lúc, hùng biện quân sự làm lu mờ cố gắng ngoại giao. “Chúng ta phải hiểu rằng chúng tôi không còn sống trong một thế giới như cũ, thời  hai năm trước đây. Khi đó chúng tôi đã có cơ hội để bảo đảm an ninh thông qua các hiệp định và sự tin cậy lẫn nhau. Còn bây giờ tình hình đã rất khác.  Các công cụ chính để bảo vệ – đó là quân đội của mỗi nước” –  chuyên gia quân sự Nga Alexander Goltz cho biết. Ông nhắc lại rằng Nga gần đây đã tiến hành rất nhiều cuộc tập trận và các buổi hội thảo cho quân đội để bàn về “bảo vệ”  đất nước và chống lại phong trào cách mạng kiểu  như ở Ukraine.

Moscow ra nhiều tuyên bố hiếu chiến và  cho rằng  phương Tây sẽ không chú ý đến nó. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Và Nga hóa ra  bị bất ngờ vì chưa sẵn sàng để đối đầu với  Mỹ và EU. Một đằng cử  100.000 binh sĩ được đào tạo tốt và trang bị đầy đủ , xông vào  đất nước  láng giềng yếu ớt  để chiếm  Crimea –khác hẳn với việc làm  điều tương tự để đối đầu  với NATO. Nga không có đủ binh lính và vũ khí để làm như vậy. Vì vậy, theo các chuyên gia, Putin bèn đưa  vũ khí hạt nhân ra đe dọa.

Vì cuộc chiến tranh chống lại Ukraine nên ngành  sản xuất quân sự ở Nga bị ảnh hưởng, bởi vì nó phụ thuộc rất nhiều  vào các thiết bị Ukraine. Nhưng biện pháp trừng phạt của phương Tây không cho phép mua công nghệ của EU và Hoa Kỳ. Mặc dù thực tế  Nga – một trong những nhà xuất khẩu  vũ khí lớn nhất thế giới, nhưng Nga vẫn không thể tự  đáp  ứng được tất cả, đặc biệt là sau khi giá dầu và khí đốt giảm.

Trong chiến dịch tranh cử vào năm 2012, Putin đã hứa sẽ chi tiêu $ 400 tỷ đồng hiện đại hóa và thực hiện tất cả các chương trình xã hội. Bây giờ ông ta phải thừa nhận  rằng việc thực hiện kế hoạch này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, ông ta không rút lại lời hứa của mình. Hôm qua, ông cho rằng, vào năm 2020, 70% của các kho vũ khí của Nga sẽ được hiện đại hóa. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng nguồn tiền sẽ   sớm cạn hơn nhiều.

Điện Kremlin đã tăng ngân sách quân sự của mình lên 32% hồi mùa thu năm ngoái. Và bây giờ nó đã bắt đầu giảm dần, đặc biệt, ngày hôm qua có quyết định giảm chi tiêu  4%. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov nhắc nhở về các kế hoạch để mua 2.300 xe tăng “T-14 Armata” trong 5 năm tới. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng tiền dành cho việc thực hiện  một kế hoạch lớn như vậy là chưa đủ.  Các chi phí sản xuất một chiếc xe tăng Nga mới lên đến 250% so với tính toán ở Kremlin. Theo các chuyên gia, việc sản xuất  rất khó đáp ứng được  kế hoạch đầy tham vọng của chính quyền Nga. Do vậy, những tuyên bố mạnh về việc tái vũ trang quân đội chẳng qua chỉ mang tính chính trị nhằm tuyên truyền rằng Putin có thể đưa đất nước trở về vị trí “siêu cường” trên thế giới.

Nguyễn Hoàng Lân, theo censor.net.ua


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề