Quân đội Ukraina trong những năm độc lập

Tại Kiev, ngày 24 tháng 8 đã tổ chức một cuộc duyệt binh lớn, cái mà đã tóm tắt sự phát triển của quân đội trong suốt 25 năm độc lập. Như một kết quả của những cuộc cải cách thất bại và đã giảm ồ ạt hàng loạt quân trang quân dụng của quân đội Ukraina hùng mạnh. Ukraina từ một quốc gia có vũ khí hạt nhân đã biến thành một nước đã không thể bảo vệ được lãnh thổ của mình trong sự can thiệp của LB Nga. Ukraina đã buộc phải xây dựng lực lượng vũ trang lại từ đầu, điều mà các chuyên gia cho rằng, vẫn còn chậm hơn nhiều so với hoàn cảnh đòi hỏi.

SAU NĂM 1991

Di sản của Liên Xô để lại, Ukraina đã nhận được một đội quân rất lớn với con số tới 980.000 quân lính. Trong sự cai quản của Bộ Quốc phòng Ukraina đã nắm khoảng 20 nghìn chiếc Xe tăng và xe chiến đấu bọc thép (BBM), 1500 máy bay chiến đấu, 350 tàu chiến các loại, khoảng 18 nghìn khẩu pháo, hơn 1.200 đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và hơn 2.600 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Những điều nói trên đã làm cho Ukraina là một quốc gia hùng mạnh về quân sự và đứng thứ ba trên thế giới về năng lực vũ khí hạt nhân.

Nhưng với vũ khí hạt nhân thì đã chia tay. Khước từ loại vũ khí này đã được xem xét trong phương thúc quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ trang được quốc hội Ukraina thông qua vào ngày 11 Tháng Chín năm 1991. Và trong năm 1992, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu. Thỏa thuận này đã thiết lập đối với Ukraina lượng trần tối đa cho phép đối với quân số trong quân đội và ngay lập tức xem xét việc thu hồi từ các đơn vị chiến đấu ít nhất 5.300 xe tăng, 2.400 xe chiến đấu bọc thép và 477 máy bay. Kể từ đó và cho đến đầu cuộc chiến sự tại Ukraina xảy ra vào mùa xuân năm 2014 sự phát triển quân đội Ukraina đã theo con đường của giảm trưg quân bị với một kinh phí hoàn toàn không đủ, đã không thể đáp ứng ngay cả những yêu cầu tối thiểu (xem. Biểu đồ dưới đây).

_01_104

Vào cuối năm 1995, quân đội Ukraina đã giảm quân số hơn 400 nghìn người, và vào giữa năm 1996, Ukraina đã từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hầm phóng tên lửa hạt nhân cuối cùng ICBM đã bị thanh lý loại bỏ vào mùa thu năm 2001 tại huyện Pervomaisky của tỉnh Nykolayev.

Đổi lại, đối với tình trạng phi hạt nhân của Ukraina thì vào ngày 05 tháng 12 năm 1994 đã ký kết Biên bản ghi nhớ ở Budapest, các thành viên “hạt nhân” lúc đó ngồi vào bàn ký là Nga, Anh và Mỹ. Những người ký đã cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và biên giới hiện có của Ukraina. Vấn đề vi phạm bởi LB Nga về các quy tắc của bản ghi nhớ Budapest đúng vào năm 2014 trong lúc sáp nhập Crưm và tham gia của quân đội Nga trong cuộc chiến ở Donbas. Thêm vào đó là Ukraina đã chia cho nước láng giềng phía bắc của mình phần kho vũ khí hạt nhân của mình, đã chuyển giao cho Nga 11 máy bay ném bom chiến lược và 581 tên lửa hành trình trong việc thanh toán nợ nần khí đốt.

CẢI CÁCH TRONG QUÂN ĐỘI

Cho đến tận tháng 3 năm 2014 Liên bang Nga đã không xem lãnh đạo quân sự-chính trị Ukraina là kẻ thù. Điều này đã được khẳng định vào ngày 23 tháng năm 2012, lúc đó thư ký của Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng Ukraina là Andriy Klyuyev, khi ông ta trình bày trước quốc hội phiên bản tiếp theo của cải cách quân sự. “Trong 5-7 năm tới xâm lược vũ trang chống lại đất nước chúng ta là rất ít có khả năng” – ông nói, giải thích lý do tại sao quân đội Ukraina vẫn còn đủ thời gian để tiến hành cải cách.

Chỉ có ba nỗ lực cải cách các lực lượng vũ trang của Ukraina đã được thực hiện trước khi có sự can thiệp của Nga. Tất cả các chương trình này đã giả định chuyển đổi đầy đủ với một đội quân hợp đồng và thành lập  các lực lượng cơ động để giải quyết các xung đột địa phương nếu có. Một số tin rằng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai và sự sụp đổ của Liên Xô thì sẽ không có các cuộc xung đột quân sự với việc sử dụng lớn lực lượng quân đội ở đất nước chúng ta.

Việc thực hiện chương trình đầu tiên đã được bắt đầu vào năm 2002. Khi, vào năm 2005, khi ông Viktor Yushchenko đã làm tổng thống, đó có được một chương trình nhà nước mới về cải cách và phát triển Quân đội Ukraina. Tuy nhiên, vào năm 2009 nó đã bị đình chỉ do thiếu các nguồn vốn. Với cùng một lý đó mà cho tới tận bây giờ chưa thực hiện được ba mục tiêu chương trình tái vũ trang, đã được phê duyệt vào năm 2007. Đó là về xây dựng một tàu hộ tống mới cho Hải quân, trang bị cho Quân đội tổ hợp thiết bị tiên tiến tên lửa chiến thuật “Sapsan” và cung cấp xe tăng hiện đại “Oplot”. Thay vào chỗ “Oplot” thì trong năm 2005, đã chi cho ngân sách quốc phòng đối với loại xe tăng T-64 – BM “Bulat”. Những chiến xe này đang chiến đấu ở Donbas. Mặc dù, theo giám đốc cơ quan thông tin và tư vấn Defence Express, Sergey Zgurtsa xe “Bulat” không hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của thời gian: “Nó quá nặng và không cho phép tiến hành các hoạt động chiến đấu về ban đêm”.

Chương trình thứ ba của cải cách và phát triển các lực lượng vũ trang Ukraina đến năm 2017 đã được phê duyệt bởi Viktor Yanukovych vào ngày 02 tháng chín năm 2013. Thiếu vốn nguồn tài chính dự kiến ​​sẽ được bù đắp bằng việc thực hiện bán các tài sản quân sự dư thừa. Kể từ năm 2014, ông đã hủy việc tuyển quân theo nghĩa vụ quân sự, tuyên bố chuyển sang nhập ngũ quân đội theo việc ký kết trên cơ sở hợp đồng. Trên thực tế là số lượng quân lính của quân đội Ukraina vào năm 2013, đã giảm xuống tới mức thấp lịch sử (hơn 165.000 người), và quân đội không thể đẩy lùi được sự xâm lược của Nga. Sau khi bắt đầu xảy ra các trận đánh nhau ở Donbas thì quân số trong quân đội mới bắt đầu tăng, bây giờ đã đạt tới 250.000 người. Bắt đầu tích cực cung cấp vũ khí và trang thiết bị. Ukraina đã chú ý hơn về việc cung cấp nguồn tài chính cho quân đội, đã chi trong năm 2016 cho các nhu cầu về an ninh, quốc phòng, một con số kỷ lục – hơn 110 tỷ UAH (5% GDP).

Cuộc duyệt binh cho thấy cái gì

Ngày 24 Tháng Tám tại quảng trường Khreshchatyk đã có khoảng 200 đơn vị chiến xe. “Đây là những mẫu mới được trang bị cho quân đội và Cảnh sát Quốc gia:. BTR-4,  xe bọc thép” Spartan ” và ” Dozor-B ” còn lại – là các loại vũ khí sản xuất của Liên Xô, nhưng vẫn còn có sức tàn phá đáng kể. Đó là những hệ thống pháo khác nhau, hệ thống phòng không Không quân, từ hệ thống chống tên lửa S-300 và “Buk”, cũng như hệ thống phòng không của lục quân, được giới thiệu bằng các tổ hợp “Osa” – Sergey Zgurets cho biết. Theo ông, hầu hết các nguồn dự trữ vũ khí của Liên Xô này hiện tại đang ném vào sửa chữa và hiện đại hóa.

Tuy nhiên, điều phối viên của nhóm ” Phản kháng thông tin ” đại biểu quốc hội Ukraina Dmitry Tymchuk, nói rằng quân đội của chúng ta đã được củng cố vững mạnh: ” Ở chúng ta đã xuất hiện các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, nhưng đơn vị mà hầu như không có trong năm 2014, đang mua và hiện đại hóa các loại vũ khí mới, và nếu chúng ta xét đầy đủ sự thất bại của 23 năm trước, mà sau đó tất cả những thứ đó đã được thực hiện trong vòng có hai năm – thì đó là rất tuyệt vời “. Tiếp tục phát triển quân đội, theo ông Zgurtsa, cần nên quan tâm việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho các lực lượng mặt đất.

Theo ông, sự thâm hụt này được giải thích bởi thực tế là tổ hợp công nghiệp quốc Ukraina không luôn kịp thời gian đáp ứng các đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng, bao gồm cả những người do quan điểm khác nhau về nhu cầu của quân đội và giá cả thực hiện các công việc. “Vì vậy, Bộ Quốc phòng hiện đang cố gắng tìm cách thay thế, có thể giảm chi phí và tăng tốc độ thực hiện dự án”, – Zgurets cho biết.

Mặc dù điều kiện ngân sách dành cho quốc phòng Ukraina tăng chưa từng có, tiền vẫn là không đủ, ông Tymchuk nói. “Kế hoạch 5% GDP cho an ninh quốc gia và quốc phòng, chúng ta đã gộp các khái niệm để cho thấy có tỷ lệ phần trăm cao.  Quốc phòng – Đó là quân đội.  Còn an ninh quốc gia – đó là các  cơ quan an ninh đặc biệt và các cơ quan thực thi pháp luật (cảnh sát và các cơ quan khác…). Cho nên trực tiếp cho quân đội tối đa chỉ có là 2% GDP.  Chỉ số này cho các cấp độ ôn hòa (chỉ cho giai đoạn không có chiến tranh hay gọi là thời bình – nv) của các nước NATO, còn ở chúng ta thì chiến tranh đang xảy ra, và GDP của chúng ta thấp hơn nhiều so với các nước NATO. Kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX đã cho thấy quân đội nên được cung cấp khoảng 20-30% GDP, nhưng nếu chúng ta sẽ làm như vậy, thì nền kinh tế của chúng ta sẽ sụp đổ. Do đó, khi chúng ta sẽ lên kế hoạch ngân sách cho năm tiếp theo, cần phải chia các khái niệm về an ninh quốc phòng và quân đội cần phải được bố trí ít nhất 3% GDP, “- Dmitry Tymchuk cho biết.

Ngoài ra cũng ngày hôm qua, doanh nghiệp nhà nước “Ukroboronprom” nhân ngày lễ kỷ niệm lần thứ 5 ngày thành lập đã trình bày các mô hình mới về thiết bị: mô hình đa hệ thống máy bay không người lái, chiến thuật không người lái đa phương tiện “Phantom”, pháo cối mới cỡ nòng 60-mm, được thiết kế theo tiêu chuẩn NATO, các loại tên lửa trang bị cho máy bay R-27, vũ khí bắn tỉa và trang thiết bị hiện đại khác.

СK2 (theo segodnya)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề