Putin đang lặp sai lầm ở Syria và Nga sẽ phải trả giá

Một trong những câu nói yêu thích của Phó Tổng thống Biden về chính sách đối ngoại là không bao giờ bàn tán với ai đó về những điều thuộc quyền lợi của họ. Đó là một quy tắc chung; Tôi nghe ông lặp lại câu nói này nhiều lần khi đang làm việc trong Nhà Trắng về chính sách Trung Đông. Nhưng với những hành động gần đây của Nga ở Syria, tôi tin rằng các quy tắc cần phải phá vỡ. Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể ưa thích một chiến lược quy mô, nhưng ở Syria ông đang phạm một sai lầm trong quá khứ đã ám ảnh ông và nước Nga vào thời gian sắp tới và sẽ diễn ra trong một thời gian dài.

Với bản thỏa thuận ngừng bắn do Nga – Mỹ ký kết ngày 12/9, chính quyền Obama đã đưa đến cho Putin lối thoát giúp Nga có một chiến thắng trọn vẹn. Cụ thể nếu thực hiện đầy đủ bản thỏa thuận này sẽ ngăn cản được sự thay đổi thể chế ở Damacus – lằn ranh đỏ mà Putin đã đưa ra sẽ được thực hiện trong tương lai gần; đẩy mạnh vị thế của Nga thành một thế lực lớn ở Trung Đông; tạo điều kiện thuận lợi về quân sự và hợp tác tình báo với Mỹ chống lại các nhóm khủng bố; giảm bớt xung đột gây tốn kém cho Nga; đảm bảo cho các căn cứ quân sự của Nga ở Địa Trung Hải. Theo quan điểm của Moscow đây là một ngày thành công.

Tuy nhiên Nga đang phá hủy thỏa thuận ngừng bắn khi đã hỗ trợ cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad oanh tạc dữ dội Aleppo. Ông Putin đã đẩy  cái giá phải trả lên rất cao khi hành động như vậy, không chỉ ở Syria mà còn chính bản thân nước Nga.

Thực ra không bao giờ và không có bất kỳ sự đảm bảo thỏa thuận ngừng bắn Hoa Kỳ – Nga sẽ được thực hiện, ngay cả khi Nga thể hiện thiện chí. Moscow có cơ sở khi gặp khó khăn để tách những tổ chức khủng bố thực sự ở Syria (như al-Qaeda liên quân với Jabhat al-Fateh Sham) từ các nhóm đối lập ôn hòa đang cùng nhau chiến đấu. Mặt khác tổ chức JFS và Nhà nước Hồi giáo sẽ vi phạm lệnh ngừng bắn bằng mọi cách, vì họ cho rằng việc thực hiện ngừng bắn sẽ dẫn đến sự hợp tác quân sự Nga – Mỹ để chống lại họ.

Cũng có thể chế độ Syria phải chịu trách nhiệm lớn hơn khi Nga ném bom đoàn xe cứu trợ của Liên Hợp Quốc cho Aleppo một vài ngày sau lệnh ngừng bắn bắt đầu – cũng có thể họ muốn trả đũa cho cuộc tấn công vô tình của liên minh vào các lực lượng Syria trong Deir al-Zour một vài ngày trước đó. Ngoài ra, cũng giống như Hoa Kỳ luôn luôn gặp phải khó khăn để kiểm soát các đồng minh như cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và cựu Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki (mặc dù có hàng trăm ngàn quân Mỹ trong cả hai quốc gia này), Nga có thể không kiểm soát được hoàn toàn Assad.

Tuy nhiên dù sao nếu Nga cố gắng thực hiện thỏa thuận ngừng bắn sẽ giúp Nga có vị thế tốt hơn là cách họ đã chọn.

Những bất lợi của Nga khi lựa chọn xé bỏ thỏa thuận ngừng bắn khi dội bom vào Aleppo.

Thứ nhất Nga và và Assad không thể giành chiến thắng, ngay cả với một chiến dịch ném bom lớn. Sau năm năm chiến tranh với hơn 100 ngàn binh sĩ, chiến binh thiệt mạng, chế độ Assad đã không có đủ nhân lực và giữ được các khu vực ở Syria. Ngay cả sau những sự kiện đã xảy ra như chết chóc, di dân, Syria vẫn là một nước Hồi giáo mà người Sunni chiếm đa số và nhiều người trong số họ sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại chế độ – dưới sự hỗ trợ và vũ trang của Ảrập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar. Cách Putin giúp Assad san phẳng Aleppo cũng giống như cuộc chiến tại nước công hòa Chechnya. Ông Putin có thể liên tưởng tới bài học của Liên xô tại Afghanistan. Hành động không quân Nga thảm sát dân thường trên diện rộng ở Syria rất có thể làm người dân căm thù dẫn đến các cuộc khủng bố chống lại nước Nga.

Thứ hai, Nga có thể phải trả giá cho Aleppo trong quan hệ với châu Âu và thế giới Ả Rập. Nền kinh tế Nga đã và đang phải chịu tổn thương nặng bởi giá dầu thấp và các biện pháp trừng phạt của phương Tây cộng hưởng với sự can thiệp quân sự tốn kém ở Ukraina và Syria. Hiện tại những triển vọng về sự hợp tác năng lượng giữa Nga với Ả Rập Saudi hay phương Tây dỡ bỏ trừng phạt sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, những yếu tố đó tiếp tục kéo chìm nền kinh tế nước Nga. Ả Rập Saudi và các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh khác có thể sẽ xem xét biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, đây lại thêm một đòn bẩy làm nền kinh tế Nga tiếp tục khó khăn cũng như muốn nói rõ sự không hài lòng của họ.

Thứ ba, hiện nay ông Putin sẽ phải xem xét phản ứng của Hoa Kỳ. Đó là bí mật mà chính quyền Obama đã xác định để tránh mọi sự leo thang ở Syria. Nhưng khi Putin kiên quyết lựa chọn chiến lược của mình, có thể dẫn đến Quân đội Hoa Kỳ sẽ được sử dụng để can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tại Syria. Tuy vậy cho đến nay Washington chỉ đã và đang hỗ trợ phe đối lập chống Assad trong nhiều cách khác nhau. Cũng vì chính sách quá mềm yếu của Obama nên Hoa Kỳ đang phải đối mặt với sự “xỉ nhục” và những thất bại. Vì vậy họ sẽ phải xem xét các lựa chọn khác để bổ sung hỗ trợ làm nước Nga tiếp tục tăng chi phí. Một trong những lựa chọn là vũ trang cho phe đối lập các loại tên lửa vác vai có khả năng tiêu diệt máy bay Nga và Syria trên Aleppo.

Chiến lược của chính quyền tiếp theo ở Hoa Kỳ cũng rất quan trọng để xem xét. Rất khó để nói “Tổng thống Donald Trump” sẽ làm gì ở Syria. Ông Trump có vẻ rất muốn gần gũi Nga nên ông Putin có thể tìm thấy sự đồng thuận từ ông Trump để hỗ trợ cho những kế hoạch của Nga. Tuy nhiên kịch bản nhiều khả năng xảy ra là bà Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo, ông Putin có thể phải đối mặt với một nhà lãnh đạo từ lâu đã muốn thiết lập vùng cấm bay ở Syria và hỗ trợ mạnh mẽ cho phe đối lập. Người luôn tỏ ra hoài nghi về ý định của Nga ở Syria và sẽ tìm mọi cách để tái khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Trung Đông.

Nhà ngoại giao nhấn mạnh Hoa Kỳ đã không từ bỏ thỏa thuận ngừng bắn và các cuộc gặp ngoại giao luôn để trên bàn. Cuối cùng, chỉ Putin mới là người quyết định lợi ích của mình, ông vẫn còn thời gian để làm điều đó.

Đức Dũng (theo Washington Post)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Putin đang lặp sai lầm ở Syria và Nga sẽ phải trả giá”:

  1. Phạm Thu Minh viết:

    Tại sao Hoa Kỳ ném bom vào quân đội Syria thì lại cho là nhầm ( hiện đại như Mỹ mà nhầm là sao ? Lại còn sau khi dội bom thì IS tấn công luôn ? ), còn đoàn xe cứu trợ bị dội bom lại cứ đổ riệt cho Nga trong khi không có chứng cứ gì ? 

Trả lời Phạm Thu Minh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề